cải cách thủ tục hành chính
Tăng cường trách nhiệm của công chức, viên chức và nhân viên trong cải cách TTHC là một trong những giải pháp quan trọng. Công chức, nhân viên là người trực tiếp thực hiện các thủ tục hành chính, tiếp xúc với người dân, nên phải chọn, cử cán bộ công chức có trình độ, năng lực, có tâm với công việc và thân thiện, đặc biệt đối với cán bộ, công chức được cử làm việc tại Bộ phận Một cửa.
o Thứ nhất, mỗi cán bộ, công chức cần xác định rõ trách nhiệm của mình, có kế
hoạch để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
• Trong giao tiếp, phục vụ nhân dân cần có thái độ hòa nhã, cởi mở, không nên có thái độ hách dịch, chèn ép nhân dân, gây bức xúc cho nhân dân. Có kế hoạch sắp xếp công việc hợp lý, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
• Mỗi cán bộ, công chức trong thực thi công vụ nói chung, và cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết TTHC cho người dân cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong phục vụ nhân dân, không ngừng học hỏi, rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để phục vụ nhân dân tốt hơn.
o Thứ hai, Tăng cường tuyên truyền để người dân tham gia góp ý xây dựng
hoàn thiện bộ máy nhà nước, đội ngũ công chức, nhân viên.
• Phát huy dân chủ, mở rộng sự tham gia của người dân vào công việc quản lý nhà nước, nhằm bảo đảm cho Nhà nước giữ vững bản chất là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hiến pháp năm 1946 khẳng định "...Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,
không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo" (Điều thứ 1). "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa" (Điều thứ 6), "...đều được tham gia chính quyền và công cuộc kiến thiết tùy theo tài năng và đức hạnh của mình" (Điều thứ 7).[9]
• Hiện nay, tỷ lệ người dân tham gia vào gửi phản ánh kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền rất ít so với những bức xúc của người dân đối với việc giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa lại. Nguyên nhân chủ yếu do tâm lý chung của người dân chưa tin tưởng vào chính quyền, việc tiếp thu giải quyết các vấn đề mà nhân dân nêu ra chậm và luôn bị tránh né làm giảm lòng tin và nhiệt tình của người dân.… Vì vậy, cần thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia, góp ý của người dân như: Thực hiện gửi Thư cảm ơn đến những tổ chức, cá nhân phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm của công chức, nhân viên và tham gia đóng góp ý kiến thiết thực, hiệu quả về công tác cải cách hành chính của Thành phố. Việc gửi Thư cảm ơn cho người dân thể hiện “sự tôn trọng và sự quan trọng” đối với những ý kiến đóng góp của người dân đối với việc tham gia hoàn thiện tổ chức bộ máy cũng như hoàn thiện đội ngũ cán bộ công chức. Thể hiện được những đóng góp, phản ánh, kiến nghị của người dân đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp thu, giải quyết, khi nhận được phản hồi thông qua Thư cảm ơn, cũng là một hình thức để người dân có thể theo dõi được những góp ý, phản ánh kiến nghị của mình đang được cơ quan nào giải quyết, hoặc lý do vì sao không được giải quyết. Như vậy, sẽ làm cho người dân tin tưởng hơn, nhiệt tình hơn đối với việc góp ý xây dựng, hoàn thiện bộ máy, cũng như đội ngũ cán bộ, công chức. Đồng thời, qua những góp ý, kiến nghị, phản ánh của người dân, cơ quan đơn vị sẽ kịp thời chấn chỉnh những cán bộ, công chức có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, cũng như có kế hoạch để khắc phục những tồn tại, hạn chế.
o Thứ ba, triển khai lấy phiếu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về cán
bộ, công chức và lãnh đạo các phòng chuyên môn có liên quan đến giải quyết TTHC.
