Đặc điểm về phương pháp, chủ thể và đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên” (Trang 35)

7 KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.2.3 Đặc điểm về phương pháp, chủ thể và đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật

sinh viên là truyền đạt những trách nhiệm của công dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và những văn bản pháp luật về an ninh quốc phòng.

Như vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên là một nội dung của giáo dục pháp luật, nên hội đủ các tính chất của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Song, nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh và quốc phòng phải gắn liền với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và các nội dung giáo dục khác trong tổng thể điều kiện kinh tế - xã hội đất nước. Do vậy, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng không thể tách rời với giáo dục lý luận chính trị, một bộ phận của công tác tư tưởng.

1.2.3 Đặc điểm về phương pháp, chủ thể và đối tượng phổ biến, giáo dụcpháp luậtpháp luậtpháp luậtpháp luật pháp luật

1.2.3.1 Đặc điểm về phương pháp

“Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng là hệ thống những cách thức tác động của chủ thể giáo dục nhằm hình thành ở sinh viên ý thức tuân thủ pháp luật và xử lý hiệu quả các tình huống pháp luật nảy sinh trong đời sống”30. Với tư cách là một bộ phận của giáo dục toàn dân, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng giúp sinh viên nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật về an ninh, quốc phòng. Vì vậy, đội ngũ giảng viên phải nắm vững, vận dụng phương pháp sư phạm phù hợp với chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật về an ninh, quốc phòng cho sinh viên. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, cần mạnh dạn áp dụng phương pháp truyền đạt truyền thống với các phương pháp mới như phương pháp tư duy sáng tạo hoặc phương pháp truyền đạt tích cực.

Hiện nay có nhiều phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng. Theo cách tiếp cận của các nhà luật học, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng bao gồm phương pháp thuyết trình, phương pháp thảo luận, phương pháp thông tin pháp luật. “Dưới góc độ khoa học giáo dục, các nhà giáo 29 Điều 5 Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 (Luật số 30/2013/QH13), ngày 19/6/2013.

30 Nguyễn Duy Nguyên (2018), “Luật Quốc phòng 2018 – Bước phát triển mới về tư duy bảo vệ Tổ Quốc”, Tạp chí quốc phòng toàn dân, tr.18.

dục học cho rằng phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng bao gồm nhóm phương pháp thuyết phục, nhóm phương pháp tổ chức hoạt động, nhóm phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi”.31

Để quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên đạt được chất lượng cao, các trường đã sử dụng các phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng phong phú và đa dạng khác nhau nhưng có thể phân thành các nhóm cơ bản sau:

Thuyết phục: Đây là phương pháp nhằm tác động vào nhận thức của sinh viên

để mỗi sinh viên hình thành ý thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đây là dùng lý lẽ và những tấm gương tiêu biểu trong lịch sử để phân tích, chứng minh giúp sinh viên hiểu và nhận thấy, từ đó tuân theo những giá trị pháp luật.

Phương pháp giảng dạy: trong giáo dục nói chung và trong phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên nói riêng thường được áp dụng là:

+ Phương pháp giảng dạy pháp luật: Đây là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giảng viên và sinh viên, trong đó chủ yếu áp dụng các phương pháp phương pháp đàm thoại, phương pháp trực quan, phương pháp thảo luận nhóm,... và tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng ngoài giờ lên lớp.

+ Phương pháp tổ chức hoạt động quân sự: Đây là nhóm phương pháp mang

tính đặc thù trong phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên, theo đó phương pháp này nó được gắn liền với các hoạt động giáo dục về an ninh, quốc phòng của nhà trường. Phương pháp này nhằm hình thành kỹ năng, hành vi và thói quen là phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên tốt nhất để tập dượt, rèn luyện các hành vi pháp luật trong cuộc sống. Phương pháp này gồm phương pháp luyện tập và phương pháp rèn luyện. “Luyện tập là tổ chức cho sinh viên thực hiện một cách đều đặn, có kế hoạch, có hệ thống các hành động nhất định nhằm biến chúng thành thói quen, thành thuộc tính bền vững của nhân cách. Rèn luyện là phương pháp giáo dục trong đó nhà giáo dục đưa sinh viên vào cuộc sống xã hội để tham gia vào các hoạt động khác nhau nhằm thể nghiệm và thể hiện ý thức, thái độ của mình đồng thời xâm nhập vào những tình huống thực tiễn để

