Khái niệm và mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên” (Trang 26 - 30)

7 KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.1.2 Khái niệm và mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật

Giáo dục là việc chủ thể dùng các cách thức, biện pháp tác động đến đối tượng cần điều chỉnh để đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Tuy nhiên giáo dục pháp luật là một hình thức giáo dục đặc biệt, mang tính độc lập bởi chính vì lẽ hoạt động giáo dục pháp luật là cung cấp các tri thức về pháp luật, nâng cao tình cảm cho đối tượng tiếp 11 Khoản 1 Điều 3 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (Luật số 14/2012/QH13), ngày 20/6/2012.

nhận theo hướng tích cực nhằm hướng mọi người trong xã hội có thói quen và ý thức tuân thủ pháp luật. Theo cách hiểu chung nhất về phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa như sau:

Theo nghĩa hẹp: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng”.12

Theo nghĩa rộng: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một khâu của hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định thông qua các hình thức giáo dục, thuyết phục, nêu gương...nhằm mục đích hình thành ở đối tượng tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi xử sự phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành với các hình thức, phương tiện, phương pháp đặc thù”.13

Như vậy, từ những phân tích trên thì khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên, có thể hiểu: “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên là hoạt động có tính định hướng được tổ chức chặt chẽ, khoa học theo một hệ thống thống nhất, cung cấp kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm và hành vi hợp pháp nhằm hình thành cho sinh viên ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật đúng đắn, tuân thủ pháp luật và tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật”.

Tóm lại, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên là bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh, nhằm góp phần thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có sức khỏe và có kiến thức cơ bản về quốc phòng - an ninh và những kỹ năng quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

Mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng

Mục đích của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho sinh viên đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trang bị những kiến thức về quân sự, quốc phòng và những kỹ năng quân sự cho sinh viên để bản thân sinh viên có khả năng đóng góp vào nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và thế trận của nền quốc phòng toàn dân của nước ta hiện nay. Đó cũng là một 12 Nguyễn Văn Thanh (2020), Giáo dục pháp luật về quốc phòng, an ninh cho sinh viên từ thực tiễn Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Học viên Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.47.

13 Đào Thị Thư (2017), Tổ chức giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường Đại học Quân sự trên địa bàn thành phổ Hà Nội, Học viên Hành chính Quốc gia, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, tr.28.

yêu cầu không thể thiếu trong mục tiêu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng. Thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên còn góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam mới, có đạo đức, có sức khoẻ; đồng thời hình thành ở họ ý thức, tri thức về quốc phòng, kỹ năng hoạt động quân sự cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên cho sinh viên, trước hết nhằm góp phần củng cố vững chắc trận địa tư tưởng; nâng cao ý thức trách nhiệm trong học tập, rèn luyện; xây dựng tinh thần tập thể, nếp sống kỷ luật, văn hoá, lành mạnh, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong tập thể; hỗ trợ, bổ sung kiến thức tạo điều kiện hoàn thành các môn học khác và ý thức trong tham gia giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong Nhà trường cũng như trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên đã lĩnh hội, sau này, khi đã ra trường, trên cương vị người giáo viên, người giảng viên ở các cơ sở đào tạo sẽ có điều kiện làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ và tham gia tích cực vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc.14

Về mục tiêu giáo dục quốc phòng, an ninh được quy định tại Điều 4 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 quy định: “Giáo dục cho công dân về kiến thức quốc phòng và an ninh để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”15.

Việc xác định mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên phải đảm bảo mục đích là phản ánh các nhu cầu của xã hội phù hợp các điều kiện xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Đồng thời, “với mục đích này không thể là sự xác định là chủ quan duy ý chí mà đòi hỏi phải phản ánh được tron hiện thực tiến hành công tác giáo dục pháp luật, đồng thời phải có quan hệ trực tiếp với công tác này”16. Từ đó, việc xác định mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật đối với sinh viên sẽ góp phần định hình được nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên. Vì vậy, mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:

14 Bế Xuân Trường, Nguyễn Bá Dương (2013), Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.29.

15 Điều 4 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013, (Luật số 30/2013/QH13), ngày 19/6/2013.

