Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã hồng thái, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 51)

3.2.2.1. Vai trò của người dân tham gia các mô hình sản xuất, tập huấn khoa học kỹ thuật.

Người dân trong xã có rất nhiều điều kiện để phát triển trồng trọt, chăn nuôi như: đất đai, cần cù, chịu khó, ham học hỏi,… nhưng cái khó của người dân là kiến thức mà kiến thức nửa vời, thực hành lại ít, áp dụng vào thực tế không đúng nên có khi không áp dụng thì không sao, áp dụng lại cho hiệu quả ngược lại. Đây là vấn đề nan giải không chỉ người dân xã Hồng Thái mà của người dân Việt Nam nói chung.

Do đó, để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những khó khăn trên, các ban lãnh đạo đã tiến hành triển khai các lớp tập huấn, chuyển giao về khoa học kỹ thuật trong sản xuất cho người dân trong trồng trọt chăn nuôi. Với nhiều hình thức tập huấn khác nhau, linh hoạt, phù hợp với từng hoàn cảnh những lớp tập huấn đã cung cấp cho người dân những tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới, thông tin thị trường, các quy trình kỹ thuật thâm canh sản xuất, chăn nuôi. Qua kết quả điều tra mẫu 45 hộ tôi tổng hợp được kết quả như sau:

Bảng 3.8: Người dân tham gia tập huấn, ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất

STT Lớp tập huấn Số lượng

(phiếu) Tỷ lệ (%)

1 Kỹ thuật đưa giống lúa mới vào sản

xuất 16 35,56

2 Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho lợn 11 24,44 3 Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho gà,

vịt 13 28,89

4 Kỹ thuật giám sát và thi công công

trình xây dựng cơ bản 5 11,11

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng 3.8 cho thấy, các lớp tập huấn được đông đảo người dân tham gia, người dân tham gia đông vào lớp tập huấn kỹ thuật đưa giống lúa mới vào sản xuất chiếm 35,56% so với tổng số hộ điều tra, lượng hộ tham gia ít

nhất là tham gia vào lớp tập huấn kỹ thuật giám sát thi công công trình cơ bản chiếm 11,11% so với tổng số hộ điều tra. Các lớp tập huấn còn lại cũng được người dân tham gia chiếm tỷ lệ khá lớn.

Các lớp tập huấn được triển khai được đông đảo người dân trong xã tham gia, thông qua đó kiến thức và kỹ năng nguời dân được nâng lên, giúp nâng cao tay nghề, trình độ sản xuất được nâng cao, loại bỏ thói quen lạc hậu, canh tác truyền thống… chuyển sang theo hình thức khoa học kỹ thuật. Trước đây người dân trong xã chủ yếu trồng trọt chăn nuôi theo hình thức truyền thống, bán công nghiệp, hiện nay người dân chủ yếu chuyển sang chăn nuôi theo hình thức công nghiệp.

Về trồng trọt, người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đưa giống mới vào sản xuất. Hộ trồng trọt hiện nay được thực hiện sản xuất tập trung, nên sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ hàng loạt không như trước sản xuất manh mún nhỏ lẻ.

Về chăn nuôi, kỹ thuật nuôi lợn gà, vịt,… được cải thiện người dân bây giờ chủ yếu là áp dụng chăn nuôi theo hình thức công nghiệp, các dịch bệnh được người dân phòng tránh kịp thời không gây tổn thất lớn trong chăn nuôi.

3.2.2.2. Vai trò của người dân trong công tác huy động nguồn lực xây dựng các công trình nông thôn

Chương trình xây dựng nông thôn mới có đặc điểm là dựa vào nội lực của cộng đồng địa phương là chính. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần làm động lực để phát huy được sự đóng góp của người dân và cộng đồng, nâng cao vai trò của người dân trong việc tham gia các hoạt động phát triển thôn, xóm của họ. Sự tham gia đóng góp công lao động của người dân vào các hoạt động chung của thôn xóm là cơ sở để đảm bảo sự hoàn thành các công việc của thôn, xóm đã lựa chọn để thực hiện, xây dựng. Đó cũng chính là nền tảng để xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới.

