Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc ninh (Trang 95 - 98)

6. Kt cấu uận ca uận vn

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Vietinbank nên có những chính sách hỗ trợ cho các chi nhánh trong việc đa dạng hóa sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân sao cho mang tính đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống cũng như linh hoạt với tình hình thực tế của từng chi nhánh về điều kiện cho vay, quy trình cho vay…

Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tiến hành tổ chức, theo dõi, đánh giá phân tích định kỳ các món vay cũng như tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh theo sản phẩm vay, theo kỳ hạn vay, theo thời gian nhất định để có thể phân loại và đưa ra kế hoạch phát triển cho từng loại sản phẩm trong toàn hệ thống Vietinbank.

Trước xu thế cạnh tranh gay gắt của các NHTM, Vietinbank cần phải có một số giải pháp mang tính thực tế để nâng cao tính cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ nói chung và các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Mặc dù, Vietinbank đã có quy định về cho vay khách hàng cá nhân theo hình thức trả góp nhưng hầu như không còn khả thi trong thời điểm hiện nay. Hơn nữa, ngân hàng vẫn chưa có hướng cụ thể trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân đối với các đối tượng khách hàng khác nhau nên nhiều chi nhánh còn gặp phải một số khó khăn như việc hợp tác với các nhà cung cấp, phân đoạn thị trường khách hàng cá nhân, không có tính tích hợp các sản phẩm, không bán kèm, bán chéo sản phẩm… do đó gây ra trở ngại cho các chi nhánh trong quá trình thực hiện.

Vietinbank cũng nên tổ chức các lớp tập huấn quy trình thực hiện các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân mới cũng như kinh nghiệm trong quá trình thực hiện và những phương án giải quyết khi có tranh chấp hoặc rủi ro xảy ra, các biện pháp phòng tránh rủi ro, các lớp bồi dưỡng pháp luật nhằm nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong hoạt động cho vay nhằm phòng ngừa rủi ro, lành mạnh hóa hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh ngân hàng.

Nhằm hỗ trợ các chi nhánh trong hệ thống nâng cao chất lượng cho vay KHCN, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cần đề xuất một số kiến nghị với NHNN như sau:

- Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay khách hàng cá nhân phát triển. Trong thời gian tới, NHNN nên

ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích loại hình cho vay này, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các NHTM trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân.

- NHNN cũng nên hỗ trợ cho các NHTM trong việc tổ chức những khóa học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng nói chung và cho vay khách hàng cá nhân nói riêng, đồng loạt hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

- Quy định hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất: Hiện nay, mỗi NHTM xây dựng một hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp loại khách hàng riêng cho mình. Các chỉ tiêu khách nhau sẽ dẫn đến các kết quả xếp loại khác nhau. Rất nhiều trường hợp khách hàng được xếp hạng tín dụng thấp ở ngân hàng này lại có điểm xếp hạng tín dụng cao ở ngân hàng khác. Vì vậy, để đánh giá khách hàng chính xác, NHNN cần xây dựng hệ thống tính điểm và xếp hạng khách hàng thông nhất trong toàn ngành.

- Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, thường xuyên giám sát hoạt động của các NHTM để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Mặt khác tiếp tục đào tạo lại và tăng cường đội ngũ thanh tra một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa. Thông qua kiểm tra, giám sát nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động ngân hàng để củng cố lòng tin của nhân dân vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.

- Tăng cường vai trò của Trung tâm Thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC): Trong thời kỳ công nghệ thông tin hiện đại như ngày nay hầu hết các NHTM đều tích cực phát huy tính hiệu quả của hệ thống quản lý thông tin khách hàng tại mỗi ngân hàng. Đặc biệt đối với cán bộ tín dụng thông tin của mỗi khách hàng đều rất quan trọng trước khi đưa ra quyết định có cho vay hay không. Cán bộ ngân hàng phải tìm hiểu thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, nguồn thông tin đáng tin cậy hơn cả là Trung tâm Thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC) thì lại thiếu tính cập nhật. Như vậy để hỗ trợ hơn nữa cho các NHTM trong quá trình quản lý các khoản vay thì NHNN nên tăng cường phát huy các hoạt động của CIC, đầu tư trang thiết bị cũng như việc tăng cường cán bộ để cung cấp thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bắc ninh (Trang 95 - 98)