16 Nguyễn Bá Dương (2009), Tư duy lý luận của Đảng ta về đổi mới giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.45.

Thứ nhất, từng bước mở rộng hệ thống tri thức về an ninh quốc phòng cho sinh viên

Sinh viên có thể tiếp cận với các quy định của pháp luật từ nhiều nguồn tri thức khác nhau từ sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng, từ thầy, cô,….Về phương thức tiếp cận chủ động có thể kể đến đó là tự học hoặc tự học có hướng dẫn từ giáo viên,… bên cạnh các thức tiếp cận chủ động thì có cách thức tiếp cận thụ động như sự giảng daỵ, truyền tri thức từ giáo viên, các buổi sinh hoạt ngoại khoá hoặc sự tuyên tuyền pháp lụật của các cơ quan chuyên môn. Từ đó hình thành tri thức về an ninh quốc phòng làm cơ sở để làm nền tảng giúp cho sinh viên có những kỹ năng cơ bản về quốc phòng an ninh.

Kiến thức an ninh quốc phòng được trang bị phù hợp sẽ phát huy tinh thần yêu nước và nâng cao ý thức, trách nhiệm và tinh thần tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh. Đồng thời, từng bước mở rộng tri thức về an ninh quốc phòng, giúp cho mỗi sinh viên “am hiểu hơn về pháp luật và biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý”17. Theo đó, kiến thức về an ninh quốc phòng góp phần định hướng cho sinh viên có nhận thức đúng đắn từ đó có khả năng quân sư cần thiết nhằm bảo đảm cho sinh viên có khả năng đóng góp một phần sức lưc của mình vào công cuộc củng cố nền quốc phòng nhân dân,

bảo vệ Tổ quốc đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Nam xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, củng cố nhận thức, ý thức trách nhiệm, lòng yêu nước, tự hào về truyền thống của dân tộc ta

Niềm tin là cơ sở, tiền đề quyết định của hành vi và niềm tin vào cách mạng, điều đó đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của cá nhân. Hay nói cách khác là sự tin tưởng vững chắc vào cách mạng nước ta.

Trên thực tế, cũng có không ít trường hợp những người có kiến thức pháp luật nhưng lại không có niềm tin vào pháp luật, đồng thời lợi dụng kẽ hở của pháp luật để thực hiện hành vi phạm pháp luật hoặc trục lợi cho bản thân. Vì vậy, khi thanh niên có lòng tin vào pháp luật thì không cần một sự tác động bổ sung nào đến từ phía Nhà nước để định hướng thực hiện hành vi của bản thân. Có niềm tin vào sự công bằng của

17 Bộ Tư pháp (2012), Đặc sản tuyên truyền pháp luật, chuyên đề Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Hà Nội, tr.39.

pháp luật, con người sẽ có hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật một cách độc lập, tự nguyện.18

Thứ ba, giáo dục ý thức nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho sinh viên các cơ sở giáo dục đại học

Tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên nhằm hình từng bước thành ý thức pháp luật cho sinh viên. Theo đó, kết quả cuối cùng của hoạt này được thể hiện ở hành vi xử sự tuân thủ pháp luật của sinh viên. Hoạt động giáo dục pháp luật là “tiền đề để giáo dục nhân cách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật”.19

Tóm lại, mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về pháp luật giúp cho sinh viên nâng cao hiểu biết về pháp luật, hình thành thói quen sống và làm việc tuân theo pháp luật, biết cách xử sự hợp pháp, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hiện tượng vi phạm pháp luật, điều lệnh, quy định, quy chế, đặc biệt là quy chế huấn luyện, lễ tiết, tác phong. Đồng thời giúp sinh viên tự ý thức về mình một cách đúng đắn và có thể tự kiểm tra, tự nhận thức, xét đoán về những suy nghĩ, hành vi, ứng xử pháp luật của mình đối với xã hội và tập thể.

Một phần của tài liệu Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên” (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w