Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần EC Hà Nội (Trang 91 - 107)

1. Lý do chọn đề tài:

3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

3.3.1.Nâng cao năng lực quản trị

Năng lực quản lý và điều hành của E&C đƣợc đánh giá ở mức chƣađƣợc cao. E&C cần phải cải thiện nhiều vấn đề về năng lực quản lý và điều hành để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính công ty, và thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Đội ngũ Lãnh đạo có năng lực và thâm niên làm việc trong ngành xây dựng. Ban Lãnh đạo cấp cao cần tiếp tục phát huy hơn nữa công tác hoạch định chiến lƣợc phát triển và chiến lƣợc thực thi nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, E&C cần tổ chức thêm các chƣơng trình huấn luyện hàng năm, hoàn thiện các kỹ năng cũng nhƣ năng lực cho đội ngũ quản lý cấp trung nhƣ: kỹ năng lãnh đạo, tƣ duy chiến lƣợc… nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty ở tiêu chí này, từ mức khá lên mức mạnh.

Mặt khác, E&C cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền đạt tầm nhìn, chiến lƣợc và kế hoạch hành động đến từng cán bộ nhân viên để có sự đồng lòng, nhất quán của toàn thể nhân viên trong công ty trong việc thực hiện nhƣ: tổ chức các buổi công bố mục tiêu hoạt động, chỉ tiêu đánh giá thực hiện, kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm… Tiếp tục duy trì và hoàn thiện các hệ thống quản lý mà E&C đã và đang triển khai: ISO 9000, OHSAS 18000, ISO 14000, …để luôn thõa mãn nhu cầu của khách hàng và đảm bảo đƣợc yêu cầu hoạt động trong ngành.

Bên cạnh đó, E&C cần nâng cao hiệu quả của các giải pháp quản trị doanh nghiệp tiên tiến, cũng là nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty:

- Cổng thông tin doanh nghiệp (PO –Portal Office): triển khai toàn bộ các quy trình quản lý doanh nghiệp đƣợc thực hiện tự động và tích hợp trên Internet đảm bảo sự đồng bộ, kịp thời và nhanh chóng trên toàn hệ thống, khai thác tối đa kênh trao đổi thông tin (bên cạnh hệ thống thƣ điện tử) giữa các phòng ban, giữa lãnh đạo với nhân viên và ngƣợc lại, kịp thời cung cấp thông tin quản trị, kiểm soát giám sát hoạt động kinh doanh cho Ban lãnh đạo.

- Nâng cao hiệu quả và lợi ích của giải pháp BIM, ngoài công tác chuẩn bị là lập kế hoạch triển khai, trang thiết bị thực hiện và đội ngũ thực thi, thì bên cạnh chức năng hiện tại là hỗ trợ làm hồ sơ đấu thầu, cần ứng dụng hiệu quả các chức năng của giải pháp BIM nhƣ: phân tích xây dựng, thiết lập bản vẽ thi công, kiểm soát tiến độ, kiểm soát chi phí, điều chỉnh thiết kế…và triển khai rộng rãi đến các công trình mà E&C đang thi công.

- Tiếp tục hoàn thiện các phân hệ khác của hệ thống ERP (Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là báo cáo thông minh bên cạnh các phân hệ đã đƣợc thiết lập nhƣ: tài chính, quản lý kho, quản lý mua hàng, quản lý vật tƣ, quản lý nhân sự - tiền lƣơng… đồng thời triển khai đồng bộ hệ thống ERP đến các công ty thành viên, công ty con của E&C với đội ngũ cán bộ ERP của E&C mà không cần dùng đến đội ngũ tƣ vấn bên ngoài.

E&C hoàn thiện hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro, nếu đƣợc tổ chức tốt sẽ giúp góp phần tăng thêm giá trị cho doanh nghiệp, cải thiện hiệu quả hoạt động, tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh và giảm tối đa những sai sót trong quá trình hoạt động. Và để nâng cao hoạt động quản lý rủi ro đƣợc hiệu quả, E&C cần xây dựng mô hình quản lý rủi ro và đƣa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty, phân tích đánh giá đầy đủ đƣợc hết những rủi ro có thể ảnh hƣởng đến công ty nhƣ: rủi ro về an toàn lao động, rủi ro về chậm thanh toán, rủi ro về giá nguyên vật liệu, rủi ro về thị trƣờng, rủi ro về giảm giá hàng tồn kho và chi phí bảo hành, rủi ro về máy móc thiết bị, rủi ro về nguồn vốn và rủi ro về hoạt động đầu tƣ…từ đó đƣa ra đƣợc những

biện pháp quản lý hiệu quả và giảm thiểu tối đa những thiệt hại cho hoạt động của công ty.

