Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 87)

7. Kết cấu của luận án

3.1.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu: (1) Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại và đo lường các thành phần cũng như khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán; (2) Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới khoảng cách kỳ vọng, luận án xây dựng hai mô hình nghiên cứu bao gồm:

(1) Mô hình 1: Mô hình nghiên cứu về các thành phần và khoảng cách kỳ vọng nói chung.

(2) Mô hình 2: Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng.

3.1.2.1. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Trước hết luận án xác định các kỳ vọng về kiểm toán của người sử dụng thông tin làm cơ sở để xác minh sự tồn tại cũng như đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Căn cứ vào tổng quan nghiên cứu, các thành phần của kỳ vọng về kiểm toán được đánh giá trong luận án bao gồm: kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên, kỳ vọng liên quan đến mức độ đảm bảo của kiểm toán, kỳ vọng liên quan đến thông tin truyền tải qua báo cáo kiểm toán.

Bảng 3.1: Tổng hợp thành phần của kỳ vọng kiểm toán

Kỳ vọng kiểm toán Các nghiên cứu tiền nhiệm

Kỳ vọng liên quan đến trách nhiệm của kiểm toán viên

Ủy ban Cohen (1978); Humphrey và cộng sự (1993); Monroe và Woodliff (1993); Porter (1993); Gay và cộng sự (1998); McEnroe và Martens (2001); Best và cộng sự (2001); Fadzly và Ahmad (2004); Dixon và cộng sự (2006); Salehi và cộng sự (2009); Onulaka (2014); Kose và Erdogan (2015); Salifu và Mahama (2015); Nguyễn Ngọc Khánh Dung (2016); Akther và Xu (2020)

Kỳ vọng liên quan đến mức độ đảm bảo của kiểm toán

Beck (1973); Runhnke và Schmidt (2014); McEnroe và Martens (2001), Onumah và cộng sự (2009), Bedard và cộng sự (2012)

Kỳ vọng kiểm toán Các nghiên cứu tiền nhiệm

Kỳ vọng liên quan đến thông tin được truyền tải qua báo cáo kiểm toán

Ủy ban Cohen (1978); Holt và Moiser (1990); Monroe và Woodliff (1994); Humphrey và cộng sự (1993); Schelluch (1996); Gay và cộng sự (1998); Best và cộng sự (2001); Fadzly và Ahmad (2004); Dixon và cộng sự (2006); Vũ Hữu Đức và Võ Thị Minh Nguyệt (2012); Onulaka (2014)

Luận án kế thừa khái niệm, cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán của Porter (1993). Theo đó, các kỳ vọng kiểm toán được phân loại thành kỳ vọng bất hợp lý, kỳ vọng hợp lý nhưng chưa có trong quy định và kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành làm cơ sở để đo lường các thành phần của khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán bao gồm: khoảng cách hợp lý (RG), khoảng cách chuẩn mực (DS), khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP). Mô hình nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Kỳ vọng kiểm toán:

- Trách nhiệm của kiểm toán viên - Mức độ đảm bảo của kiểm toán

- Thông tin được truyền tải qua báo cáo kiểm toán

Kỳ vọng bất hợp lý Kỳ vọng hợp lý chưa có trong quy định Kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành Khoảng cách hợp lý (RG) Khoảng cách chuẩn

mực (DS) lượng kiểm toán (DP) Khoảng cách chất

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (AEG)

Nhằm xác định trong số các kỳ vọng của người sử dụng thông tin, kỳ vọng nào sẽ cấu thành khoảng cách hợp lý (RG), khoảng cách chuẩn mực (DS), khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP), luận án kế thừa một phần phương pháp của Porter (1993). Theo đó, các kỳ vọng kiểm toán đã có trong quy định hiện hành được sử dụng nhằm xác định sự tồn tại và đo lường khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP). Các kỳ vọng chưa có trong quy định hiện hành trước hết được xác định là người sử dụng thông tin có kỳ vọng trong thực tế hay không, nếu có, các kỳ vọng sau đó sẽ được phân loại thành nhóm kỳ vọng hợp lý và kỳ vọng bất hợp lý.

Cụ thể, với các kỳ vọng chưa có trong quy định hiện hành, luận án căn cứ vào điểm trung bình của người sử dụng thông tin đối với câu hỏi “Kiểm toán viên có nên thực hiện các công việc sau không?”. Câu trả lời “không” tương ứng 0 điểm, câu trả lời “có” tương ứng 1 điểm. Nếu điểm trung bình của các hồi đáp từ phía người sử dụng thông tin ≥ 0.5, luận án xác định đây là nội dung được người sử dụng thông tin kỳ vọng trong thực tế. Ngược lại, nếu điểm trung bình < 0.5 có nghĩa là người sử dụng thông tin không kỳ vọng về công việc này trong thực tế vì vậy các chỉ báo này sẽ được loại ra khỏi nghiên cứu.

