Giám sát chặt chẽ các khoản vay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 102 - 105)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.6. Giám sát chặt chẽ các khoản vay

- Xác định một số giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh: Xác định

mức tăng trưởng tín dụng cho từng ngành nghề phù hợp tại từng giai đoạn trên cơ sở phân tích, báo cáo về xu hướng phát triển, mức độ rủi ro của các ngành nghề, lĩnh vực. Rà soát nhóm các khách hàng liên quan tại Chi nhánh, phối hợp chặt chẽ với Hội sở chính và các Chi nhánh khác trong hệ thống để xác định giới hạn dư

nợ cho 01 khách hàng, nhóm khách hàng liên quan tại Chi nhánh đảm bảo giới hạn của khách hàng, nhóm khách hàng trong toàn hệ thống Agribank tuân thủ quy định của NHNN về các tỷ lệ an toàn trong hoạt động.

- Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay

Trên thực tế, nguyên nhân để RRTD xảy ra không phải tất cả đều do phương án vay vốn kém hiệu quả hay do khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do CBTD không thực hiện việc kiểm tra giám sát khoản vay chặt chẽ, thường xuyên, dẫn đến việc ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi khách hàng kết thúc phương án kinh doanh. Cũng như không phát hiện kịp thời việc khách hàng có thể dùng nguồn tiền này để sử dụng sai mục đích như trong hợp đồng tín dụng đã ký... Vì vậy, để phòng ngừa RRTD xảy ra, đề nghị các CBTD phải thực hiện công việc kiểm tra giám sát khoản vay một cách chặt chẽ và thường xuyên. Cụ thể:

+ Khi thực hiện giải ngân, CBTD cần phải xem xét tính hợp lý giữa mục đích vay vốn, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các khoản chi phí trong nhu cầu vốn của khách hàng; đảm bảo việc giải ngân phải có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt, khuyến khích khách hàng nhận nợ vay bằng hình thức chuyển khoản để việc kiểm soát mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng được dễ dàng hơn.

+ Phải có kế hoạch định kỳ đi kiểm tra tình hình hoạt động thực tế đối với từng khách hàng vay (tùy thuộc vào kết quả xếp hạng nội bộ, uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng…). Trong kiểm tra sử dụng vốn, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về cân đối hàng tiền, về tài sản bảo đảm của khách hàng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. Để việc kiểm tra sử dụng vốn vay có hiệu quả giúp phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro, CBTD cần chủ động đề xuất việc sử dụng một hoặc đồng thời các phương thức kiểm tra khác nhau như kiểm tra thực tế tại hiện trường, kiểm đếm hàng hóa tại kho hàng, cộng sổ đối chiếu giá trị trên hóa đơn với thẻ xuất nhập kho, kiểm tra sổ sách chứng từ kế toán. Các loại giấy tờ cần được sao chụp lưu giữ để làm căn cứ kết luận

việc sử dụng vốn vay của khách hàng khi kiểm tra, đồng thời thu thập được những thông tin quan trọng, giúp hiểu rõ công việc kinh doanh của khách hàng đầy đủ hơn.

+ Biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay phải thể hiện đầy đủ các thông tin về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, hàng tồn kho, công nợ của khách hàng, hiện trạng và giá trị TSBĐ tại thời điểm kiểm tra… Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Đồng thời phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xảy ra, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay mang tính đối phó, qua loa.

+ Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của RRTD như khi khách hàng vay thường xuyên chậm trả lãi, trả gốc, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh… để có những biện pháp xử lý chủ động và kịp thời khi RRTD có nguy cơ xảy ra.

+ Cần vấn tin CIC thường xuyên để nắm bắt kịp thời tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng, từ đó có những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời khi RRTD phát sinh.

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng của cán bộ, Chi nhánh cần xây dựng quy trình và quy định chặt chẽ về công tác hậu kiểm của bộ phận kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ quy định hiện hành. Vì vậy, đề xuất các ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa việc đào tạo chuyên môn cũng như bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, để các cán bộ này có đủ khả năng và trình độ nhận biết, phát hiện ra những sai phạm cũng như những thiếu sót trong hồ sơ tín dụng của phòng khách hàng, từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm hạn chế tối đa sự thiệt hại về vốn cho ngân hàng. Để công việc kiểm tra kiểm soát nội bộ có hiệu quả, đòi hỏi các cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phải thỏa các yêu cầu sau:

+ Phải có sự hiểu biết thông suốt về pháp luật, quy trình, quy định của ngành cũng như của hệ thống.

+ Phải có trình độ năng lực chuyên môn cao.

Ngoài việc cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải thỏa những yêu cầu trên. Trên thực tế, trong quá trình kiểm tra giám sát còn đòi hỏi cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ phải:

+ Phát huy vai trò trong việc kiểm soát hồ sơ tín dụng.

+ Đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, các quy định quy chế cho vay của hệ thống.

+ Công việc kiểm tra giám sát phải được phản ánh một cách trung thực và kịp thời, khi phát hiện hồ sơ có sai sót thì phải có biện pháp chỉnh sửa và khắc phục ngay. Trường hợp không khắc phục được thì phải báo cáo về cấp trên để có biện pháp chấn chỉnh và xử lý kịp thời, tránh trường hợp các cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát vì cả nể, e dè, sợ va chạm mà bỏ qua những RRTD có thể xảy ra. Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ thực hiện tốt những điều này thì chắc chắn chất lượng QLRRTD sẽ có hiệu quả và ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây i (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w