Người dân đã tích cực tham gia đóng góp công lao động vào các công trình của thôn, xóm như: Vận chuyển vật liệu xây dựng, san nền, giải phóng mặt bằng, trực tiếp xây dựng các công trình… để giảm sự đóng góp về tài chính cho chính người dân tham gia, qua sự tìm hiểu, tham khảo số liệu của xã và tổng hợp số liệu từ phiếu điều tra, sự tình nguyện đóng góp của người dân trong công tác hiến đất làm đường, làm nhà văn hóa, xây dựng hệ thống thủy lợi qua 45 phiếu điều tra được thể hiện như sau:

Bảng 3.9: Người dân tham gia hiến đất xây dựng các công trình công cộng

STT Hoạt động Số lượng (phiếu) Diện tích đất hiến (m2) Đơn giá (1000đ /m2) Thành tiền (1.000đ)

1 Xây dựng đường giao

thông

18 80 300 24.000.000

2 Cải tạo, xây mới kênh mương

5 16 300 4.800.000

3 Xây dựng nhà văn hóa 2 48 300 14.400.000

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Tổng số hộ điều tra là 45 hộ thì trong đó có 18 hộ tự nguyện hiến đất để xây dựng đường giao thông số diện tích là 80m2 trị giá 24.000.000 đồng nhà văn hóa có 2 hộ hiến đất với diện tích 48m2 trị giá 14.400.000 đồng, cải tạo, xây dựng mới kênh mương có 5 hộ hiến đất với diện tích 16m2 trị giá 4.800.000 đồng. Không chỉ tham gia hiến đất mà người dân còn đóng góp ngày công lao động được thể hiện cụ thể qua bảng 3.10:

Bảng 3.10: Người dân tham gia lao động xây dựng công trình công cộng

STT Hoạt động lao động (ngày) Số ngày công

Đơn giá (1.000đ/ngày) Thành tiền (1.000đ) 1 Xây dựng đường giao thông 180 150 27.000.000

2 Cải tạo, xây mới kênh mương 90 150 13.500.000 3 Xây dựng nhà văn

hóa 270 150 40.500.000

Qua bảng số liệu 3.10 có thể thấy việc huy động sự đóng góp sức lao động của người dân vào xây dựng nông thôn mới được người dân tham gia nhiệt tình. Trong 45 hộ điều tra ta có thể thấy được số công đóng góp vào xây dựng nhà văn hóa là lớn nhất 270 ngày công lao động, tính thành tiền 40.500.000 đồng, tuy việc xây dựng nhà văn hóa là thuê người xây dựng nhưng số công lao động là rất lớn vì việc xây dựng nhà văn hóa ở trung tâm xóm do địa hình khó khăn, phức tạp cho việc đi lại nên người dân phải tham gia vào việc san nền để lấy mặt bằng thi công công trình, vận chuyển vật liệu xây dựng từ đường vào nơi xây dựng nhà văn hóa. Tiếp đến, là thi công, xây dựng đường giao thông người dân có sự đóng góp công lao động lớn với 180 ngày công, tính thành tiền 27.000.000 đồng, việc xây dựng đường bê tông được người dân hưởng ứng nhiệt tình vì nó có tác động trực tiếp đến việc đi lại của nguời dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh hoạt, giao lưu, buôn bán, thuận tiện trong quá trình sản xuất của người dân, làm cho việc đi lại của người dân dễ dàng hơn đặc biệt là những ngày mưa, đường làng, ngõ xóm không còn lầy lội, trơn tuột như trước nữa. Cuối cùng, việc xây dựng cải tạo kênh mương có sự đóng góp ngày công lao động thấp nhất với 90 ngày công, tính thành tiền 13.500.000 đồng, việc xây dựng kênh mương người dân bị đóng góp ngày công lao động ít nhất do người dân chỉ bị đóng góp công để làm mặt bằng để xây dựng kênh mương còn việc xây dựng thì thuê thợ xây dựng, ngoài ra người dân còn đóng góp công lao động để tu sửa, nạo vét những đoạn kênh mương đã xuống cấp, và những đoạn mương đất chưa được xây dựng.

3.2.2.3. Vai trò của người dân trong đóng góp kinh phí xây dựng các công trình công cộng

Những công trình cần thiết cho một địa phương xây dựng nông thôn mới là có bộ mặt nông thôn mới đổi mới, trong đó, xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu. Cơ sở hạ tầng không những là nhân tố đảm bảo thúc đẩy sản xuất

và phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống tinh thần của người dân. Người dân ngoài việc đóng góp công lao động, hiến đất còn đóng góp tiền để xây dựng các hoạt động, công trình của thôn, xóm. Nguồn kinh phí này là một phần không thể thiếu để thôn, xóm hoàn thành từng công việc theo đúng tiến độ đã đề ra. Kinh phí mà người dân trong xã tham gia đóng góp cho các hoạt động của thôn, xóm được tổng hợp và thể hiện chi tiết qua bảng số liệu 3.11:

Bảng 3.11: Người dân đóng góp kinh phí xây dựng các công trình công cộng

STT Hoạt động Đóng góp (

1.000đ) Tỷ lệ (%))

1 Xây dựng đường giao thông 4.500.000 75 2 Xây dựng nhà văn hóa 1.500.000 25

Tổng cộng 6.000.000 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng số liệu 3.11 ta thấy được người dân có sự đóng góp về tài chính để xây dựng các công trình nông thôn mới. Tuy nhiên xã Hồng Thái là xã thuộc khu vực III có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, cuộc sống của người dân phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Vì vậy người dân tham gia đóng góp kinh phí để xây dựng các hoạt động công trình của thôn xóm là rất ít.

