7. Kết cấu của luận văn
1.3.3. Đánh giá tạo động lực cho người lao động
Sau mỗi đợt tạo động lực cho người lao động, nhà quản lý cần rà soát lại và đánh giá kết quả tạo động lực làm việc để xem xét những mặt đạt được và chưa được để chỉnh đốn lại, và rút ra bài học kinh nghiệm cho những lần sau. Nên thường xuyên tổ chức đánh giá để môi trường làm việc chuyên môn hóa cao hơn vì người lao động sẽ tự điều chỉnh cách làm việc sau khi đánh giá kết quả.
1.3.3.1. Mức độ hài lòng của người lao động
Mức độ hài lòng của người lao động là một trong những tiêu chí đánh giá sự thành công của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả công tác tạo động lực lao động nói riêng. Nếu như mức độ hài lòng trong công việc của người lao động cao thì chắc chắn rằng họ có động lực lao động để làm việc hiệu quả và gắn bó hơn với công ty, giúp duy trì sự ổn định của nguồn nhân lực, giảm chi phí hoạt động và tăng năng suất kinh doanh. Vì khi có động lực lao động họ được đảm bảo về thù lao, phúc lợi công bằng, hợp lý, họ được tôn trọng, có môi trường làm việc thân thiện và thoải mái …
Mức độ hài lòng của NLĐ có mối quan hệ logic với một số tiêu chí khác như: năng suất lao động,.... Có thể đo lường mức độ thỏa mãn với công việc thông qua phỏng vấn, lắng nghe ý kiến của NLĐ hay tiến hành khảo sát. Khảo sát sự hài lòng
của nhân viên là một trong những công cụ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được phần nào mức độ thỏa mãn của nhân viên, hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Từ đó Công ty có những điều chỉnh chính sách nhân sự, khích lệ nhân viên phù hợp.
1.3.3.2. Mức độ gắn bó của người lao động
Một doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh lâu dài và phát triển vững mạnh cần có một đội ngũ nhân lực làm việc có trình độ chuyên môn, có đam mê và nhất là phải có sự trung thành và gắn bó lâu dài với tổ chức.
Một lực lượng lao động gắn bó có nghĩa là mỗi nhân viên đều hiểu và cam kết với giá trị và mục tiêu của tổ chức và là động lực lao động thúc đẩy không chỉ giúp người lao động làm việc tốt nhất mà giúp họ vượt lên để đạt được mục tiêu.
1.3.3.3.Năng suất lao động
Năng suất lao động là tiêu chí quan trọng nhất thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức. Năng suất lao động là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất được một sản phẩm. Năng suất lao động được quyết định bởi nhiều nhân tố như trình độ phát triển khoa học và áp dụng công nghệ kỹ thuật, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên.
Năng suất lao động phản ánh năng lực tạo ra của cải hay hiệu suất lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị sử dụng được tạo ra trong một đơn vị thời gian hay đo bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị thành phẩm.
1.3.3.4. Mức độ vi phạm kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là yêu cầu khách quan đối với tất cả cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức hay rộng hơn là bất kỳ một xã hội, một nền sản xuất nào. Đặc biệt trong điều kiện sản xuất ngày càng phát triền, cùng với nó là trình độ phân công, tổ chức lao động trong xã hội ngày càng cao. Do đó kỷ luật lao động ngày càng trở nên quan trọng.
Mức độ vi phạm kỷ luật trong các điều kiện hợp lý là một thước đo đánh giá động lực lao động của người lao động. Tình hình chấp hành kỷ luật lao động có thể như: lao động đi làm muộn, vi phạm nội quy của doanh nghiệp, tổ chức.... Kỷ luật lao động cũng phản ánh một phần thái độ làm việc của NLĐ. Người lao động vi phạm nhiều lần với nhiều mức độ có thể là biểu hiện cho sự bất mãn đối với những
chính sách của công ty và như vậy động lực lao động của người lao động sẽ bị suy giảm, hiệu quả công tác tạo động lực lao động trong công ty là không cao. Khi công tác tạo động lực lao động được thực hiện tốt thì NLĐ tự giác làm việc, tuân thủ các nội quy lao động.