7 KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.2.2 Đặc điểm về nội dung
Phổ biến, giáo dục quốc phòng an ninh trên cơ sở đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục quốc phòng an ninh cho sinh viên. Bên cạnh đó, kế thừa và phát huy truyền thống giáo dục quốc phòng an ninh của dân tộc ta và của cách mạng. Công tác phổ biến, giáo dục quốc phòng an ninh còn phải bám sát sự vận động, diễn biến về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, vào nhiệm vụ quốc phòng an ninh.
Phổ biến, giáo dục quốc phòng an ninh là một bộ phận quan trọng của công tác quốc phòng an ninh. Do đó, công tác này có mối quan hệ mật thiết với tình hình thực tiễn hiện nay và có sự liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Vì vậy, nội dung phổ biến, giáo dục quốc phòng an ninh cần làm rõ âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, từ đó triển khai đến sinh viên để hiểu rõ tình hình cụh thể, “biết địch, biết ta” để nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, từ đó sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng là một cụm từ có nghĩa rộng. Nội dung giáo dục pháp luật về an ninh, quốc phòng rất đa dạng, phong phú, gồm những nội dung liên quan đến lĩnh vực quốc phòng và an ninh được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật như: “Bộ Luật, Luật, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các quy định của Bộ Quốc phòng,....ngoài các văn bản quy phạm pháp luật, thì còn tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho sinh viên một số văn bản chuyên ngành (là văn bản hình thành trong quá trình thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định) hoặc văn bản hành chính (là văn bản hình thành trong quá trình chủ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức) có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng và an ninh”.20
20 Lương Cường (2020), “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Tạp chí cộng sản, số 92, tr.34.
Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng dẫn đến sự hình thành ở đối tượng giáo dục hệ thống kiến thức về an ninh quốc phòng và hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục an ninh quốc phòng để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước, lòng tự hào dân tộc. Nội dung của phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng được xác định trên cơ sở mục đích, yêu cầu cũng như xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của đối tượng giáo dục; đảm bảo xác định đúng sẽ góp phần tăng hiệu quả công tác này21. Theo quy định tại Điều 10 của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, nội dung của phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
“Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành;
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế;
- Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật”.22
Từ các nội dung nêu trên, có thể thấy phạm vi nội dung của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là rất rộng và đa dạng tùy vào từng lĩnh vực và đối tượng cụ thể. Đối với tổ chức Đoàn, phạm vi giáo dục pháp luật cho sinh viên nhằm cung cấp những kiến thức, thông tin pháp luật cụ thể, liên quan trực tiếp đến sinh viên, bao gồm những thông tin cơ bản về các quyền và nghĩa vụ của công dân, bộ máy, cơ chế thực thi bảo vệ công dânc cũng như các luật cụ thể liên quan gần trong cuộc sống hàng ngày như pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội... những kiến thức này giúp sinh viên ý thức được quyền và nghĩa vụ công dân, những giới hạn trong hành vi xử sự hằng ngày, từ đó ý thức được những quyền và lợi ích chính đáng của bản thân, từ đó, có nền tảng tri thức pháp luật để tiếp cận các lĩnh vực của cuộc sống, vận dụng vào thực tế cuộc sống.23
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên với những đặc điểm đặc thù về đối tượng là sinh viên nên nội dung phổ biến, giáo dục 21 Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Thị Báo (2007), “Giáo dục quyền con người trong các cơ sở đào tạo không có chuyên ngành luật: vấn đề và giải pháp”, Tạp chí Khoa giáo, số 1&2, tr.11
22 Điều 10 của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012(Luật số 14/2012/QH13), ngày 20/6/2012.
23 Lương Cường (2020), “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Tạp chí cộng sản, số 92, tr.34.
pháp luật về an ninh quốc phòng cũng có những nét đặc thù riêng phù hợp với khả năng tiếp thu các kiến thức pháp luật của sinh viên, cụ thể là:
Thứ nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là: “một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự điều phối, tổ chức thực hiện của các cơ quan nhà nước và các tổ chức, đoàn thể”24. Chính vì thế, việc phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên các trường đại học luôn có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng Nhà nước hiện nay, đây là “khâu then chốt, quan trọng để chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng cá nhân sinh viên trong xã hội”25. Chính vì vậy, khi phổ biến, giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học cũng chính là một hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã khẳng định: “Phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”.26
Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật
Muốn thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp về an ninh quốc phòng cho sinh viên trước hết cần phải có sự am hiểu sâu rộng các kiến thức về quốc phòng an ninh, đồng thời dưới góc độ lập pháp phải quy định chặt chẽ, có hệ thống, tránh chồng chéo, trồng lập, có như vậy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên mới có hiệu quả. Có thể thấy hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên là cầu nối để chuyển tải nội dung quy định pháp luật vào cuộc sống. Nói cách khác, “đó quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầu bằng cách phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân mà 24 Thông tư số 03/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ Giáo dục và đào tạo về ban hành chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học.
25 Bế Xuân Trường, Nguyễn Bá Dương (2013), Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.29.
26 Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
trực tiếp ở đây là các sinh viên đại học, việc thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào - tuân thủ, chấp hành pháp luật, vận dụng pháp luật hay áp dụng pháp luật”.27
Bản chất của quy định về an ninh quốc phòng của nước ta hiện nay là hệ thống các kiến thức, kỹ năng có liên quan đến lĩnh vực quân sự, công tác quốc phòng đòi hỏi sinh viên phải nắm vững để vận dụng trong thực tiễn, góp phần giáo dục toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên chứa đựng các kiến thức cả về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật quân sự. Do đó, không phải lúc nào việc phổ biến cũng được các đối tượng nắm và thực hiện. Song, dù nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng dù có tốt đẹp nhưng không được các đối tượng biết đến thì vẫn không thể đi vào cuộc sống28. Chính vì vậy, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên chính là phương tiện truyền tải những nội dung quy định pháp luật về an ninh quốc phòng đến sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, giúp cho mỗi sinh viên nắm bắt được kiến thức về an ninh quốc phòng.
Thứ ba, quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên được tiến hành nghiêm túc nhằm điều chỉnh bằng nội quy, quy định của nhà trường. Đây là điều kiện tiên quyết trong giáo dục của trường, có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành ý thức pháp luật cho sinh viên.
Thứ tư, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên đối với sinh viên đòi hỏi nhà trường phải sử dụng các phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp với khả năng nhận thức của sinh viên. Trong tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên cần chú trọng sự liên kết, phối hợp của các cơ quan quân sự địa phương và các đơn vị quân đội khác. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần có sự hợp đồng chặt chẽ giữa các khoa, bộ môn, các phòng, ban chức năng, giữa các nguồn, các giảng viên chuyên trách, kiêm nhiệm, hợp đồng thỉnh giảng, đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của đảng ủy, ban giám hiệu, hiệu trưởng nhà trường. Bởi lẽ, về nguyên tắc phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên là phải kết hợp giáo dục quốc phòng và an ninh với giáo dục chính trị tư tưởng, phổ biến, giáo dục pháp luật và gắn với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện. Đồng thời,
27 Trịnh Tuấn Hoài (2013), Quản lý Nhà nước về quốc phòng - an ninh cho sinh viên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục, Học viện Chính gia, Hà Nội, tr.49.
28 Nguyễn Quốc Sửu (2011), Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.28.
“chương trình, nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh phải phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng kịp thời tình hình thực tế”29.