Bên cạnh đó, trong các buổi họp định kỳ của công ty cần đề cập đến các vấn đề quản lý rủi ro có thể gặp phải nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ quản lý cũng nhƣ đề ra những biện pháp phòng ngừa và ứng phó kịp thời.

Và để đạt đƣợc mục tiêu trở thành tập đoàn xây dựng hàng đầu trong nƣớc, E&C cần phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hƣớng chuyên nghiệp hơn, năng động hơn. Về nguyên tắc, bộ máy quản lý phải đảm bảo sự tập trung thống nhất cao trong toàn hệ thống, đồng thời đảm bảo đƣợc sự linh hoạt và chủ động cao của các bộ phận phòng ban trong tổ chức. Tổ chức, sắp xếp và tăng cƣờng lực lƣợng có đủ năng lực chuyên môn cho các phòng ban của công ty đảm bảo bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, có chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.3.2. Nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường và marketing hỗn hợp (trong đó có phát triển sản phẩm, hoạch định giá, phát triển phân phối và xúc (trong đó có phát triển sản phẩm, hoạch định giá, phát triển phân phối và xúc tiến thương mại)

3.3.2.1, Nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường

Tự nhận thức đƣợc vị trí của mình trên thị trƣờng, Công ty đã có những phƣơng án lựa chọn thị trƣờng mục tiêu rất phù hợp.

Công ty tập trung vào một đoạn thị trƣờng tiềm năng đó chính là thị trƣờng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đây là hai trong những thành phố lớn nhất Việt Nam có mật độ dân cƣ cao và có những khu công nghiệp lớn. Nền kinh tế đang thu hút nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tới mở các khu công nghiệp quy mô lớn, nên việc lựa chọn thị trƣờng mục tiêu tại một số khu vực thành phố lớn là hƣớng đi đúng đắn của công ty. Tập trung vào nhóm khách hàng là tổ chức, thị trƣờng chủ yếu của công ty trong những năm tới vẫn là 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sản phẩm đi vào thị trƣờng này là sản phẩm tiện ích, nhiều công trình lớn.

Công ty đặt ra chiến lƣợc định vị hiện nay là chiến lƣợc tập trung theo hƣớng khác biệt hóa nhƣ đa dạng kiểu dáng, mẫu mã theo danh mục sản phẩm, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm và giao hàng đúng cam kết đơn đặt hàng, bên cạnh đó sẽ phát triển.

Đề xuất thành lập bộ phận marketing

Hiện nay công ty còn tồn tại một vấn đề khá lớn đó là việc chƣa có bộ phận marketing. Điều này ảnh hƣởng rất nhiều tới kết quả kinh doanh của công ty do không đƣợc bộ phận có chuyên môn đảm nhận khiển hiệu quả thấp, chƣa đạt yêu cầu. Do đó, ngay từ bây giờ công ty nên thành lập bộ phận marketing và tuyển dụng những nhân viên có năng lực, trình độ tốt, đƣợc đào tạo bài bản.

Phòng marketing dự kiến có 5 nhân viên, bao gồm :1 trƣởng phòng và 4 nhân viên truyền thông. Phòng marketing có chức năng lên kế hoạch, thu thập thông tin từ thị trƣờng, đƣa ra phƣơng án giải quyết và thực hiện các hoạt động liên quan tới marketing của công ty cổ phần E&C Hà Nội.

+ Trƣởng phòng marketing có nhiệm vụ lên kế hoạch, đƣa ra những chiến lƣợc về marketing, giúp công ty có thể kinh doanh hiệu quả hơn.

+ Nhân viên nghiên cứu thị trƣờng có nhiệm vụ tiếp nhận, thu thập thông tin, những phản hồi trực tiếp từ thị trƣờng. Sau đó thành lập báo cáo chi tiết và chuyển tới trƣởng phòng để có phƣơng án giải quyết hiệu quả nhất.

+ Nhân viên chăm sóc khách hàng có nhiệm vụ trực đƣờng dây nóng, theo dõi bình luận, những luồng thông tin trực tuyến có liên quan tới công ty. Ngoài ra nắm chi tiết thông tin khách hàng để có những chính sách ƣu đãi đặc biệt đối với khách hàng lâu năm.

