6. Cấu trúc đề tài
2.3.3 Thực trạng phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng
Yêu cầu của hoạt động quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng: hoạt động này bao gồm quá trình thiết lập các biện pháp, phương án kiểm soát theo từng mức độ rủi ro đã được đo lường và đánh giá; và quá trình triển khai các phương án kiểm soát trong tác nghiệp. Các phương án kiểm soát có thể được chọn trong kiểm soát rủi ro tín dụng gồm: Né tránh; ngăn ngừa; giảm thiểu; chuyển giao kiểm soát; đa dạng hóa. Trong từng phương án đó, sẽ có các biện pháp kiểm soát cụ thể phù hợp với
từng nhóm đối tượng và từng điều kiện tình hình cụ thể. Ngân hàng sẽ lựa chọn từng kiểu kiểm soát rủi ro đơn lẻ, hoặc sử dụng kết hợp chúng tùy vào đặc điểm tình hình kinh doanh và năng lực quản trị của ngân hàng.
Trong những năm qua, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Tây I được thực hiện theo khuôn mẫu, khá sơ sài: theo kiểu phải làm theo quy trình tín dụng, còn định hướng cụ thể và chất lượng kiểm soát thì chưa được đảm bảo.
- Đối với từng khoản vay: Các báo cáo thẩm định chưa đưa ra được phương án kiểm soát rủi ro cụ thể và hiệu quả, nếu không bị từ chối thì yêu cầu chủ yếu trong kiểm soát rủi ro các khoản vay chỉ mới ở mức độ là tình hình tài hính của khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội của phương án, dự án vay vốn, tài sản bảo đảm.
- Đối với quá trình quản trị sau khi cho vay: Quá trình này cũng chưa đưa ra được phương án kiểm soát cụ thể có thể ứng phó kịp thời, phù hợp với những diễn biến tình hình thực tế khách hàng. Chủ yếu là thực hiện biện pháp kiểm tra sau khi vay theo quy trình cấp tín dụng: kiểm tra sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, nhưng đây cũng là một hoạt động mang tính hình thức, chưa sâu sát thực tế, chưa thường xuyên, do sự hạn chế về số lượng cán bộ và trình độ cán bộ tín dụng.
- Đối với toàn bộ hoạt động tín dụng: Chưa có sự nghiên cứu nào để sử dụng các chiến lược kiểm soát phù hợp; kỹ thuật kiểm soát chưa hiệu quả, chưa có
phương án kiểm soát cho cả thời kỳ.
Tình hình bán nợ cho VAMC: Trong năm 2018-2020 Agribank chi nhánh Hà Tây I nợ xấu của ngân hàng, đang trong tầm kiểm soát nên chi nhánh chưa phải bán nợ cho VAMC.
Tình hình dự phòng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh:
Trong thời gian qua việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vẫn được thực hiện đều đặn, tuy nhiên mức trích lập của từng năm là theo kế hoạch được Agribank giao từ đầu năm chứ không phải hoàn toàn căn cứ theo tình hình phân loại nợ. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và xử lý rủi ro tín dụng bằng quỹ dự phòng của chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020:
Bảng 2.10: Kết quả trích dự phòng RRTD và xử lý RRTD từ quỹ dự phòng. ĐVT: triệu đồng. TT Chỉ tiêu 1 Tổng DPRR phải trích 1.1. Dự phòng chung phải trích 1.2. Dự phòng cụ thể phải trích 2 Kế hoạch giao trích DPRR 3 Kết quả trích DPRR 4 Số nợ được xử lý bằng DPRR
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo kinh doanh hàng năm của Agribank chi nhánh Hà Tây I)
Việc kiểm soát rủi ro tín dụng tại Chi nhánh là: Trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng hiện nay, những thành viên người tham gia vào quá trình kiểm soát rủi ro đang không biết mình đang áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro theo hướng nào. Ngoài “né tránh” là biện pháp thể hiện một cách rõ nét trong một số thời điểm, một số khoản vay, thì các cách thức kiểm soát rủi ro đang sử dụng hiện nay hầu như không có xu hướng rõ nét: vừa kiểm soát ngăn ngừa (kiểm tra khoản vay), vừa giảm thiểu tổn thất (yêu cầu về tài sản bảo đảm).
Với thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng tại chi nhánh như vậy, Chi nhánh đã không thể chủ động trong ứng phó và xử lý: khi nhiều khách hàng, doanh nghiệp suy giảm khả năng thanh toán, hoặc giá trị tài sản bảo đảm bị hao mòn theo thời gian thì Chi nhánh không đánh giá lại khoản vay một cách kịp thời, toàn diện và hợp lý; cũng chưa chủ động đưa ra biện pháp xử lý tức thời để ngăn chặn khả năng tổn thất xảy ra hay làm giảm thiểu thiệt hại, mà chủ yếu chỉ là thực hiện chuyển nhóm nợ hoặc đưa vào diện giảm mức cho vay vào kỳ sau. Chính điều này dẫn đến các rủi ro tín dụng không được ngăn chặn kịp thời, phát sinh bất kỳ rủi ro lúc nào, thiệt hại cũng đã không được giảm nhẹ đáng kể, đúng cách. Chính vì thế mà những năm qua nợ xấu tại Chi nhánh chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu.
Chính vì vậy đặt ra yêu cầu hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Tây I phải xây dựng được cách thức, phương án kiểm soát rủi ro tín dụng bài bản, cụ thể cho từng thời kỳ một các phù hợp với năng lực, với đặc điểm nội tại về khung pháp lý và nguồn nhân lực tại Chi nhánh.