6. Cấu trúc đề tài
2.3.1 Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng
a) Mô hình quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tương đối hoàn chỉnh Trong những năm gần đây, mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh luôn ổn định về cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động và hoàn thiện dần để thích hợp với định hướng chung của Agribank cũng như mô hình tổ chức hoạt động chung của Chi nhánh. Công tác kiểm tra giám sát hoạt động cho vay được thực hiện ở tất cả các khâu trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay, đảm bảo sự
nhất quán, logic, hợp lý và chính xác trong quá trình thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng về phía khách hàng. Cụ thể:
- Giám sát trước khi cho vay: Cán bộ quản lý khách hàng độc lập xem xét các vấn đề về khoản vay, tài sản đảm bảo, việc tuân thủ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng một cách chặt chẽ. Trong đề xuất tín dụng phải bao gồm các thông tin định lượng và định tính về khách hàng, thông tin quản lý, phân tích ngành và vị thế trên thị trường của khách hàng, bao gồm cả năng lực tài chính và dự báo tài chính liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.
- Thực hiện giám sát trong khi cho vay: Cán bộ quan hệ khách hàng xác định mục đích vay vốn của khách hàng, từ đó yêu cầu về chứng từ giải ngân phải đầy đủ và hợp lệ theo quy định. Cán bộ quản trị tín dụng kiểm tra lại tính đầy đủ và hợp lệ của các chứng từ trước khi khởi tạo khoản vay.
- Thực hiện giám sát sau khi cho vay: Cán bộ quan hệ khách hàng tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ về tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảo nợ vay, nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra. Phòng quản lý rủi ro cử cán bộ đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác của cán bộ quan hệ khách hàng. Cán bộ quan hệ khách hàng theo dõi nợ vay, nhằm phát hiện khách hàng trả nợ không theo kế hoạch ban đầu, là đầu mối phát hiện các rủi ro tín dụng và phối hợp với bộ phận quản lý rủi ro có phương án xử lý trình lãnh đạo phê duyệt, cán bộ quan hệ khách hàng là người trực tiếp xếp loại khách hàng định kỳ theo quy định tại hệ thống định hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng.
Tuy nhiên trong quá trình kiểm soát cho vay, do trình độ CBTD còn hạn chế nên vẫn còn một số hạn chế trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cho vay. Chẳng hạn: CBTD không quản lý được thu nhập, nguồn tiền về của khách hàng để trả nợ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Nhiều khi việc trả nợ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của khách hàng mà thiếu sự đôn đốc, nhắc nhở của CBTD…
b) Về công tác nhận biết rủi ro tín dụng
Để sớm nhận biết các rủi ro trong hoạt động tín dụng, các cán bộ QLKH tại Agribank chi nhánh Hà Tây I thực hiện các công tác như:
- Yêu cầu khách hàng thực hiện chuyển doanh thu bán hàng, thu nhập qua tài khoản tại Agribank chi nhánh Hà Tây I để thường xuyên theo dõi tình hình doanh thu, nhu cầu thanh toán của khách hàng. Từ đó, kịp thời phát hiện sự tăng, giảm bất thường trong hoạt động kinh của doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp xử lý, giảm thiểu rủi ro đối với các khoản cấp tín dụng.
- Giám sát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng như: kiểm tra thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu, hàng hóa tồn kho, hợp đồng đang thực hiện; các nhân tố môi trường nội bộ, môi trường bên ngoài, xu hướng phát triển của khách hàng... có ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của khách hàng. Mức độ tín nhiệm của khách hàng trong các giao dịch với Agribank chi nhánh Hà Tây I, tỉnh hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các TCTD khác, tra cứu thông tin về tình hình dư nợ trên hệ thống CIC...
c) Thực hiện giám sát, kiểm tra tín dụng
Việc thẩm định khoản vay tại Chi nhánh đựợc thực hiện tương đối chặt chẽ theo các quy trình, biểu mẫu cụ thể. Đối với những khoản vay lớn, phức tạp có sự thẩm định của Hội đồng tín dụng. Tuy nhiên sau khi cho vay thì việc kiểm tra sử dụng vốn vay là trách nhiệm của cán bộ QLKH. Với khối lượng công việc hiện nay, đa số công tác kiểm tra sử dụng vốn vay đều đựợc cán bộ QLKH thực hiện đối phó, hình thức, không kiểm tra thực tế khách hàng vay vốn dẫn đến một số trường hợp rủi ro tín dụng đã xảy ra tại Chi nhánh, khách hàng sử dụng tiền vào mục đích khác hợp đồng tín dụng đã ký hoặc khách hàng có thu nhập nhưng không trả nợ vay ngân hàng,…
Công tác giám sát, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Tây I là chức năng nhiệm vụ chung của các phòng, ban trong khối tín dụng và Ban Giám đốc. Tuy nhiên Phòng Quản lý rủi ro là phòng có trách nhiệm tập trung,
đầu mối đối với công tác này. Trong thời gian qua, Agribank chi nhánh Hà Tây I đã thực hiện được những nội dung như sau:
- Thẩm định, rà soát và đánh giá độc lập về hiệu quả, tính khả thi, các điều kiện tín dụng, định giá tài sản đảm bảo và đánh giá rủi ro của khoản vay để đảm bảo khoản vay đó phù hợp với quy định, quy trình, thủ tục và mức rủi ro có thể chấp nhận được của Agribank và của Chi nhánh.
- Giám sát, quản lý nợ: Chi nhánh đã tích cực xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý tài sản để thu hồi nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, sử dụng DPRR để xử lý rủi ro, bán nợ để làm trong sạch bảng tổng kết tài sản, làm lành mạnh tình hình tài chính. Với tất cả những biện pháp tích cực trên, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã giảm đáng kể, tỷ lệ nợ xấu năm 2020 là 1,77% đạt được mục tiêu của ngân hàng đề ra. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Chi nhánh hướng tới mục tiêu tỷ lệ nợ xấu đạt dưới 1%.
- Thực hiện việc xử lý nợ xấu: Chi nhánh đã thành lập tổ xử lý nợ xấu, các thành viên gồm các lãnh đạo phụ trách các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ. Agribank chi nhánh Hà Tây I thực hiện nghiêm túc việc trích lập và xử lý rủi ro theo Thông tư 02/2013/TT-
NHNN.