+ Nhân viên PR có nhiệm vụ đƣa ra ý tƣởng về các hoạt động nhằm quảng bá | cho sản phẩm và công ty. Ngoài ra nhân viên PR phải trực tiếp làm việc và liên hệ với các bên liên quan để tổ chức những sự kiện cho công ty.

Doanh nghiệp cần có chiến lƣợc phát triển, đào tạo cán bộ, nhân viên trong dài hạn. Để thực hiện điều này thì phòng nhân sự cần triển khai thực hiện dự án đào tạo nhân lực về các lĩnh vực nhƣ quản lý, kĩ thuật, phân phối và bán hàng trong năm 2021.

Đƣa ra những chính sách đãi ngộ, cũng nhƣ những ràng buộc rõ ràng trong hợp đồng lao động để giữ chân những nhân viên tốt, đồng thời tránh việc các công ty khách lôi kéo và hút chất xám từ công ty mình.

Đƣa đội ngũ thiết kế ra nƣớc ngoài để nâng cao trình độ và nắm bắt xu hƣớng. Doanh nghiệp nên có chiến lƣợc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn nhƣ bố trí, phân công lao động hợp lý tránh dƣ thừa, lãng phí. Ngoài ra, việc dự báo đƣợc biến động của thị trƣờng sẽ giúp công ty có thể kiểm soát rất tốt giá của nguyên vật liệu đầu vảo tại mọi thời điểm. Đó sẽ là những yếu tố không hề nhỏ, giúp công ty có thể thắtchặt chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp trên thị trƣờng.

3.3.2.2, Nâng cao năng lực marketing hỗn hợp

a/ Sản phẩm

Thực tế rằng, hiện nay, trên thị trƣờng đồ ngũ kim, phụ tùng,máy móc thiết bị t xây dựng trong nƣớc đang cạnh tranh khủng khiếp đối với các sản phẩm nhập khẩu nƣớc ngoài. Do đó, để sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh đƣợc trên thị trƣờng thì doanh nghiệp cần có một chiến lƣợc phát triển sản phẩm rõ ràng. Công ty cần không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, nghiên cứu, phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm.

Bên cạnh những sản phẩm là thế mạnh của công ty nhƣ những sản phẩm phụ tùng thiết bị điện thì công ty cần phải đƣa ra những kế hoạch về việc tự sản xuất hoặc tìm nguồn hàng rẻ hơn hiện tại để cạnh tranhvề giá với các công ty khác.

Nhu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe hơn với chất lƣợng công trình xây dựng, Công ty lên đƣa ra nhiều loại phù hợp với nhiều đối tƣợng, mục đích sử dụng của nhiều khách hàng khác nhau. Từ khâu thiết kế ban đầu phải định hình sẵn cho mình những chi tiết phải khác với sản phẩm và tạo đƣợc thẩm mỹ cao mà trƣớc đó các loại khác chƣa có. Các sản phẩm tạo ra phải có tính ƣu việt hơn tiện lợi hơn các sản phẩm trƣớc kia.

Với việc tạo đƣợc sản phẩm có đƣợc nhiều chi tiết mới, khác lạ sẽ giúp việc tiêu thụ sản phẩm của công ty sẽ dễ dàng và cũng nhƣ là thu hút đƣợc khách hàng

đến với công ty nhiều hơn. Bên cạnh việc tạo ra những sản phẩm có những nét mới, độc đáo thì công ty cũng lên chọn tìm kiếm và chọn nhiều loại nguyên liệu mới kết hợp tạo sự đặc biệt trên sản phẩm của mình.

Để có thể tạo ra các sản phẩm có tính độc đáo và khác biệt cao thì việc quan trọng đó là:

- Công ty cần xây dựng đƣợc đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao. Nhất là có con mắt thẩm mỹ có thể sáng tạo ra nhiều mẫu mới, tiện lợi trong từng công trình. Đây là công việc mà công ty hoàn toàn có thể thực hiện đƣợc. Vì đội ngũ lao động của công ty đã có trình độ nhất định lên việc đào tạo thêm cách vẽ mẫu và sáng tác mẫu sẽ không gặp nhiều khó khăn. Việc thiết kế tạo ra sản phẩm phải đƣợc làm tập trung và thành lập một nhóm thợ chuyên môn có trình độ tay nghề cao.

