Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã hồng thái, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 31)

Phong trào XDNTM đã có bước phát triển mới, đã trở thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước kể từ khi Chính phủ tổ chức hội nghị toàn quốc về XDNTM và chính thức phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ - TTg “Phê duyệt công trình, rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới”, Quyết định số 1600/QĐ – TTg ngày 16 tháng 08 năm 2016 của thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020”. Đặc biệt ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí cụ thể về nông thôn mới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực hiện. Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới.

* Kinh nghiệm XDNTM huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Đại Từ là địa phương dẫn đầu của tỉnh về số xã được công nhận đạt chuẩn (8 xã). Đặc biệt, huyện đã có nhiều giải pháp

phù hợp để huy động các nguồn lực kết cấu hạ tầng và hạn chế nợ đọng trong đầu tư XDNTM.

Linh hoạt trong huy động nguồn lực xây dựng đường giao thông

Trong khi nhiều địa phương gặp khó trong việc đối ứng nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh, thì từ đầu năm tới nay huyện Đại Từ lại dẫn đầu khi tiếp nhận tới 16.300 tấn xi măng để làm gần 90km đường giao thông. Huyện đang đề nghị tỉnh hỗ trợ thêm 10 nghìn tấn xi măng nữa trên cơ sở nhu cầu đã đăng ký của các xã. Ông Dương Trọng Hiếu, Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Làm đường giao thông đang là phong trào phát triển rất mạnh mẽ trên địa bàn huyện. Có được kết quả này, bên cạnh việc đẩy mạnh vận động, tuyên truyền đến người dân, huyện đã huy động sự vào cuộc tích cực, linh hoạt của các cơ quan chuyên môn giúp giảm chi phí trong thi công so với mặt bằng chung của tỉnh.

Ông Hiếu đưa ra con số để so sánh: Nếu như kinh phí trung bình để làm 1km đường bê tông nông thôn đạt chuẩn (rộng 3m, dày 18cm) của toàn tỉnh là trên dưới 1 tỷ đồng, thì ở Đại Từ giá thành chưa đến 700 triệu đồng. Cách làm của Đại Từ để có kết quả này là dựa trên tiêu chuẩn kỹ thuật chung, huyện giao nhiệm vụ cho phòng Kinh tế - Hạ tầng xây dựng mẫu thiết kế chi tiết các tuyến đường phù hợp với thực tế địa phương. Trong đó tính đến phương án chủ động nguồn nhân công, vật liệu xây dựng và giám sát. Nhờ tự thiết kế nên giảm được chi phí thuê tư vấn, thuế doanh nghiệp và các chi phí chung khác. Cùng với đó, phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm thẩm định các tuyến đường. Toàn bộ các khâu này được cơ quan chuyên môn làm miễn phí, trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi nhất về thời gian và thủ tục hồ sơ cho các xã.

Để tiết kiệm chi phí, huyện Đại Từ cũng xây dựng cơ chế cho phép các địa phương tận dụng nguồn nguyên liệu cát sỏi tại chỗ để làm đường. Ông Nguyễn Văn Thiệp, Trưởng xóm Duyên, xã Ký Phú cho biết: Đến nay, xóm Duyên đã cơ bản bê tông hóa các tuyến đường trong xóm (tổng chiều dài gần

4,5km), mới nhất là đổ bê tông hơn 1km đường trục với độ rộng 3,5m. Riêng nguồn cát sỏi xóm được phép khai thác tận thu từ khu vực suối Cái nên tiết kiệm được khá nhiều. Ông Dương Văn Hanh, Bí thư Đảng ủy xã Ký Phú thông tin: Với những khu vực có thể khai thác được cát sỏi, xã làm hồ sơ đề nghị phòng Tài nguyên - Môi trường huyện xem xét cấp quyền. Ngoài ra, việc thi công tất cả các tuyến đường bê tông trên địa bàn cũng do người dân đảm nhiệm thay vì thuê doanh nghiệp nhằm giảm chi phí. Địa phương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện giám sát đảm bảo chất lượng công trình, việc khai thác cát sỏi không ảnh hưởng đến môi trường và không sử dụng vào các mục đích khác.

Hạn chế nợ đọng xây dựng hạ tầng

Cùng với hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, huyện Đại Từ đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Điều đáng ghi nhận là huyện đã kiểm soát và duy trì ở mức thấp nợ đọng vốn đầu tư. Bà Nguyễn Thị Loan, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện cho biết: Trung bình mỗi năm huyện được phân bổ từ 35-40 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng nông thôn (gồm vốn mục tiêu Quốc gia XDNTM, vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh). Trên cơ sở nguồn vốn này, cùng nhu cầu đăng ký của các địa phương, phòng chuyên môn của huyện sẽ xây dựng kế hoạch, xem phân bổ theo thứ tự ưu tiên là trả nợ các công trình đã hoàn thành, vốn cho xã điểm và các công trình thực sự cần thiết. Do vậy, mức nợ đọng vốn XDNTM của huyện luôn duy trì ở mức thấp, hiện là khoảng 9 tỷ đồng.