• Hàng năm, UBND đều triển khai thực hiện khảo sát, lấy ý kiến góp ý của người dân đối với việc tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Bộ phận Một cửa. Tuy nhiên, do Phiếu khảo sát đánh giá tổng thể việc tiếp nhận và giải quyết TTHC, quá trình giải quyết TTHC cho người dân, chưa thực hiện đánh giá cụ thể đối với từng cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa nên chưa có cơ sở để thực hiện việc xếp loại, đánh giá đối với từng cá nhân.
• Vì vậy, cần phải thực hiện khảo sát, triển khai đánh giá sự hài lòng của người dân đối với từng cán bộ, công chức và lãnh đạo các phòng chuyên môn có liên quan đến giải quyết TTHC như phát phiếu khảo sát định kỳ, thực hiện khảo sát trực tiếp thông qua thiết bị đánh giá điện tử. Thiết bị đánh giá điện tử hiển thị đầy đủ hình ảnh, họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của cán bộ, công chức thực hiện tiếp nhận, trả kết quả cho nhân dân. Khi người dân không hài lòng, bức xúc có thể dễ dàng đánh giá. Khi người dân thực hiện đánh giá thành công, kết quả đánh giá sẽ được gửi đến cho cán bộ quản lý để kiểm tra nguyên nhân và theo dõi, tổng hợp. Hình thức này đảm bảo tính khách quan, nhanh chóng, thuận tiện.
• Việc thực hiện đánh giá mức độ hài lòng đối với từng cán bộ, công chức và lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn sẽ nâng cao được trách nhiệm của từng cá nhân trong thực thi nhiệm vụ. Thông qua kết quả khảo sát, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sẽ kịp thời đưa ra những hình thức xử lý đối với với những cán bộ, công chức có hành vi vi phạm, mức độ hài lòng thấp như nhắc nhở, chấn chỉnh để khắc phục, hoặc kiểm điểm trách nhiệm, luân chuyển, hoán đổi vị trí làm việc. Đồng thời, kịp thời động viên, khen thưởng đối với cán bộ, công chức thường xuyên được đánh giá mức độ hài lòng cao.
o Thứ tư, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong
thực hiện cải cách TTHC.
• Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải xác định rõ trách nhiệm của mình, phải thường xuyên học hỏi, trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Đối với các cơ quan, đơn vị có liên quan đến Bộ phận Một cửa, người đứng đầu cơ quan đơn vị định kỳ tổ chức họp, làm việc với các cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận Một cửa để kịp thời điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, sắp xếp nhân sự cho phù hợp, đề ra các giải pháp hạn chế xử lý hồ sơ trễ hẹn, chấn chỉnh, nhắc nhở những cán bộ, công chức có hành vi hách dịch, gây phiền hà cho người dân. Thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức trong việc thực hiện tiếp nhận, trả kết quả cho người dân. Đồng thời, có những chính sách khuyến khích cán bộ, công chức trong công việc như khen thưởng đột xuất, chuyên đề, đề nghị UBND thành phố khen thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc… • Trong công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách TTHC nói
riêng, vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đóng vai trò rất quan trọng. Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác CCHC, cải cách TTHC phải thực hiện quản lý điều hành gồm: Chỉ đạo, điều hành; ban hành Kế hoạch; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát; ban hành kế hoạch tuyên truyền; định kỳ thông tin, báo cáo … Bên cạnh việc tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức thì cần phải tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu.
• Đối với những cơ quan, đơn vị để xảy ra tình trạng giải quyết hồ sơ TTHC quá hạn, công chức, viên chức vi phạm trong quá trình thực thi công vụ tùy theo hậu quả và mức độ thường xuyên để xảy ra vi phạm mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó cũng phải chịu trách nhiệm, xử lý kỉ luật theo đúng quy định: kiểm điểm, phê bình, nhắc nhở trước các cuộc họp giao ban tháng, quý của UBND thành phố, chuyển đổi vị trí công tác.
• Đối với những cơ quan, đơn vị có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, UBND thành phố cần quan tâm, khen thưởng kịp thời, tạo động lực để phát huy năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.