Sự cần thiết và mục tiêu quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 31 - 33)

nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

1.2.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Thứ nhất, TCCNNN là một quá trình đòi hỏi phải có sự quản lý, kiểm soát và điều tiết một cách khoa học. Do đó, tất yếu phải QLNN về TCCNNN. TCCNNN đóng vai trò thúc đẩy NNN phát triển hiệu quả trong tƣơng lai. Nếu TCCNNN đƣợc thực hiện có hiệu quả sẽ đảm bảo tính ổn định và sự phát triển bền vững của NNN trong tƣơng lai, hƣớng đến nền nông nghiệp chuyên nghiệp, đạt hiệu suất cao, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp hàng hóa. Trong tổng GTSX nông nghiệp, tỷ trọng GTSX thủy sản đã tăng từ 22,48% năm 2012 lên 24,32% năm 2018; GTSX lâm nghiệp tăng từ 2,69% năm 2012 lên 3,42% năm 2018. Tỷ trọng giá trị gia tăng thủy sản tăng từ 18,8% lên 20,5%, lâm nghiệp tăng từ 3,8 lên 4,5% [2].

Thứ hai, QLNN về TCCNNN nhằm mục đích khai thác hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng của đất nƣớc do đặc điểm nông nghiệp mang lại. Nguồn

lực quốc gia là vô cùng to lớn, vì vậy để các nguồn lực đó đƣợc tận dụng một cách khoa học và hiệu quả đòi hỏi công tác quản lý của các cơ quan có thẩm quyền phải đƣợc đảm bảo thực hiện có hiệu quả. Nếu biết vận dụng và khai thác hợp lý thì đây sẽ là nguồn lực to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia nói chung và phát triển NNN nói riêng.

Thứ ba, QLNN về TCCNNN góp phần định hình sự phát triển của NNN theo hƣớng phát triển hàng hóa, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân, thúc đẩy nông thôn phát triển. Chính vì tầm quan trọng đó đòi hỏi TCCNNN phải nằm dƣới QLNN và cần thiết tăng cƣờng hơn nữa QLNN đối với quá trình này, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập nhƣ hiện nay, phát triển nền nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa, nâng cao chất lƣợng các sản phẩm nông sản và tăng tính cạnh tranh.

1.2.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X về NN, ND, NT và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và Dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2020, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Kế hoạch cơ cấu lại NNN giai đoạn 2021 - 2025 trong đó xác định mục tiêu QLNN về TCCNNN trên địa bàn cấp tỉnh là:

Thứ nhất, Tiếp tục thực hiện CCLNNN theo hƣớng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lƣợng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản.

Thứ hai, Bảo vệ môi trƣờng, sinh thái. Nâng cao thu nhập cho ngƣời dân ở khu vực nông thôn. Đảm bảo an ninh lƣơng thực và an ninh quốc phòng.

Thứ ba, Đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, gắn với phát triển CNCB nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

Đối với mục tiêu cụ thể, UBND tỉnh sẽ tổ chức ban hành Kế hoạch và xác định mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn trên cơ sở phát huy tiềm năng sức mạnh của tỉnh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)