31 Nguyễn Thị Hồng Yến (2019), “Vai trò và sự tham gia của các cơ sở nghiên cứu/đào tạo trong thực hiện các khuyến nghị UPR về giáo dục quyền con người tại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 4, tr.32.

giải quyết, ứng phó, xây dựng cho sinh viên các kỹ năng sống cần thiết cho bản thân”.32

+ Phương pháp động viên, khuyến khích: Đây là phương pháp động viên, khuyến khích là hệ thống các biện pháp kích thích vật chất hoặc tinh thần nhằm củng cố lòng tin, nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên. Đây là phương pháp được áp dụng nhiều trong các cuộc thi tìm hiểu pháp luật của trường.

Như vậy, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên rất đa dạng, mỗi phương pháp đều có đặt thù riêng, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, song giữa các phương pháp luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Đặc điểm nổi bật về phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên là ở sự phóng khoáng, nhấn mạnh tư duy phản biện và tăng cường năng lực hoạt động thực tiễn cho sinh viên.

1.2.3.2 Đặc diểm về chủ thể

Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viênlà đội ngũ giảng viên là sĩ quan do Bộ Quốc phòng biệt phái đến các trường đại học hoặc là đội ngũ giáo viên trong biên chế cơ hữu và thực hiện hợp đồng, thỉnh giảng. Đội ngũ giảng viê phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên luôn luôn đóng vai trò quyết định nhằm nâng cao chất lượng môn học. Chủ thể phổ biến, phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng đối với sinh viên các trường đại học rất đa dạng. Đây là lực lượng lao động trí tuệ có chất lượng cao trong xã hội.

Việc tổ chức hệ thống quản lý, việc chỉ đạo công tác trong các nhà trường đều được đặt dưới sự chỉ đạo chung của trường, có nghĩa là dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn Quốc phòng – an ninh. Việc chỉ đạo, quản lý từng trường, từng mặt công tác nhà trường được thực hiện theo sự phân công của Hiệu trưởng trường, Trưởng khoa, Trưởng bộ môn.

Đơn vị sinh viên là phân đội quản lý và rèn luyện sinh viên về mọi mặt, được tổ chức tùy theo tính chất, đặc điểm của từng trường. Đối với các sinh viên có chuyên ngành chỉ huy, tham mưu thì đơn vị sinh viên được tổ chức thành hệ, lớp; hoặc tổ chức đơn vị sinh viên thành tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội. Đơn vị sinh viên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hiệu trưởng và người chỉ huy đơn vị sinh viên. Người chỉ huy đơn 32 Lê Minh Vụ (2006), Đổi mới giáo dục quốc phòng trong hệ thống giáo dục quốc gia, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr.49.

vị sinh viên được biên chế từ cấp trung đội hoặc lớp trưởng, đến cấp tiểu đoàn hoặc hệ. Cấp phó trung đội trưởng trung đội sinh viên do sinh viên đảm nhiệm theo sự chỉ định của người chỉ huy đơn vị sinh viên.

Với tính chất đặc thù của chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên trong các trường đại học rất đa dạng, có thể chia thành các nhóm sau:

Nhóm thứ nhất: Đội ngũ giảng viên là sĩ quan do Bộ Quốc phòng biệt phái ra các trường đại học hoặc là lãnh đạo, quản lý trong các trường đại học quân sự.

Nhóm thứ hai: Đội ngũ giảng viên là những được đào tạo và có trình độ pháp luật về an ninh quốc phòng, đồng thời có năng lực và khả năng sư phạm. Đây là lực lượng chính làm công tác giảng dạy kiến thức về an ninh quốc phòng trong các nhà trường đại học.

Nhóm thứ ba: Báo cáo viên là cán bộ chính trị trong Bộ Chỉ huy Quân sự địa phuơngchủ yếu là cán bộ chính ủy, chính trị viên các cấp hoặc là cán bộ ban ngành được Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh tập huấn hàng năm theo các chuyên đề phổ biến, giáo dục pháp luật. Đội ngũ này có khả năng truyền đạt những kiến thức cơ bản về an ninh quốc phòng đến với sinh viên.