- Tăng cƣờng nghiên cứu thông tin khách hàng và thị trƣờng một cách cẩn trọng và chuyên nghiệp để có thể nắm bắt nhu cầu và thông tin cách hàng. Qua đó, Công ty sẽ dễ dàng tạo ra các sản phẩm đồ nội thất phù hợp hợp, đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng.

- Công việc phát triển công trình cần đƣợc sự phối hợp giữa bộ phận nghiên cứu thị trƣờng phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật. Có nhƣ vậy thì công trình mới có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng, thông qua đó đáp ứng đƣợc nhu cầu khách hàng.

- Kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là phƣơng tiện mạnh nhất và chủ yếu nhất để công ty tìm kiếm lợi nhuận. Bởi vì nó là điều kiện cơ bản để tạo ra công trình có hình thức đẹp và chất lƣợng cao, giảm chi phí sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trƣờng. Máy móc thiết bị lạc hậu là một trong những điểm yếu của công ty. Nhƣng vấn đề đầu tƣ phát triển hiện nay là hết sức khó khăn do tiềm lực về vốn của công ty không thực sự mạnh. Nhƣng công ty vẫn phải lựa chọn hƣớng đầu tƣ mới sao cho có đƣợc công nghệ sản xuất tƣơng đối hiện đại đảm bảo có thể nâng cao chất lƣợng và đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Mặt khác việc tiếpcận và ứng dụng công nghệ mới cho phép công ty nâng cao khả năng cạnh

tranh, nâng cao uy tín của E&C từ đó giúp công ty không ngừng củng cố và phát triển mở rộng thị trƣờng.

E&C hiện tại xây dựng hệ thống các quy trình, hƣớng dẫn triển khai quản lý dự án theo Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000, OHSAS 18000, ISO 14000, tuy nhiên để nâng cao năng lực quản lý dự án, E&C cần hoàn thiện những hƣớng dẫn công việc, những quy trình cho phù hợp với thực tế của công trƣờng, triển khai đào tạo cho đội ngũ kỹ sƣ cũng nhƣ đội ngũ công nhân nắm bắtđƣợc toàn bộ hệ thống để có thể triển khai một cách hiệu quả, kiểm soát tốt chất lƣợng của dự án.

Ngoài ra, E&C cần chú trọng công tác quản lý và kiểm soát chi phí của dự án bao gồm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí máy móc thiết bị, chi phí sửa chữa sai lỗi và chi phí bảo hành.... Về chi phí nhân công, E&C nên rà soát lại toàn bộ các nhà thầu phụ để tìm kiếm đào tạo và phát triển thành đối tác chiến lƣợc nhằm đảm bảo hợp phát triển lâu dài, tiết kiệm chi phí cho quá trình tìm kiếm nhà thầu phụ khác nhau trong các giai đoạn khác nhau. Đồng thời, E&C triển khai thực hiện khoán chi phí cho các gói thầu nhỏ đến các đội sản xuất, bên cạnh việc chỉ sử dụng lực lƣợng trực tiếp và cơ hữu của E&C. Về chi phí nguyên vật liệu, E&C luôn phải đàm phán với khách hàng và đối tác điều khoản trƣợt giá nhằm quản lý tốt và đảm bảo lợi ích cho các bên, song song đó là xây dựng trung tâm dữ liệu về giá vật tƣ, nhà cung cấp, thầu phụ cũng nhƣ nâng cao quá trình kiểm soát khối lƣợng và chi phí thi công tại côngtrƣờng, góp phần đem lại hiệu quả trong việc tối đa lợi nhuận cho công ty.

Bên cạnh việc triển khai xây dựng giám sát chặt chẽ chi phí phát sinh do sửa chữa sai lỗi và quy trình xác định trách nhiệm cụ thể cho các bên thì E&C cần áp dụng hệ thống tiêu chuẩn cho chất lƣợng dự án trên toàn hệ thống công trƣờng, nhằm giám sát phòng ngừa sớm sai lỗi trong từng giai đoạn thi công, nhằm giảm thiểu phát sinh chi phí sửa chữa.

b/ Định giá

Để tạo đƣợc hiệu quả cao trong kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và tìm kiếm khách hàng mới đòi hỏi công ty phải đƣa ra những biện pháp về giá hợp lý nhất.

Công ty nên áp dụng chính sách giá linh hoạt, ví dụ nhƣ cùng là sản phẩm máy

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần EC Hà Nội (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)