Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vạn ninh tỉnh khánh hòa theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 83)

9. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở trƣờng THPT

trên địa bàn huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hoà theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh

3.2.1. Nhóm biện pháp tăng cường đổi mới quản lý hoạt động dạy của Giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

3.2.1.1 Tăng cường công tác quản lý xây dựng kế hoạch dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

a. Mục tiêu – ý nghĩa biện pháp

Kế hoạch là cƣơng lĩnh hành động của một tổ chức. Để đạt mục tiêu trên trong dự kiến, kế hoạch đƣợc xem nhƣ một công cụ quản lý, kế hoạch tạo điều kiện cho ngƣời quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các hoạt động của các cá nhân và tập thể trong tổ chức của ngƣời quản lý. Nhƣ vậy, kế hoạch là thực hiện chức năng của các nhà quản lý. Vì vậy, chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học của TTCM và GV là làm cho hoạt động dạy học theo định hƣớng để đạt đƣợc mục tiêu. Vì kế hoạch dạy học là kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình hoạt động của tổ chức trong thời gian thực hiện mục tiêu của kế hoạch.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

Kế hoạch dạy học đƣợc thể hiện mục tiêu, nội dung, chƣơng trình...dạy học. Vì vậy hƣớng dẫn GV xây dựng kế hoạch có vai trò quyết định đến việc thực hiện kế hoạch dạy học của nhà trƣờng. Kế hoạch dạy học của GV là kế hoạch bộ phận trong kế hoạch tổng thể năm học của trƣờng, nhƣng đồng thời lại mang đặc thù riêng của từng môn học. Vì vậy, kế hoạch dạy học theo hƣớng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải đảm bảo đƣợc những yêu cầu sau đây:

- Phải thể hiện và cụ thể hóa đƣợc chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ, Sở, Phòng GD và nhà trƣờng về hoạt động dạy học.

- Phải cụ thể rõ ràng về các mục tiêu dạy học, thời gian thực hiện, và các mục tiêu đề ra phải có tính khả thi, thực tiễn. Do vậy, ngay từ đầu năm học lãnh đạo các trƣờng phải trực tiếp chỉ đạo các tổ CM cùng GV xây dựng kế hoạch dạy học. Kế hoạch xây dựng phải tuần tự từng bƣớc, không nôn nóng, đốt cháy giai đoạn.

c. Cách thức tiến hành biện pháp

* Quản lý nội dung chƣơng trình đúng, đủ:

Hiểu đƣợc nguyên tắc, cấu tạo chƣơng trình THPT của môn học và phạm vi kiến thức của chúng.

Thống nhất giữa tổ chuyên môn và giáo viên về mục đích yêu cầu của môn học ( yêu cầu về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, hành vi); hệ thống các năng lực cơ bản cần hình thành và nội dung môn học ( các phần, chƣơng, bài). Có kế hoạch thời gian: Số thiết dành cho từng phần , từng chƣơng, từng bài cũng nhƣ số tiết dành cho ôn tập, thực hành, kiểm tra…

Tổ trƣởng chuyên môn nắm vững phƣơng pháp và hình thức dạy học đặc trƣng của bộ môn chƣơng trình, từ đó mà có kế hoạch chuẩn bị phƣơng tiện dạy học cho đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện giáo dục.

- Thảo luận, bàn bạc những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giảng dạy đối tƣợng HS vùng cao của những năm học trƣớc và những vấn đề đổi mới trong chƣơng trình dạy học để thống nhất thực hiện.

- Cân đối các hoạt động trong năm học để đảm bảo cho GV thực hiện hết chƣơng trình dạy học, kể cả chƣơng trình phụ đạo HS yếu kém và bồi dƣỡng HS khá giỏi.

* Quản lý thực hiện kế hoạch để đạt chất lƣợng dạy học, gồm các kế hoạch sau: - Kế hoạch phân công cho GV.

- kế hoạch kiểm tra chuyên đề; kế hoạch thao giảng, hội giảng; kế hoạch bồi dƣỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém; kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn GV; kế hoạch tăng cƣờng trang thiết bị dạy học.

- Kế hoạch dự phòng, bổ sung điều chỉnh kế hoạch trƣớc đây khi cần thiết (không làm thay đổi mục tiêu mà lại phù hợp tình hình thực tế thời điểm đó)

* Tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch giờ dạy: Có nhiều hình thức tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung chƣơng trình, ở đây chỉ xin nêu ra một số hình thức cụ thể nhƣ sau:

- Giao cho Phó Hiệu Trƣởng phụ trách chuyên môn qua phiếu báo giảng, sổ ghi đầu bài để tổ chức theo dõi.