1.2.3.3 Đặc điểm về đối tượng

Đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng là sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Giáo dục Quốc phòng và an ninh năm 2013 quy định: “Tổ chức, cá nhân người nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm tuân theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan đến giáo dục pháp luật về Quốc phòng và an ninh”33. Việc phân loại đối tượng phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên hết sức quan trọng, cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả phổ biến pháp luật. Tuy nhiên, các chủ thể phổ biến pháp luật hầu như chưa chú ý tới việc phân loại đối tượng theo các tiêu chí nêu trên để tổ chức phổ biến pháp luật một cách hợp lý nhất, để lựa chọn chủ thể, phương pháp và hình thức phổ biến pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chính điều này đã làm giảm hiệu quả tổ chức thực hiện phổ biến pháp luật cho sinh viên.

“Giáo dục quốc phòng và an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân34. Học tập, bồi dưỡng kiến thức về an ninh quốc phòng là quyền lợi và nghĩa vụ của toàn dân, nhằm góp phần đào tạo con người phát triển toàn diện để có thể tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”35. Phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng được tiến hành bằng nhiều phương pháp với nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tại Điều 12 Luật giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2018 quy định: “Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn học chính khóa; Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bổ sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc; Tổ chức dạy và học tập trung tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hoặc trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học. Trong chương trình đào tạo, căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức cho người học nghiên cứu, học tập ngoại khóa với nội dung và hình thức thích hợp”.36

Lực lượng trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên là đội ngũ giảng viên ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh và cán bộ quản lý lớp học. Khoa Giáo dục quốc phòng có chức năng nghiên cứu, giảng dạy các môn Giáo dục quốc phòng – an ninh cho sinh viên theo kế hoạch. Để thực hiện chức năng, Khoa Giáo dục quốc phòng xây dựng chương trình chi tiết, điều hành và tổ chức thực hiện các kế hoạch giảng dạy đã được phê duyệt, sau đó bố trí giảng viên giảng dạy phù hợp với khả năng chuyên môn của từng người, thực hiện kế hoạch kiểm tra, thi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Đội ngũ giảng viên Giáo dục quốc phòng – an ninh cho sinh viên ở các trường Đại học, cao đẳng hiện nay là những sĩ quan quân đội biệt phái, giảng viên của các học viện, nhà trường quân đội 34 Hà Mai Hiên (2011), “Xây dựng chiến lược quyền con người ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế”, Sách tham khảo “Giáo dục quyền con người – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB. Khoa học xã hội, tr.388-390, tr.28.

35 Lê Minh Vụ (2009), Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.24.

đang công tác hoặc đã nghỉ hưu giảng dạy theo chế độ hợp đồng, thỉnh giảng. Nhiệm vụ của họ là chuẩn bị tốt bài giảng được phân công và trực tiếp giảng dạy; chịu trách nhiệm cá nhân về nội dung giảng dạy. Cán bộ phụ trách lớp, cán bộ quản lý sinh viên chịu trách nhiệm quản lý, rèn luyện sinh viên ngoài giờ và tổ chức các hoạt động ngoại khoá trong giai đoạn huấn luyện thực hành.

Như vậy, việc phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên cũng cần có những nội dung, hình thức đảm bảo linh hoạt, đa dạng, theo các yêu cầu, mục tiêu giáo dục pháp luật đề ra, đồng thời phải phù hợp với suy nghĩ, tâm lý, thời gian và công việc của từng nhóm, từng đối tượng sinh viên cụ thể, giúp thanh niên tiếp thu thông tin, kiến thức pháp luật được tốt hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Phổ biến, giáo dục pháp luật an ninh quốc phòng là một trong những nội dung được quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận văn tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến phổ biên, giáo dục pháp luật an ninh quốc phòng cho sinh viên.

Trong phạm vi chương 1 tác giả đã nghiên cứu và trình bày một số cơ sở lý luận cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh, quốc phòng cho sinh viên như các khái niệm, mục đích, các quan điểm cơ bản về phổ biến, giáo dục pháp luật; Đặc điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên. Trên cơ sở đó sẽ là tạo được cơ sở lý luận vững chắc để tác giả nghiên cứu thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật an ninh quốc phòng cho sinh viên.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG CHO SINH VIÊN TẠI TRÀ VINH

2.1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ AN NINH QUỐC PHÒNG CHO SINH VIÊN TẠI TRÀ VINH

2.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa

Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa có sức ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho cho sinh viên thông qua việc tác động

Một phần của tài liệu Luận văn Phổ biến, giáo dục pháp luật về an ninh quốc phòng cho sinh viên” (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w