Sự hiểu biết của người dân trong xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã hồng thái, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 45)

Số liệu trong bảng 3.3 cho thấy mức độ hiểu biết của người dân về chương trình nông thôn mới và mức độ trao đổi thông tin với cán bộ xã của người dân về chương trình nông thôn mới. Đây là nội dung quan trọng để đánh giá được mức độ tham gia, sự hiểu biết của người dân, người dân có hiểu biết về chương trình thì mới phát huy được vai trò của mình trong quá trình tham gia xây dựng chương trình nông thôn mới.

Bảng 3.3: Hiểu biết của người dân về nông thôn mới và mức độ trao đổi thông tin với các cán bộ cấp xã năm 2018

STT Nội dung Đánh giá Số lượng

(phiếu)

Tỷ lệ(%) 1 Hiểu biết về nông thôn

mới

có 35 77,78

Có nghe nhưng chưa rõ 10 22,22 2

Mức độ trao đổi thông tin với cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới

Thường xuyên 6 13,33

Thỉnh thoảng 39 86,67

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng số liệu trên ta thấy mọi hộ dân ở xã đều biết về xây dựng mô hình nông thôn mới trên địa bàn xã, qua 3 thôn với 45 hộ điều tra thì tỷ lệ 100% số hộ đều được nghe về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhưng có một số hộ nghe nhưng chưa hiểu rõ về chương trình này như thế nào, tỷ lệ này chiếm 22.22%, chủ yếu các hộ này là họ nắm bắt thông tin nhưng chưa rõ về chương trình nông thôn mới, họ thường xuyên không có thời gian tham gia vào các buổi tập huấn.

Người dân thường xuyên nắm bắt được thông tin tuyên truyền về chương trình nông thôn mới qua các buổi họp thôn, loa đài phát thanh của thôn xóm mình. Mức độ trao đổi thông tin với cán bộ: Mức độ trao thông tin thường xuyên chỉ có 6/45 phiếu chiếm 13,33%, mức độ trao đổi thông tin

không thường xuyên có 39/45 phiếu chiếm 86,67% và không trao đổi thông tin là 0/45 phiếu chiếm 0,00% .

Tỷ lệ các hộ nghe và hiểu biết về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ cao, cho thấy mức độ quan tâm của người dân rất lớn cho chương trình NTM. Mức độ thông tin của các cấp lãnh đạo thôn, xã đến người dân là rất cao, cán bộ tiếp xúc với bà con nông dân, thông qua đó kịp thời nắm bắt được những mong muốn, nguyện vọng của người dân, tạo niềm tin và vận động người dân cùng chung sức chung tay xây dựng thành công mô hình nông thôn mới.

Bảng 3.4: Cách tiếp cận thông tin của người dân đối với chương trình nông thôn mới

STT Cách tiếp cận thông tin

Số lượng (phiếu)

Tỷ lệ (%)

1 Được tuyên truyền từ chính quyền xã, loa đài

phát thanh thôn xóm 10 22,22

2 Được tuyên truyền qua tài liệu, sách hỏi đáp

về NTM,phương tiện thông tin đại chúng 6 13,33 3 Được tuyên truyền qua tổ chức đoàn thể địa

phương; cán bộ phụ trách xây dựng NTM 25 55,56 4 Qua kênh thông tin khác (biết đến thông qua

người khác) 4 8,89

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng số liệu 3.4 ta thấy người dân có những cách tiếp cận thông tin khác nhau đối với chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã: Qua tuyên truyền từ chính quyền xã, loa đài phát thanh thôn xóm chiếm 22,22%, từ đó ta thấy được tầm quan trọng của các cấp chính quyền địa phương, hệ thống loa đài trong các thôn xóm. Thông qua đó, người dân được tuyên truyền, triển khai cập nhật các thông tin về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã cũng như các thông tin phụ vụ sản xuất nông nghiệp của người dân được nhanh chóng và kịp thời nhất.

Tỷ lệ tuyên truyền thông qua cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới chiếm 55,56%, người dân tiếp xúc với cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới chủ yếu qua các buổi tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trong sản xuất.