Trong đó, sự đóng góp của người dân để xây dựng đường giao thông là 4.500.000 đồng, để xây dựng nhà văn hóa là 1.500.000 đồng.

Vật liệu (xi măng, cát, sỏi…) để xây dựng các công trình chủ yếu phụ thuộc vào kinh phí đầu tư của nhà nước, người dân trên địa bàn chỉ tham gia hiến đất và đóng góp ngày công để thôn xóm hoàn thành được các công trình.

3.2.2.4. Vai trò của nguời dân trong việc tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá xây dựng nông thôn mới

Người dân tham gia giám sát các công trình của thôn xóm trong khuôn khổ kế hoạch đã được xây dựng trước. Quá trình tham gia giám sát được thực hiện do nguời dân bầu ra ban giám sát và được xã xác nhận. kết hợp với một số thành viên của xã được phân công xuống giám sát các công trình của thôn,

xóm đối với một số công trình yêu cầu kỹ thuật cao thì thuê tham chuyên gia giám sát từ bên ngoài để đả bảo chất lượng của các công trình đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra.

Đối với hoạt động làm đường bê tông nông thôn mỗi thôn, xóm tự cử ra ban giám sát. Ban giám sát này tự chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng, giám sát và hướng dẫn thi công công trình cho người dân. Hoạt động này do người dân tự thi công thực hiện nên đã gắn kết tinh thần trách nhiệm của người dân với từng hoạt động của thôn xóm. Từ đó nâng cao ý thức của người dân về vai trò lãnh đạo và sự đóng góp của Nhà nước.

Sự tham gia giám sát của người dân qua sự tìm hiểu, trao đổi với cán bộ xóm, xã và tổng hợp từ số liệu điều tra số người tham gia giám sát xây dựng các hoạt động được tổng hợp, thể hiện cụ thể qua bảng 3.12:

Bảng 3.12: Người dân tham gia vào quá trình giám sát xây dựng các hoạt động của xóm

Nội dung Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%)

Có tham gia 8 17,78

Không tham gia 37 82,22

Tổng số hộ điều tra 45 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng số liệu 3.12 ta có thể thấy được rằng số người tham gia giám sát các hoạt động của thôn xóm còn rất ít. Từ tổng hợp số liệu điều tra ta có thể thấy số người không tham gia vào hoạt động giám sát chiếm tỷ lệ lớn 82,22% tổng số hộ điều tra, trong khi đó số người tham gia hoạt động giám sát chỉ có 8 người chiếm 17,78% tổng số hộ điều tra, do người dân chưa quan tâm đến việc giám sát các công trình, các yêu cầu để giám sát được một công trình còn khó đối với người dân vì trình độ hiểu biết của người dân còn thấp, người dân bao lâu nay chỉ quan tâm đến ruộng đồng.

Để thực hiện được công việc giám sát, ban giám sát do người dân cử ra được đi học các lớp tập huấn để biết về các yêu cầu, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn của các công trình… biết được một số nghiệp vụ quản lý, giám sát đầu

tư, xây dựng cơ bản. Để sau khi học xong khóa tập huấn về kiểm tra, thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện, chất lượng của các công trình.

Tuy nhiên, người dân chưa quan tâm đến việc tham gia giám sát các công trình xây dựng nông thôn mới vì việc cử người tham gia giám sát công trình ít được đem ra bàn bạc chủ yếu là cán bộ xóm tham gia vào ban giám sát luôn. Nhiều người dân vẫn coi công việc xây dựng nông thôn mới là của Nhà nước, chính quyền, đoàn thể chứ không phải là việc của bản thân họ.

Các công trình sau khi xây dựng xong sẽ được tiến hành nghiệm thu và bàn giao cho người dân sử dụng. Thành phần tham gia nghiệm thu các công trình gồm có: Đại diện UBND xã, đại diện thôn xóm, đại diện người dân và đại biểu các bên liên quan, thành phần tham gia nghiệm thu tùy thuộc vào từng hạng mụng công trình. Sau khi đã tiến hành nghiệm thu công trình xong thì tiến hành bàn giao cho người dân.

Các công trình sau khi được đưa vào sử dụng thì người dân tự quản lý và bảo dưỡng, nâng cao tuổi thọ các công trình, nếu sau thời gian sử dụng công trình bị hỏng, xuống cấp thì người dân tự tư duy, sửa chữa từ đó làm cho người dân nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của mình đối với các công trình, tài sản chung của thôn, xóm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã hồng thái, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)