7. Kết cấu luận văn
3.2.2. Giải pháp về xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch,
Trong quá trình tổ chức thực hiện, các nhà quản lý nhà nƣớc có liên quan tới hoạt động đầu tƣ công tại thị xã Hoài Nhơn tỉnh Bình Định cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau:
3.2.2.1 Phân cấp quản lý đầu tư
Việc phân cấp quản lý đầu tƣ hiện đã đƣợc thực hiện ở cấp trung ƣơng cho cấp địa phƣơng, chủ yếu là phạm vi tỉnh thành. Tuy nhiên, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp quản lý đầu tƣ công cho các xã phƣờng và các phòng ban của thành phố. Việc phân cấp quản lý đầu tƣ công cũng cần cân nhắc đến việc đồng bộ hóa các khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phƣơng nhằm tạo sự thống nhất về chủ trƣơng và quy hoạch phát triển cho từng vùng, từng địa phƣơng trong tổng thể chiến lƣợc và quy hoạch chung của tỉnh.
Bên cạnh đó, tạo cơ chế mở trong việc thu hút các nguồn lực cho phát triển nhƣng có tính đến năng lực và tài lực của từng địa bàn để tránh tình trạng đầu tƣ dàn trãi, lãng phí nguồn vốn đầu tƣ.
3.2.2.2 Đổi mới và hoàn thiện công tác giải phóng mặt bằng
Để hỗ trợ và đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ cho hoạt động đầu tƣ đƣợc thực hiện đúng tiến độ, thứ nhất, cần thật sự bảo đảm tính dân chủ, công khai trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Các thông tin công khai bao gồm phổ biến chủ trƣơng, quy hoạch, họp lấy ý kiến của nhân dân đến việc lập phƣơng án đền bù, hỗ trợ, đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cƣ … Thứ hai, tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo phối hợp chặt chẽ trong thực hiện bồi thƣờng giải phóng mặt bằng giữa cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp. Bên cạnh đó, cần phải thực hiện đồng bộ giữa quy hoạch, giải phóng mặt bằng với việc bố trí tái định cƣ và bố trí đất sản xuất cho những hộ dân có đủ điều kiện.
3.2.2.3 Cải tiến quy trình quản lý dự án đầu tư công
Hiệu quả của công tác quản lý dự án đầu tƣ công phụ thuộc nhiều vào quy trình quản lý. Để cải tiến hơn nữa quy trình quản lý dự án đầu tƣ công, cần xây dựng một quy trình quản lý dự án đầu tƣ chi tiết và cụ thể cho từng công việc quản trị dự án.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả quản lý dự án theo nội dung dự án, chú trọng các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, quản lý chất lƣợng và chi phí thực hiện các dự án. Xây dựng cơ chế và phƣơng pháp dự báo, quản lý tốt quá trình vận hành dự án. Để thực hiện hƣớng này, cần chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian trong đầu tƣ. Bên cạnh đó, cần quản lý tốt quá trình vận hành, nhanh chóng đƣa các thành quả đầu tƣ vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình.
3.2.2.4 Tăng cường giám sát quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư công
Thực trạng đầu tƣ công tại thị xã Hoài Nhơn cũng cho thấy do hoạt động giám sát chƣa đƣợc sát sao nên công tác quản lý đầu tƣ công còn gặp nhiều vƣớng mắc. Do vậy, giải pháp đề ra là công tác quản lý giám sát quá trình triển khai thực hiện dự án đòi hỏi đƣợc thực hiện một cách thƣờng xuyên và theo dõi sát sao bằng các công cụ quản lý hiệu quả nhằm phục vụ cho việc quản lý tiến độ thời gian đảm bảo theo yêu cầu kế hoạch, đảm bảo chi phí đầu tƣ đƣợc giữ trong phạm vi ngân sách đƣợc duyệt và phát hiện kịp thời những tình huống bất thƣờng xảy ra và đề xuất biện pháp giải quyết.
Tăng cƣờng phối hợp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ công Để nâng cao hiệu quả đầu tƣ công, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách trong quản lý đầu tƣ công với tổng thể các chính sách các chính sách kinh tế, nhất là giữa chính sách tài chính với tiền tệ, chính sách môi trƣờng và an sinh xã hội, các chính sách phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng văn hóa - xã hội, giữa công tác quy hoạch với công tác xúc tiến đầu tƣ, giữa phát triển các thể chế thị trƣờng với phát triển các thành phần kinh tế, giữa hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tƣ pháp, giữa vay và quản lý - trả nợ vốn vay, giữa hoạt động đầu tƣ Nhà nƣớc với đầu tƣ ngoài Nhà nƣớc, và giữa đầu tƣ trong nƣớc với đầu tƣ nƣớc ngoài, giữa công tác lập, thẩm định, duyệt, cấp vốn và kiểm tra, quyết toán và kiểm toán thực hiện vốn đầu tƣ…
3.2.2.5. Tăng cường công tác xã hội hóa đầu tư
Trong bối cảnh nền kinh tế đang ngày càng phát triển, yêu cầu về vốn đầu tƣ ngày càng lớn trong khi vốn ngân sách có hạn thì xã hội hóa đầu tƣ là một đề xuất và hƣớng đi quan trọng nhằm đa dạng hóa nguồn vốn đầu tƣ, thu hút và khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài Nhà nƣớc tham gia vào các dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản, góp phần làm giảm tải đầu tƣ từ NSNN, góp phần vào quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế địa phƣơng.
Sự tham gia của các đơn vị ngoài Nhà nƣớc cũng làm cho hoạt động đầu tƣ đƣợc quản lý chặt chẽ hơn. Xã hội hóa đầu tƣ phải đƣợc thực hiện theo nguyên tắc tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể kinh tế tham gia vào hoạt động đầu tƣ cùng với đầu tƣ từ vốn ngân sách Nhà nƣớc.
3.2.2.6 . Tiến hành phân kỳ đầu tư
Vì đặc điểm chung của các công trình đầu tƣ phát triển nói chung và các dự án đầu tƣ công nói riêng có thời gian đầu tƣ dài, vì vậy nhiều công trình có vốn nằm khê đọng trong quá trình thực hiện đầu tƣ, do vậy, việc tiến hành phân kỳ đầu tƣ, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn là việc rất quan trọng.