Sau khi xác định các kỳ vọng thực tế của người sử dụng thông tin, luận án tiếp tục phân loại các kỳ vọng này thành nhóm kỳ vọng hợp lý và bất hợp lý. Để phân loại các kỳ vọng này, Porter (1993) căn cứ vào sự đồng thuận trong quan điểm của nhóm khách hàng kiểm toán và những người hưởng lợi trực tiếp từ kiểm toán. Tuy nhiên, với bối cảnh nghiên cứu của luận án là tại Việt Nam, người sử dụng thông tin chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có sự am hiểu sâu sắc đối với kiểm toán, vì vậy, luận án dựa vào quan điểm của kiểm toán viên làm cơ sở để xác định các chỉ báo là kỳ vọng hợp lý hay bất hợp lý. Nếu kiểm toán viên cho rằng đây là các công việc họ có khả năng thực hiện (điểm trung bình ≥ 0.5) thì các chỉ báo được xác định là kỳ vọng hợp lý. Nếu kiểm toán viên cho rằng họ không có khả năng thực hiện công việc này (điểm trung bình < 0.5), các chỉ báo được xác định là kỳ vọng bất hợp lý. Như vậy, tương tự như nghiên cứu của Porter (1993), các kỳ vọng đã có trong quy định hiện hành sẽ được sử dụng để xác định khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP), các kỳ vọng hợp lý được sử dụng để xác định khoảng cách chuẩn mực (DS) và các kỳ vọng bất hợp lý được sử dụng để xác định khoảng cách hợp lý (RG). Tuy nhiên, với mục tiêu xác định mức độ cụ thể của từng thành phần cũng như khoảng cách kỳ vọng nói chung, luận án sử dụng thang đo Likert 5 điểm để khảo sát mức độ đánh giá của người sử dụng thông tin về chất lượng thực hiện các kỳ vọng

này trong thực tế thay vì sử dụng 4 mức độ đánh giá như nghiên cứu của Porter (1993). Căn cứ vào lý thuyết niềm tin cảm tính của Limperg (1926), luận án dựa vào mức độ hài lòng cao nhất về các kỳ vọng kiểm toán có thể có của người sử dụng thông tin để đo lường các thành phần khoảng cách kỳ vọng. Theo đó, đánh giá của người sử dụng thông tin về chất lượng thực hiện tất cả các kỳ vọng (bao gồm kỳ vọng đã có hay chưa có trong quy định, kỳ vọng hợp lý hay bất hợp lý) đều được so sánh với điểm chuẩn tương ứng 5 điểm theo thang đo Likert để xác định mức độ của các thành phần khoảng cách tương ứng.

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được xác định căn cứ vào kết quả đo lường của các thành phần khoảng cách như sau:

 Khoảng cách hợp lý i (RGi) = 5 – Đánh giá thực hiện kỳ vọng bất hợp lý i Tổng khoảng cách hợp lý (∑RG) =

Khoảng cách hợp lý (RG) =

 Khoảng cách chuẩn mực i (DSi) = 5 – Đánh giá thực hiện kỳ vọng hợp lý i Tổng khoảng cách chuẩn mực (∑DS) =

Khoảng cách chuẩn mực (DS) =

* Khoảng cách chất lượng kiểm toán i (DPi)= 5 – Đánh giá thực hiện kỳ vọng có trong quy định hiện hành i

Tổng khoảng cách chất lượng kiểm toán (∑DP) =

Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) =

* Tổng khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (∑AEG) = = ∑RG + ∑DS + ∑DP

Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán (AEG) =

Các bước thực hiện phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán được thể hiện qua hình 3.3.

Hình 3.3: Phương pháp đo lường khoảng cách kỳ vọng trong luận án Kỳ vọng kiểm toán - Trách nhiệm của kiểm toán viên - Mức độ đảm bảo của kiểm toán - Thông điệp được truyền tải qua báo cáo kiểm toán kiểm toán trong quy định hiện hành Kỳ vọng kiểm toán không trong quy định hiện hành

hiện kiểm toán

NSD có kỳ vọng trong thực tế không? Không Có Không tồn tại KCKV Điểm chuẩn (=5) Khoảng cách chất lượng kiểm toán (DP) KTV có thể thực hiện không? Không Có NSD đánh giá kết quả thực hiện kiểm toán Điểm chuẩn (=5) chuẩn mực (DS) Khoảng cách hợp lý (RG) Kỳ vọng hợp lý Kỳ vọng bất hợp lý Điểm chuẩn (=5) NSD đánh giá kết quả thực hiện kiểm toán

Các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán được phát biểu như sau:

H1.1: Tồn tại khoảng cách hợp lý trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H1.2: Tồn tại khoảng cách chuẩn mực trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H1.3: Tồn tại khoảng cách chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

H1.4: Tồn tại khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

3.1.2.2. Mô hình và các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Trên cơ sở các lý thuyết nền tảng cũng như kết quả của các nghiên cứu tiền nhiệm, mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:

Hình 3.4: Mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán

Các thành phần và khoảng cách kỳ vọng trong

kiểm toán

Năng lực của kiểm toán viên

Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán

Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin

Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin

Nhu cầu của người sử dụng thông tin

Theo đó, các giả thuyết nghiên cứu được phát biểu như sau:

- Về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý:

H2.1: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý.

H2.2: Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý.

H2.3: Nhu cầu của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý. H2.4: Tính độc lập của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý. H2.5: Năng lực của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý. H2.6: Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý. H2.7: Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ có ảnh hưởng tới khoảng cách hợp lý.

- Về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực:

H3.1: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực.

H3.2: Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực.

H3.3: Nhu cầu của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực.

H3.4: Tính độc lập của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực. H3.5: Năng lực của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực. H3.6: Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực. H3.7: Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ có ảnh hưởng tới khoảng cách chuẩn mực.

- Về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán:

H4.1: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

H4.2: Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

H4.3: Nhu cầu của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

H4.4: Tính độc lập của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

H4.5: Năng lực của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

H4.6: Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

H4.7: Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ có ảnh hưởng tới khoảng cách chất lượng kiểm toán.

- Về các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán:

H5.1: Kỳ vọng quá mức của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

H4.2: Giáo dục, đào tạo về kiểm toán của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

H4.3: Nhu cầu của người sử dụng thông tin có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

H4.4: Tính độc lập của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

H4.5: Năng lực của kiểm toán viên có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

H4.6: Chuẩn mực về báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

H4.7: Chuẩn mực kiểm toán chưa đầy đủ có ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 79 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)