Ngoài chỉ tiêu vốn chung theo phân bổ của tỉnh, huyện Đại Từ cũng lồng ghép các nguồn vốn khác như: Phí bảo vệ môi trường, hỗ trợ sản xuất, thủy lợi phí… với tổng cộng khoảng 20-30 tỷ đồng mỗi năm cho Chương trình XDNTM. Các tiêu chí được ưu tiên đầu tư là: thủy lợi, môi trường, cơ

sở vật chất văn hóa và thu nhập… HĐND huyện cũng xây dựng nghị quyết trích ngân sách 3 tỷ đồng/năm để đầu tư cho Chương trình.

Theo kế hoạch, trong năm 2016 huyện Đại Từ sẽ huy động khoảng 156 tỷ đồng đầu tư cho Chương trình XDNTM. Tính từ đầu năm tới nay, chỉ riêng nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh, cùng sự đối ứng tiền, công lao động để làm đường giao thông trên địa bàn huyện đã đạt gần 70 tỷ đồng. Dự kiến tổng cộng cả năm có thể đạt trên 100 tỷ đồng. Với việc huy động tổng hợp nhiều nguồn lực, cùng cách thức triển khai phù hợp với thực tế thì mục tiêu có thêm 4 xã cắn đích trong năm 2016 và xa hơn là huyện được công nhận đạt chuẩn NTM trước năm 2020 là hoàn toàn khả thi.

*Xây dựng NTM ở Quảng Ninh

Với tinh thần vào cuộc tập trung, quyết liệt nên đến nay những mục tiêu đề ra cho năm 2011 đã được các địa phương cơ bản hoàn thành, 125 xã đã lập xong, tổ chức thẩm định đề án, đồ án quy hoạch cấp xã. Các huyện Tiên Yên, Ba Chẽ, TX Quảng Yên đã hoàn thành đề án cấp huyện, tất cả các địa phương đã lập xong kế hoạch triển khai chương trình. Từ đó, đã xác định được chính xác đến năm 2015 toàn tỉnh có 10/13 huyện cơ bản đạt tiêu chí huyện NTM, 82 xã cơ bản đạt tiêu chí xã NTM. Hiện nay, các địa phương đang khẩn trương đầu tư hoàn thành 53 trường học các loại, xây dựng hoàn thành 322 nhà văn hoá thôn (làng, bản), xây dựng 21 công trình cấp nước tập trung và hàng trăm công trình nhỏ lẻ về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 43 công trình thuỷ lợi, 5 công trình xây dựng hạ tầng vùng sản xuất tập trung, đầu tư 50 công trình giao thông nông thôn với khối lượng thực hiện được khoảng 55km. Đặc biệt, việc đầu tư hệ thống lưới điện nông thôn đã được tập trung chỉ đạo triển khai cao độ, đến nay Công ty Điện lực Quảng Ninh hoàn thành công tác ký kết hợp đồng xây lắp với các đơn vị trúng thầu, đã khởi công đồng loạt các công trình thuộc giai đoạn I gồm: Công trình điện nông thôn các xã Hoành Mô, Đồng Văn, Tình Húc, Đồng Tâm (Bình Liêu);

các bản: Lý Van, bản Máy Nháu, bản Cấu Phùng, Tài Chi (xã Quảng Sơn - Hải Hà); xã Bắc Sơn, phường Hải Hoà (thành phố Móng Cái). Và đã thực hiện xong công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình điện của giai đoạn II. Đầu tư cho phát triển sản xuất đã được chú trọng hơn với trên 60 mô hình giảm nghèo, 13 dự án áp dụng cây, con, giống mới đang triển khai, được bà con nông dân tin tưởng và có nguyện vọng nhân rộng ra sản xuất đại trà trong thời gian tới như: Nuôi lợn rừng sinh sản ở thị xã Cẩm Phả, huyện Vân Đồn; nuôi cá rô đồng, cá rô đầu vuông ở các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà; trồng cây sa mộc, cây ba kích ở Ba Chẽ, Hoành Bồ; nuôi cá rô phi tập trung ở Đông Triều, Quảng Yên. Cái được lớn nhất mà chương trình thu được sau 1 năm triển khai thực hiện đó là nhận thức của người dân về xây dựng NTM đã có sự thay đổi thể hiện trên kết quả nhiều hộ dân tham gia đóng góp, hiến đất làm các công trình hạ tầng kỹ thuật như huyện Đông Triều nhân dân đóng góp 69.710m2 đất xây dựng nhà văn hoá thôn, huyện 21 Hải Hà có 211 hộ hiến 28.921m2 đất để làm đường, huyện Tiên Yên hiến 40.000m2 đất để làm các công trình hạ tầng NTM. Hàng trăm doanh nghiệp đã tham gia hỗ trợ chương trình bằng các sản phẩm của mình hoặc cam kết đào tạo, sử dụng lao động trên địa bàn với tổng số kinh phí tương đương 6 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã hồng thái, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)