- Kiểm tra thực hiện mục tiêu dạy học - Dự giờ giáo viên

Chỉ đạo :Soạn, giảng, quản lý HS trên lớp, hƣớng dẫn HS tự học ở nhà và chấm, trả bài kiểm tra trên lớp (có nhận xét).

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Trong công tác quản lý, nhà trƣờng phải mạnh dạn trao quyền tự chủ và tạo điều kiện thuận lợi nhất, cao nhất (kể cả vật chất lẫn tinh thần, cả về thời gian lẫn các phƣơng tiện, điều kiện) để tổ trƣởng chuyên môn cùng giáo viên chủ động trong công việc thực hiện nhiệm vụ của mình, nhất là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học.

Nhà trƣờng phải có kế hoạch kiểm tra kế hoạch dạy học trƣớc khi triển khai dạy học.

Nhà trƣờng phải có kế hoạch đầu tƣ CSVC, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, dõi kế hoạch này thƣờng xuyên, thực hiện đƣợc theo tiến độ đề ra.

3.2.1.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực học sinh

a. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Đổi mới phƣơng pháp dạy học là làm cho quá trình dạy học tích cực, đƣợc hiểu theo nghĩa đồng thời có sự tích cực của ngƣời dạy và sự tích cực của học sinh trong hoạt động dạy học. Trong xu thế toàn cầu hoá, nền giáo dục nƣớc ta đang thực hiện bƣớc chuyển từ chƣơng trình định hƣớng nội dung sang định hƣớng phát triển năng lực của học sinh, có thể coi đó là sản phẩm cuối cùng của quá trình dạy học. Để làm đƣợc điều đó, đòi hỏi GV phải linh hoạt đổi mới PPDH, chuyển từ PPDH truyền thống theo lối truyền thụ một chiều sang các phƣơng pháp dạy học tích cực nhƣ: PPDH giải quyết vấn đề, dạy học tình huống, dạy học theo dự án. HS là ngƣời tự lực và tích cực để lĩnh hội kiến thức. Do đó, ngƣời CBQL phải tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo có hiệu quả hoạt động đổi mới PPDH là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hƣớng PTNL học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện GD theo Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp

ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

Ngƣời CBQL cần nắm vững nội dung liên quan đến việc đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở môn Sinh học. Sau đó, tổ chức tập huấn cho giáo viên trong công tác đổi mới PPDH giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, học sinh tƣ duy phát hiện vấn đề, lĩnh hội kiến thức mới và vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống. Ngƣời CBQL phải chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, đánh giá việc đổi mới phƣơng pháp dạy học môn Sinh học thông qua việc chuẩn bị giáo án lên lớp của giáo viên, thông qua các hoạt động dự giờ, thao giảng, hội giảng. Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý chặt chẽ việc soạn giáo án lên lớp của giáo viên thông qua kiểm tra hồ sơ hàng tháng theo định kỳ, dự giờ thăm lớp của tổ chuyên môn và của CBQL. Qua đó, kịp thời phát hiện những giáo viên tích cực đầu tƣ trí tuệ và công sức để soạn giáo án có chất lƣợng, những GV soạn giáo án sơ sài phải nhắc nhở, phê bình. Trong sinh hoạt chuyên môn cần đƣa ra bàn bạc những bài dạy có nội dung khó, thống nhất nội dung, các phƣơng pháp giảng dạy cần vận dụng, để thực hiện có hiệu quả giờ dạy trên lớp.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý cần quán triệt cho giáo viên những yêu cầu về đổi mới PPDH theo định hƣớng phát triển năng lực hiện nay; phân tích những ƣu nhƣợc điểm của các PPDH truyền thống, những mặt ƣu điểm và hạn chế trong hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. Nâng cao hiệu quả công tác bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho GV Sinh học, tập huấn về PPDH tích cực và vận dụng một cách hợp lý các PPDH sao cho phù hợp với từng nội dung kiến thức, đối tƣợng HS; hƣớng dẫn GV về các yêu cầu trong việc đổi mới PPDH môn Sinh học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. Chỉ đạo nâng cao chất lƣợng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn trên “trƣờng học kết nối”; tổ chức giao lƣu, học tập kinh nghiệm các đơn vị thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH; tổ chức hội thi GV dạy giỏi các cấp; nghiên cứu khoa học sƣ phạm ứng dụng, viết và báo cáo chuyên đề, sáng kiến, giải pháp nâng cao chất lƣợng hiệu quả HĐDH; tổ chức thao giảng, hội giảng các

