Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần EC Hà Nội (Trang 45 - 48)

1. Lý do chọn đề tài:

1.4.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

• Các chính sách chiến lƣợc của công ty :

Chính sách và chiến lƣợc của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng, giúp hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nó vạch ra phƣơng hƣớng và mục tiêu hoạt động cho doanh nghiệp trong trung hạn và dài hạn, giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, vƣợt qua khó khăn thử thách để đi đến thành công. Chính sách và chiến lƣợc bao gồm nhiều loại nhƣ: chính sách nhân sự, chính sách sản phẩm, chính sách thị trƣờng...Việc đề ra đƣợc các chính sách và chiến lƣợc đúng là điều cơ bản để mọi doanh nghiệp giành đƣợc thành công trên thƣơng trƣờng. Để làm đƣợc điều này E&C phụ thuộc rất nhiều vào tài, đức và nghệ thuật quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp .

• Sự sẵn sàng của các nhân tố đầu vào :

Các nhân tố đầu vào bao gồm : nhân lực, nguyên vật liệu, phụ liệu, bán thành phẩm, nhiên liệu, công nghệ, thông tin. Các nhân tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải dự trữ đủ số lƣợng, chủng loại và chất lƣợng. Xây dựng là ngành rất gấp rút về thời gian nên để kịp thời cung cấp cho các bộ phận sản xuất kinh doanh khi cần, nếu không sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, làm giảm năng suất và chất lƣợng, hậu quả là làm giảm năng lực cạnh tranh. Đặc biệt trong thời đại ngày nay việc cung cấp

thông tin về đối thủ và thị trƣờng đúng và kịp thời cho các bộ phận là cực kỳ quan trọng để doanh nghiệp có thể chiến thắng trong cạnh tranh

• Nhận thức chung của ngƣời lao động trong doanh nghiệp:

- Thứ nhất là, nhận thức của ngƣời lao động về cạnh tranh: Quy luật của cạnh tranh là sẽ đào thải những cái yếu, cái không đủ năng lực. Do vậy nếu ngƣời lao động trong công ty chƣa nhận thức đƣợc quy luật và không chịu r n luyện, phấn đấu, học tập nâng cao trình độ, chƣa nhận thức đƣợc vai trò và địa vị của mình trong dây chuyền sản xuất sẽ làm cho sản phẩm không đảm bảo chất lƣợng và nhƣ vậy sẽ gây tổn hại đến năng lực cạnh tranh, cũng nhƣ sự tồn tại của doanh nghiệp

- Thứ hai là, sự hiểu biết của ngƣời lao động về chính sách luật pháp của Nhà nƣớc. Điều này rất quan trọng vì nếu kiến thức này của ngƣời lao động chƣa đƣợc trang bị đầy đủ thì rất có thể gây ra những hành vi sai lầm xâm hại tới lợi ích của tập thể, của quốc gia, làm giảm uy tín của doanh nghiệp nhƣ : họ có thể tham gia biểu tình, đình công mà pháp luật không cho phép.

- Thứ ba là, quan điểm về lao động: Dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa mọi ngƣời cần nhận thức rõ rằng là mình làm cho ai? và để làm gì? chứ không chỉ đơn thuần là làm thuê kiếm sống. Từ đó mới có ý thức lao động tốt, chủ động và sáng tạo nhằm xây dựng và phát triển công ty. Nếu quan điểm lao động không đúng sẽ dẫn tới kỷ luật lao động chấp hành không tốt, ngƣời lao động làm với tinh thần nghĩa vụ, hoàn thành công việc với chất lƣợng không cao, sản phẩm không có tính cạnh tranh và điều này sẽ ảnh hƣởng lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp

• Về trình độ tổ chức, quản trị doanh nghiệp :

- Thứ nhất là về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng thì mọi hoạt động sẽ trôi chảy, có năng suất. Ngƣợc lại một cơ cấu chồng chéo, quyền lực không đƣợc phân chia thì hiệu quả hoạt động sẽ kém. Trong đó thì cơ cấu Ban lãnh đạo có phẩm chất và tài năng có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hƣởng tới sự thành công của doanh nghiệp. Một nhà lãnh đạo giỏi không chỉ biết làm cho bộ máy công ty

vận hành đúng quy luật và còn phải làm cho nó hoạt động một cách linh hoạt, uyển chuyển cho phù hợp với sự thay đổi của môi trƣờng trong và ngoài doanh nghiệp

- Thứ hai là công tác đào tạo: Quản trị doanh nghiệp trƣớc hết làphải làm tốt công tác giáo dục đào tạo trong công ty. Lãnh đạo doanh nghiệp phải tiến hành thƣờng xuyên việc giáo dục chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, văn hóa cho mọi thành viên.Từ đó giúp họ nhận thức tốt về pháp luật, về đƣờng lối chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, khuyến khích mọi ngƣời tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, giảm thiểu những chi phí vô ích, ngoài ra còn tạo môi trƣờng văn hoá lành mạnh trong công ty giúp mọi ngƣời đoàn kết, gắn bó, tạo dựng đƣợc tập thể vững mạnh cùng phấn đấu cho mục tiêu " nâng cao năng lực cạnh tranh" của doanh nghiệp

- Thứ ba là việc áp dụng các phƣơng pháp quản trị mới: Nếu biết áp dụng các phƣơng pháp và biện pháp quản trị mới sẽ mang lại hiệu quả và năng suất cao, giảm đƣợc nhiều chi phí, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu ta sử dụng một lối mòn trong quản trị sẽ dẫn đến sự trì trệ, bảo thủ, không phù hợp với những thay đổi của cơ chế thị trƣờng và đặc biệt sẽ bị đối thủ " bắt bài" tìm kẽ hở để chiếm mất thị phần của công ty .

CHƢƠNG II:

THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN E&C HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần EC Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)