Sau thời gian thực tập tại UBND xã Hồng Thái đã giúp cho em đưa ra được bài hoc kinh nghiệm rút ra từ thực tế đó là:
Kỹ năng mềm: Học thêm được nhiều kỹ năng giao tiếp với cán bộ và bà con nhân dân. Cách trở thành người cán bộ tốt cần phải có các kỹ năng, các cách ứng sử đối với mọi người và ta cần phải có thái độ sao cho chuẩn mực nhất để họ tin tưởng và tôn trọng mình.
Kỹ năng công việc: Luôn luôn tìm tòi học hỏi những kiến thức mới,
giúp tôi chủ động hơn trong công việc của mình và hoàn thành tốt công việc được giao. Thông qua những công việc được giao ở địa phương thực tập cũng đã giúp tôi rèn được kỹ năng trong công việc biết lắng nghe, quan sát và học hỏi thu nhận được những kiến thức quý báu rất nhiều từ những anh chị, bạn bè tại cơ cơ sở thực tập. Có thêm mối quan hệ mới tại địa phương thực tập: Trong khoảng thời gian thực tập giúp tôi có thêm những người bạn và những mối quan hệ mới.
Kiến thức: Thực tập chính là khoảng thời gian tôi được học nghề từ thực tế và hiểu được rõ hơn công việc mà mình sẽ làm sau khi rời khỏi giảng đường Đại học. Những bài học nằm ngoài giáo trình, giúp cho bản thân trưởng thành hơn trong việc nhìn nhận, xem xét và giải quyết vấn đề. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc.
Thông qua các công việc được giao cho em thấy được những điểm mạnh của bản thân, và những hạn chế cần khắc phục để hoàn thiện bản thân mình ngày càng tiến bộ hơn.
- Nâng cao được rất nhiều khả năng, kinh nghiệm làm việc nhóm, kỹ năng phối hợp với cán bộ và nhân dân khi làm việc tại cơ sở.
- Đặc biệt là qua các công việc, dự án, đề án, chương trình, công việc thực tế, em đã hình dung được công việc của em sau này và có những cố gắng, định hướng sớm cho bản thân trong tương lai.
PHẦN 4 KẾT LUẬN 4.1. Kết luận
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại xã Hồng Thái, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng sơn, được giúp đỡ tận tình của UBND xã cùng với một số nông hộ (thông qua phỏng vấn trực tiếp) trong xã tôi đã hoàn thành báo thực tập với đề tài nghiên cứu “Đánh giá vai trò của người dân trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã Hồng
Thái, hyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn” tôi rút ra kết luận như sau:
Về điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội: Hồng Thái là một xã miền núi với diện tích đất đai khá lớn, thuận tiện cho việc phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt xã có nguồn lao động dồi dào, cần cù chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số khó khăn như đất đai còn manh mún nhỏ lẻ, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, giao thông chưa hoàn chỉnh. Năng lực sản xuất, trình độ người dân còn hạn chế, chưa mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật. Người dân trong xã đều có sự hiểu biết về chương trình nông thôn mới nhưng chỉ ở mức độ chỉ nghe nhưng chưa thực sự hiểu rõ về chương trình này. Người dân tham gia chương trình nông thôn mới ở các mức độ khác nhau và với những lý do khác nhau. Người dân trong xã đều cho rằng việc xây dựng nông thôn mới là cần thiết, quan trọng phù hợp với nhu cầu của người dân được người dân ủng hộ.
Vai trò của người dân trong tham gia xây dựng nông thôn mới, người dân trong xã đã phát huy được khả năng để làm nổi bật vai trò của mình trong quá trình xây dựng nông thôn mới: tham gia các lớp tập huấn Khoa học – Kỹ thuật trong sản xuất. Người dân tham gia đóng góp các nguồn lực để xây dựng thành công chương trình nông thôn mới. Ngoài ra, người dân cũng được tham gia vào các hoạt động giám sát, quản lý, sử dụng bảo dưỡng các công trình cơ
sở hạ tầng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong xây dựng nông thôn mới người dân chưa thật sự tham gia vào việc lập kế hoạch phát triển, tâm lý chờ đợi sự hỗ trợ bên ngoài còn phổ biến.
