Kinh nghiệm quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 39 - 40)

tỉnh Nam Định

Giai đoạn 2016-2020, tỉnh Nam Định đạt đƣợc những kết quả tích cực, các chỉ tiêu chủ yếu của ngành hàng năm và vƣợt so với mục tiêu đề ra, nhƣ:

* Cơ cấu tỷ trọng ngành nông nghiệp

Cơ cấu nội bộ NNN của tỉnh Nam Định có sự chuyển biến theo hƣớng giảm tỷ trọng NTT, tăng tỷ trọng NCN. Tốc độ tăng trƣởng GTSX nông nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 2,7%/năm; cơ cấu nội bộ NNN chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng NCN, giảm tỷ trọng NTT. Năm 2020, giá trị sản phẩm thu đƣợc trên một ha đất trồng trọt và NTTS đạt 172 triệu đồng/ha (tăng 43 triệu đồng/ha so với năm 2015) [6].

Thực hiện có hiệu quả CCLNNN theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đã hình thành trên 30 mô hình mới trong liên kết tổ

chức sản xuất, tiêu thụ nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị. Chƣơng trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đƣợc tập trung chỉ đạo thực hiện, đến năm 2020 đã có 146 sản phẩm đƣợc đánh giá, xếp hạng OCOP. Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, Nam Định là một trong 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu toàn quốc về Chƣơng trình OCOP.

* Về sản xuất nông, lâm, thủy sản

Năm 2020, diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn tỉnh Nam Định sơ bộ đạt 176.053 ha. Trong đó, diện tích cây lƣơng thực có hạt 148.657 ha; cây lấy củ có chất bột 3.487 ha.

Đối với thuỷ sản, sản lƣợng ƣớc đạt 170.490 tấn bằng 102,4% kế hoạch năm và tăng 6,3% (+10.142 tấn) so với năm trƣớc; trong đó, sản lƣợng thủy sản nuôi trồng 114.182 tấn, bằng 102,4% kế hoạch năm và tăng 8,1% (+8.594 tấn); khai thác 56.308 tấn, bằng 102,4% kế hoạch năm và tăng 2,8% (+1.548 tấn) so với năm 2019. Riêng trong quý IV năm 2020, sản lƣợng thuỷ sản ƣớc đạt 42.846 tấn, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó, sản lƣợng thủy sản nuôi trồng 30.094 tấn, tăng 9,7%; khai thác 12.752 tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trƣớc [20].

Ngành thủy sản phát triển theo hƣớng sản xuất hiệu quả cao, bền vững và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Trong NTTS tăng cƣờng áp dụng tiến bộ KHCN; đầu tƣ hoàn thiện cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế thủy sản theo hình thức thâm canh, bán thâm canh cho các đối tƣợng nuôi chủ lực ở các vùng nuôi tập trung. KTTS, thời tiết tƣơng đối thuận lợi tạo điều kiện cho ngƣ dân bám biển, mở rộng ngƣ trƣờng khai thác, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)