Các loại hình giảm nhẹ với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu Giáo trình thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu (Trang 43 - 44)

Ý nghĩa của các loại hình giảm nhẹ biến đổi khí hậu là nhằm thực hiện các hành động giúp hạn chế lượng phát thải KNK và giảm nhẹ các nguy cơ do sự thay đổi khí hậu gây nên. Theo đó, các dạng chính của hành động giảm nhẹ thường bao gồm:

• Kiểm kê khí thải nhà kính

Các hoạt động kiểm kê KNK cần thực hiện trong 5 lĩnh vực bao gồm năng lượng (gồm có giao thông vận tải); công nghiệp; nông nghiệp; sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp và chất thải. Theo đó, các nội dung cần đáp ứng đối với yêu cầu kiểm kê KNK theo khung quy chuẩn quốc tế như sau: (1) Xây dựng bảng cân bằng năng lượng quốc gia hàng năm, thống nhất phương pháp, thu thập số liệu, tính toán, tổ chức thẩm định và quản lý; (2) Nghiên cứu hoàn thiện tiêu chuẩn các loại nhiên liệu sử dụng trong nước; (3) Xây dựng hệ số phát thải KNK trong quá trình khai thác, xử lý, vận chuyển than và dầu – khí; (4) Thu thập số liệu và tính toán đơn vị liên quan trong hệ thống kiểm kê KNK quốc gia.

• Bảo vệ hệ thống tự nhiên

Bảo vệ hệ thống tự nhiên bao gồm các hoạt động khôi phục và tăng cường chức năng của các hệ thống này nhằm gia tăng lượng dự trữ các-bon. Một số biện pháp bảo vệ hệ thống tự nhiên đang được triển khai chẳng hạn như: kiểm soát bồi lắng và xói mòn, phục hồi hệ thống sông suối, quản lý tài nguyên rừng; tăng cường quyền sử dụng đất cho mục đích bảo tồn; bảo vệ và phục hồi vùng đất ngập nước [1.22].

• Sử dụng tiết kiệm năng lượng và phát triển nguồn năng lượng tái tạo

Sử dụng tiết kiệm năng lượng bao gồm các hoạt động cải thiện hệ thống cấp phát điện của lưới điện quốc gia nhằm nâng cao hiệu

44 GIÁO TRÌNH THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU quả truyền tải năng lượng, xây dựng kế hoạch sử dụng tiết kiệm năng lượng và xác định trách nhiệm của các bên liên quan, phối hợp kiểm toán năng lượng nhằm xác định mức độ tiêu thụ năng lượng tại các cơ sở kinh doanh, sản xuất nhằm đưa ra phương án cải thiện tình hình sử dụng năng lượng, xây dựng các hướng dẫn thực hành tiết kiệm nhằm phổ biến tới các cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm thực hiện.

Phát triển nguồn năng lượng tái tạo đi đôi với bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Hoạt động này bao gồm nghiên cứu phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng năng lượng, đặc biệt đối với các hải đảo, vùng sâu, vùng xa; Phát triển hệ thống trợ giá của Chính phủ dành cho các loại hình năng lượng tái tạo; Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển nguồn điện trên cơ sở; Tiến hành mua, bán, định giá và điều chỉnh điện năng, thay vì khách hàng phải trả tiền cho các số điện thì chuyển đổi sang phương thức thanh toán theo các gói dịch vụ kỹ thuật; Xây dựng lưới điện thông minh có khả năng hỗ trợ khách hàng về việc cung cấp điện năng, có khả năng giữ được cân bằng cung cầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)