Thuận lợi của người dân xã Hồng Thái trong việc xây dựng nông thôn mới: Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, có đội ngũ lãnh đạo năng động nhiệt tình, được sự đồng thuận giữa đội ngũ cán bộ xã và người dân,… Bên cạnh những thuận lợi thì người dân xã Hồng Thái vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong xây dựng nông thôn mới như: quỹ đất công của xã còn ít, không tập trung do đó gặp nhiều khó khăn trong vấn đề quy hoạch, điều kiện kinh tế còn thấp, khả năng đóng góp còn hạn chế…
Xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng hợp có định hướng phát triển lâu dài vì vậy, cần nâng cao hơn vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Để làm được điều này cần có các giải pháp để nâng cao vai trò của người dân như: mở thêm các lớp tập huấn giám sát thi công, tăng cường vận động tuyên tryền để người dân hiểu hơn về chương trình nông thôn mới, phát triển các dự án phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, có thêm các chính sách hỗ trợ vốn để người dân phát triển sản xuất…
Thông qua các hoạt động huy động nguồn lực, thông tin tuyên truyền, quản lý, giám sát quá trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả đạt được sau khi thực hiện chương trình nông thôn mới: Xã chưa đạt mô hình nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 2009. Xã đang dần hoàn thiện từng phần trong tiêu chí và kết quả mà xã đạt được là 4/19 tiêu chí, còn tiêu chí chưa đạt chuẩn gồm 15 tiêu chí.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Đối với các cấp chính quyền
* Đối với nhà nước:
- Tăng cường công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Nâng cao trình độ dân trí thông qua các lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người dân.
- Cần có những chính sách phù hợp với điều kiện của người dân nông thôn như: Cho vay vốn lãi suất thấp, đưa Khoa học – Kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao năng lực của người dân.
* Đối với các cấp chính quyền địa phương:
- Thực hiện phương châm phát huy sức mạnh cộng đồng, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tự chủ, tự cường, ý thức vươn lên của người dân: Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp tạo sự đồng thuận cùng nhau thực hiện xây dựng nông thôn mới.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động và thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xây dựng nông thôn mới” để huy động mọi nguồn lực để xây dựng nông thôn mới.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện những sai lầm để khác phục, đồng thời khen thưởng, động viên những tấm gương tốt, việc tốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới.
4.2.2. Đối với người dân
- Đoàn kết giúp đỡ nhau, trau dồi kinh nghiệm sản xuất để có thể hướng tới sự chuyên môn hóa trong sản xuất (đặc biệt là ngành trồng trọt), cùng nhau xây dựng địa phương theo mô hình NTM.
- Luôn học hỏi, trau dồi các kỹ năng và kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi. Học hỏi lẫn nhau từ những hộ gia đình trồng trọt, chăn nuôi giỏi, từ các cán bộ khuyến nông, sách báo, tivi,…
- Cần tham gia xây dựng nông thôn mới một cách nhiệt tình, tham gia đóng góp ý kiến vào các hoạt động xây dựng NTM từ việc lập kế hoạch, xây dựng đến việc nghiệm thu, bảo dưỡng, sử dụng các công trình.
- Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã… Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
- Người dân cần tự bỏ công sức, tiền của của mình để chỉnh trang khu ở của gia đình mình như: Xây dựng, nâng cấp nhà ở, xây dựng đủ 3 công trình vệ sinh; Cải tạo, bố trí lại các công trình phụ, khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới…
- Đưa ra những ý kiến thắc mắc của mình trong xây dựng NTM, cuộc sống, sản xuất, những khúc mắc cần các cơ quan quản lý giải quyết. Để các cơ quan quản lý biết được và đưa ra giải pháp để giảm thiểu khó khăn cho người dân
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt
1. Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Văn Tâm (2007), Bài giảng nguyên lý phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
2. Mạc Chí Thiện, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hồng Thái, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013 – 2020
3. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1600/QĐ – TTg của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
4. Thủ tướng Chính Phủ, Nghị quyết số 26 – QĐ/TW ngày 5/8/2008 “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”
5. Thủ tướng Chính Phủ, Quyết định số 432/QĐ –TTg ngày 20/02/2013 của thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
6. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1980/QĐ –TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
7. UBND xã Hồng Thái, báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội – an ninh – quốc phòng năm 2017
II. Tài liệu Internet
8. http://Agroviet.gov.vn, phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới
9. Ts.Tăng Minh Lộc (2016) Xây dựng nông thôn mới Kinh nghiệm từ
Trung Quốc.http://nongthonviet.com.vn/nong-thon-moi/201606/xay-dung-
nong-thon-moi-kinh-nghiem-tu-trung-quoc-671704/
10. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bao-cao-thuc-tap-vai-tro-cua-nong-dan- trongxay-dung-nong-thon-moi-o-viet-nam-.658990.html
11. http://tapchicongsan.org.vn/Home/nong-nghiep-nong-thon.aspx
12. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới,
http://giongvtncongnghecao.com.vn/tin-tuc/946781/kinh-nghiem-xay- dungnong-thon-moi-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.htm
PHIẾU ĐIỀU TRA
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI
Phiếu số:……….. Người điều tra:………... Ngày điều tra:……….. I.Thông tin chung về hộ điều tra
1.1. Họ và tên chủ hộ:………..(Nam/nữ) 1.2. Tuổi:……… Dân tộc……….. Tôn
giáo……… 1.3. Nơi ở: Thôn……… xã Hồng Thái, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
1.4. Loại hộ: Giàu Khá Trung bình
Cận nghèo Nghèo 1.5. Trình độ học vấn của chủ
hộ:……… 1.6. Nghề nghiệp của chủ hộ Nông nghiệp thuần Phi nông nghiệp Hỗn hợp
1.7. Nhân khẩu lao động
Chỉ tiêu Tổng Trong đó Ghi
chú
Nam Nữ
Số nhân khẩu trong gia đình Số người trong độ tuổi lao động Số người trên độ tuổi lao động Số người dưới độ tuổi lao động
II. Sự tham gia của người dân vào nông thôn mới
2.1. Ông (bà) có hiểu biết về mô hình nông thôn mới không? Có Không Có nghe nhưng chưa rõ
2.2. Ông (bà) tiếp cận những thông tin về chương trình nông thôn mới từ đâu? Từ chính quyền xã Qua các tổ chức đoàn thể của địa phương
Phương tiện thông tin đại chúng Nhận được qua các nguồn khác
2.3. Ông ( bà ) có bao giờ tiếp xúc với cán bộ phát triển nông thôn chưa? Có Thỉnh thoảng Thường xuyên
2.4. Ông bà có tự nguyện tham gia vào xây dựng nông thôn mới không? Tự nguyện hoàn toàn
Bắt buộc phải tham gia
Tham gia cũng được, không tham gia cũng được
2.5. Lý do ông (bà) tham gia vào xây dựng nông thôn mới là gì ? Vì sự phát triển chung của cộng đồng
Vì mục tiêu cá nhân Được lựa chọn Lý do khác
2.6. Ông (bà) đánh giá như thế nào về sự cần thiết của xây dựng nông thôn mới?
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
Kỹ thuật đưa giống lúa mới vào sản xuất Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho lợn Kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho gà, vịt Giám sát thi công công trình xây dựng cơ bản
2.8. Gia đình ông (bà) tham gia vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới như thế nào? Hoạt động Tiền mặt (1000đ) Hiến đất (m2) Đơn giá (1000đ/ m2) Lao động Số người tham gia Số ngày công lao động Đơn giá (1000đ/ ngày) Thàn h tiền (1000 đ) Xây dựng đường giao thông Cải tạo, xây
mới kênh mương Xây dựng nhà văn hóa ... ...
2.9. Ông (bà) có tham gia giám sát các hoạt động của thôn không? Có Không
Nếu có, hình thức giám sát là gì?...…. ... .2.10. Ông (bà) có tham gia vào công tác quản lý tài sản chung của thôn không? Có Không
Nếu có, hình thức quản lý là gì?... ……… III. Những đánh giá chung của người dân
3.1. Việc thực hiện kế hoạch có xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dân ? Có Không
3.2. Theo ông ( bà ), để thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới một cách tốt nhất thì cần ?
Kết hợp giữa dân và hỗ trợ bên ngoài Nhờ các ban ngành giúp đỡ
Thuê bên ngoài
3.3. Những khó khăn trở ngại khi tham gia các hoạt động nông thôn mới? ……… …… ………... 3.4. Ông (bà) có đề xuất ý kiến gì không?
……… …… ………...
Xin chân thành cảm ơn!
Chủ hộ được điều tra Điều tra viên