Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 163 - 165)

7. Kết cấu của luận án

5.1.2. Kết luận về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọngtrong kiểm

toán

Từ kết quả kiểm định mô hình cho thấy, các nhân tố: chuẩn mực về báo cáo kiểm toán (BC), tính độc lập của kiểm toán viên (DL) năng lực của kiểm toán viên (NL), kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên (KVQMTN), giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin (GD), nhu cầu của người sử dụng thông tin (NC), kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về cảnh báo của kiểm toán (KVQMCB), chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ (CM) đều có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (sig. < 0.05) tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, khi xét về ảnh hưởng của các nhân tố tới các thành phần: khoảng cách hợp lý (RG), khoảng cách chuẩn mực (DS), khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) lại có sự phân nhóm rõ ràng giữa các nhân tố. Cụ thể:

- Nhóm nhân tố kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên (KVQMTN), giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin (GD), kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về cảnh báo của kiểm toán (KVQMCB) có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới khoảng cách hợp lý (RG) nhưng không ảnh hưởng đáng kể tới các khoảng cách chuẩn mực (DS) hay khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP). Có thể thấy các nhân tố kỳ vọng quá mức và sự hiểu biết về kiểm toán đều thuộc về đặc điểm của người sử dụng thông tin. Trong đó, kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên có mức độ ảnh hưởng lớn nhất. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về khoảng cách hợp lý của luận án khi chỉ ra rằng trách nhiệm phát hiện và ngăn chặn gian lận là hai công việc kiểm toán có mức độ khoảng cách lớn nhất trong số các kỳ vọng bất hợp lý.

- Nhóm nhân tố chuẩn mực về báo cáo kiểm toán (BC), nhu cầu của người sử dụng thông tin (NC), chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ (CM) có ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách chuẩn mực (DS) nhưng không có ảnh hưởng đáng kể (có ý nghĩa thống kê) tới khoảng cách hợp lý (RG) hay khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP). Nhu cầu cần có thêm nhiều thông tin về cuộc kiểm toán của người sử dụng thông tin hay mong muốn bổ sung, sửa đổi chuẩn mực kiểm toán nói chung và báo cáo kiểm

toán chính là nguyên nhân khiến cho người sử dụng thông tin cảm thấy không hài lòng với hệ thống chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Trong số các nhân tố này, người sử dụng thông tin cho rằng việc thay đổi, bổ sung chuẩn mực về báo cáo kiểm toán chính là vấn đề cần quan tâm nhất.

- Nhóm nhân tố tính độc lập của kiểm toán viên (DL), năng lực của kiểm toán viên (NL) chỉ ảnh hưởng đáng kể tới khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) trong khi không ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới khoảng cách hợp lý (RG) hay khoảng cách chuẩn mực (DS). Cả 2 nhân tố trên đều thuộc về đặc điểm của kiểm toán viên, những người thực hiện công việc kiểm toán. Đáng chú ý là người sử dụng thông tin đánh giá vai trò của tính độc lập của kiểm toán viên có sự ảnh hưởng lớn hơn hẳn so với năng lực của kiểm toán viên.

Về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, kết quả nghiên cứu cho thấy 8 nhân tố đều có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Trong đó, các nhân tố: Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán (BC), Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên (KVQMTN), Nhu cầu của người sử dụng thông tin (NC), Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin về cảnh báo của kiểm toán (KVQMCB), Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ (CM) có ảnh hưởng thuận chiều tới khoảng cách kỳ vọng. Các nhân tố: Tính độc lập của kiểm toán viên (DL), Năng lực của kiểm toán viên (NL), Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin (GD) có ảnh hưởng nghịch chiều tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố tới các thành phần và khoảng cách kỳ vọng nói chung được thể hiện qua Bảng 5.2.

Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính

Nhân tố Khoảng cách hợp lý (RG) Khoảng cách chuẩn mực (DS) Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (AEG) (1) Chuẩn mực về báo cáo kiểm

toán (BC)

- + 0.440 - + 0.331 (2) Tính độc lập của kiểm toán - - - 0.653 - 0.528

Nhân tố Khoảng cách hợp lý (RG) Khoảng cách chuẩn mực (DS) Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (AEG) viên (DL)

(3) Năng lực của kiểm toán viên (NL)

- - - 0.363 - 0.324 (4) Kỳ vọng quá mức của người

sử dụng thông tin về trách nhiệm của kiểm toán viên (KVQMTN)

+ 0.593 - - + 0.333

(5) Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin (GD)

- 0.471 - - - 0.333

(6) Nhu cầu của người sử dụng thông tin (NC)

- + 0.369 - + 0.217 (7) Kỳ vọng quá mức của người

sử dụng thông tin về cảnh báo của kiểm toán (KVQMCB)

+ 0.471 - - + 0.176

(8) Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ (CM)

- + 0.375 + 0.279

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)