Tỷ lệ được tuyên truyền qua sách báo, tài liệu hỏi đáp về xây dựng nông thôn mới chiếm 13,33%. Qua các thông tin khác chiếm 8,89% tỷ lệ, những người này tiếp cận chủ yếu qua báo đài, tivi hoặc biết qua người khác.

Bảng 3.5: Đánh giá của người dân về sự cần thiết của việc xây dựng nông thôn mới STT Chỉ tiêu Số lượng (phiếu) Tỷ lệ (%) 1 Rất cần thiết 17 37,78 2 Cần thiết 28 62,22

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng 3.5 ta có thể đánh giá của người dân về sự cần thiết của xây dựng NTM như sau:

Trong 45 hộ được chọn để điều tra thì các hộ đều cho rằng xây dựng NTM là cần thiết và rất cần thiết, số hộ cho rằng xây dựng NTM là rất cần thiết có 17 hộ chiếm 37,78%, số hộ cho rằng xây dựng NTM là cần thiết có 28 hộ chiếm 62,22%, trong 45 hộ được hỏi không có hộ nào cho rằng xây dựng NTM là không cần thiết. Qua đó có thể cho thất rằng nhận thức của người dân về việc xây dựng nông thôn mới là quan trọng phù hợp với nhu cầu của người dân được người dân ủng hộ.

Bảng 3.6: Mức độ tự nguyện của người dân khi tham gia xây dựng nông thôn mới

STT Chỉ tiêu Số lượng

(phiếu)

Tỷ lệ (%)

1 Tự nguyện hoàn toàn 25 55,56

2 Tham gia được, không tham gia cũng được

20 44,44

( Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng số liệu trên ta thấy người dân hoàn toàn tự nguyện tham gia vào xây dựng nông thôn mới vì thông qua tuyên truyền, vận động họ ý thức

được rằng: Xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn của cả nước nói chung và của địa phương nói riêng, các hoạt động nông thôn mới đều hướng đến cải thiện mọi điều kiện sống cho người dân. Các hộ trong xã đều tham gia hưởng ứng nhiệt tình khi chương trình nông thôn mới được triển khai thực hiện. Người dân tham gia xây dựng nông thôn mới tham gia một cách tự nguyện hoàn toàn có 25 hộ chiếm 55,56%, các hộ tham gia cũng được không tham gia cũng được, không tham gia cũng được có 20 hộ chiếm 44,44%. Sự tự nguyện tham gia của người dân vào chương trình nông thôn mới có ý nghĩa rất quan trọng, điều này là sự đóng góp to lớn vào sự thành công của chương trình nông thôn mới, chính sự tự nguyện đó đã đánh giá được mức độ tham gia của người dân trong chương trình nông thôn mới.

Bảng 3.7: Lý do người dân tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới

STT Chỉ tiêu Số lượng

( phiếu)

Tỷ lệ (%)

1 Vì sự phát triển chung của cộng đồng 17 37,78

2 Vì mục tiêu cá nhân 6 13,33

3 Được lựa chọn 22 48,89

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, năm 2018)

Qua bảng 3.7 ta có thể thấy trong 45 hộ điều tra các lý do người dân tham gia xây dựng nông thôn mới có sự chênh lệch không đáng kể trong đó đa số người dân tham gia xây dựng nông thôn mới đa số người dân tham gia xây dựng nông thôn mới là vì được lựa chọn chiếm 48,89% vì người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới, đem lại lợi ích cho riêng cá nhân họ mà còn mang lại lợi ích cho mọi người trong xóm, làm thay đổi bộ mặt của thôn xóm góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tuy nhiên, bên cạnh đó số hộ tham gia với lý do vì sự phát triển chung của cộng đồng chiếm 37,38%, cuối cùng người dân tham gia với lý do vì mục tiêu cá nhân chiếm 13,33%.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu vai trò của người dân trong việc xây dựng nông thôn mới tại xã hồng thái, huyện văn lãng, tỉnh lạng sơn (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)