Chức năng và nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 33 - 37)

nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

1.2.3.1. Chức năng quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Thứ nhất, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiện cho TCCNNN được diễn ra thuận lợi. Với vai trò là chủ thể quản lý toàn bộ mọi hoạt động của đời sống xã hội, nhà nƣớc có trách nhiệm tạo lập môi trƣờng chính trị - xã hội ổn định; thiết lập môi trƣờng pháp lý, cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Nhà nƣớc vận dụng các quy luật kinh tế khách quan và sử dụng những công cụ của mình để tạo điều kiện cho TCCNNN đƣợc diễn ra thuận lợi và đạt kết quả.

Thứ hai, Nhà nước định hướng TCCNNN phù hợp với điều kiện chính trị, KT-XH trong nƣớc, phù hợp với xu thế, điều kiện kinh tế khu vực và thế giới bằng những chủ trƣơng, chính sách, pháp luật.

Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết quá trình TCCNNN đƣợc diễn ra đúng định hƣớng và đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Tổ chức và điều tiết là chức năng quan trọng của QLNN về TCCNNN nhất là trong xu thế hội nhập, nền kinh tế thị trƣờng mở cửa nhƣ hiện nay.

Thứ tư, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra các hoạt động liên quan đến TCCNNN nhằm đảm bảo ngăn chặn những hành động tiêu cực gây ảnh hƣởng đến quá trình TCCNNN.

1.2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng năm 2015; Căn cứ Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án TCCNNN theo hƣớng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Kết luận số 449-KL/TU ngày 06/7/2015 của Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy (khóa XVIII) tại Hội nghị lần thứ 67 thì UBND tỉnh thực hiện QLNN bao gồm nhiều nội dung, với khuôn khổ luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu những nội dung cơ bản QLNN về TCCNNN trên địa bàn cấp tỉnh nhƣ sau:

* Công tác quán triệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung về TCCNNN

Để QLNN hiệu quả TCCNNN, cần quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các Nghị quyết Đại hội của Đảng, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chủ trƣơng, đƣờng lối thực hiện phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, TCCNNN với xây dựng NTM đến các cấp, ngành, địa phƣơng và ngƣời dân; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và cƣ dân nông thôn, nâng cao chất lƣợng các phong trào xây dựng nông thôn mới. Thƣờng xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng nông thôn mới để nhân ra diện rộng.

* Công tác xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, đề án, dự án về TCCNNN

Xây dựng kế hoạch TCCNNN và kế hoạch cơ cấu lại các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; trong đó, xác định rõ các vùng sản xuất tập trung đối với các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực, có lợi thế của tỉnh, làm cơ sở xây dựng đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ (vùng lúa hữu cơ, vùng điều hữu cơ, vùng bắp hữu cơ, vùng cây ăn quả các loại hữu cơ, vùng rau đậu hữu cơ, vùng chăn nuôi hữu cơ, vùng nuôi trồng thủy sản hữu cơ…) và xây dựng đề án phát triển vùng, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở các địa bàn có điều kiện thuận lợi. Cùng với đó, xây dựng phƣơng án phát triển hạ tầng thủy lợi, thủy sản và sắp xếp theo thứ tự ƣu tiên, đề xuất đƣa vào kế hoạch đầu tƣ công trung hạn, phục vụ chiến lƣợc phát triển TCCNNN, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển nông thôn bền vững.

* Công tác ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp

Tiếp tục tập trung nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo động lực cho phát triển NN, ND, NT; xây dựng NTM bền vững. Thực hiện các mục tiêu, tạo điều kiện cho nông dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn về đất đai, nguồn vốn và thị trƣờng để mở rộng sản xuất hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Thực hiện các chính sách tín dụng, các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp. Xác định các vùng có tiềm năng, thế mạnh về sản xuất các loại nông sản hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã và ngƣời dân có nhu cầu đầu tƣ phát triển sản xuất. Tiếp tục tranh thủ các nguồn vốn của Trung ƣơng và các nguồn lực của tỉnh để đầu tƣ các công trình thủy lợi theo quy hoạch, đa mục tiêu.

* Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, nâng cao nâng cao năng lực cho ngành nông nghiệp thực hiện tái cơ cấu

Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động của các ban chỉ đạo và bộ máy giúp việc các cấp ở Trung ƣơng và các địa phƣơng, ra sức tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ về tái cơ cấu và xây dựng NTM. Thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đồng thời tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng về tài chính, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực.

Công tác thông tin, tuyên truyền về đề án, kế hoạch hành động cơ cấu lại nông nghiệp

Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, hiểu biết của nhân dân về chủ trƣơng TCCNNN, phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trƣớc hết là tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn và thực thi các chính sách, pháp luật, các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ,

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giới thiệu cho ngƣời dân tiếp cận các kết quả, các mô hình phát triển và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao có chất lƣợng, hiệu quả, an toàn.

Công tác nghiên cứu khoa học và khuyến nông

Triển khai ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lƣợng tốt và khả năng chống chịu cao, áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp, tiêu chuẩn VietGAP đối với cây trồng chủ lực, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lƣợng, an toàn, hiệu quả. Đƣa giống vật nuôi mới có năng suất, chất lƣợng cao, tập trung vào một số loại vật nuôi chủ lực với quy mô công nghiệp. Xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm hữu cơ, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao kết hợp phát triển du lịch nông thôn, nông nghiệp sinh thái, làm cơ sở để rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Tiếp tục giữ vững uy tín, chất lƣợng, thƣơng hiệu nông sản địa phƣơng gắn với phát triển vùng sản xuất con giống tập trung, ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả.

Công tác giám sát và phòng trừ dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm

Tăng cƣờng ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắc-xin trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh. Chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi hải sản trên biển gắn với chế biến, tạo giá trị gia tăng cao. Thực hiện tốt công tác quản lý đầu vào của sản xuất hữu cơ, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công ngệ cao, nhất là giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; quản lý chặt chẽ vật tƣ đầu vào đƣợc sử dụng trong sản xuất và quản lý nguồn nƣớc phục vụ sản xuất; quản lý các quy trình canh tác cây trồng, quy trình chăm sóc vật nuôi và thủy sản. Đồng thời, quản lý tốt đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bảo đảm khi lƣu thông trên thị trƣờng phải có chứng nhận, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc, lôgô sản phẩm tƣơng ứng với tiêu chuẩn đã đƣợc chứng nhận.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)