cấp, xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp và liên môn, rút kinh nghiệm tiết dạy một cách nghiêm túc, có hiệu quả theo hƣớng đổi mới PPDH; chủ động đề xuất trong việc sinh hoạt chuyên môn theo cụm các trƣờng THPT trên địa bàn; tăng cƣờng ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ đổi mới PPDH. Nhà trƣờng có chế độ khen thƣởng kịp thời, xứng đáng cho những giáo viên bộ môn Sinh có nhiều cống hiến, tiên phong trong hoạt động đổi mới PPDH. Từ đó, tạo động lực cho những GV khác trong nhà trƣờng tích cực hơn trong việc đổi mới PPDH vì muốn đƣợc tôn trọng, khẳng định mình.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL nhà trƣờng chuẩn bị đầy đủ các văn bản, chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức tập huấn về đổi mới PPDH theo định hƣớng PTNL học sinh. Ban hành quy chế chuyên môn chặt chẽ, khoa học, xây dựng tiêu chí đánh giá tiết dạy cụ thể, rõ ràng, tổ chức nghiêm túc việc đánh giá giờ dạy, rút kinh nghiệm hoạt động đổi mới PPDH theo định hƣớng PTNL học sinh tại đơn vị theo định kỳ, kịp thời điều chỉnh những hạn chế, thiếu sót.

3.2.1.3. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Sinh học của học sinh theo định hướng phát triển năng lực

a. Mục đích ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hƣớng phát triển năng lực, chủ yếu chuyển từ đánh giá kết quả học tập cuối năm học sang hình thức đánh giá thƣờng xuyên, định kì, sau từng chủ đề dạy học, từng chƣơng, nhằm mục đích điều chỉnh quá trình dạy học. Chuyển từ đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của ngƣời học. Do đó, CBQL cần tăng cƣờng chỉ đạo hoạt động đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một trong những nội dung cơ bản của quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh. Giúp cho giáo viên Sinh học hiểu đúng mục đích của kiểm tra, đánh giá, đó là kiểm tra, đánh giá phải vì sự tiến bộ của HS; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân; việc kiểm tra, đánh giá đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho HS. Giáo viên Sinh học phải kết hợp các hình thức đánh giá, giữa đánh giá thƣờng xuyên và đánh giá định kỳ; thực hiện các hình thức đánh

giá đa dạng nhƣ: đánh giá bằng trắc nghiệm, bằng kiểm tra viết tự luận, đánh giá bằng sản phẩm, bằng hồ sơ HS, bằng trình bày miệng, thuyết trình, thông qua các sản phẩm của nhóm. Giáo viên tổ chức, hƣớng dẫn để học sinh biết cách tự đánh giá, học sinh biết đánh giá lẫn nhau. Đổi mới kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho HS tích cực hơn, nỗ lực hơn và có sự tiến bộ hơn, làm chủ kiến thức, kỹ năng, thái độ và biết vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn, cuộc sống.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

- Chỉ đạo GV Sinh học đổi mới phƣơng pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn, yêu cầu giáo viên Sinh học phải sử dụng kết hợp các phƣơng pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá. Đặc biệt chú trọng các phƣơng pháp và hình thức có hiệu quả trong việc phát triển năng lực HS nhƣ: kiểm tra thực hành, cho điểm sản phẩm cá nhân, cho điểm sản phẩm của nhóm, cho điểm khi HS giải quyết đƣợc các vấn đề thực tế; kết hợp đánh giá kết quả học tập với đánh giá quá trình học tập của HS.

- Chỉ đạo GV tổ chức, hƣớng dẫn để HS biết cách tự đánh giá, HS đƣợc đánh giá lẫn nhau. GV phải hình thành ở HS khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá. Giúp HS hiểu rõ nhiệm vụ và có thể tự mình tổ chức các hoạt động học tập dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Điều này giúp HS tích cực hơn, tự tin hơn, hình thành đƣợc tƣ duy phản biện, năng lực đánh giá và tự đánh giá ở HS.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Nâng cao nhận thức của CBQL, GV Sinh học về tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Sinh học theo định hƣớng PTNL học sinh. Làm cho GV thấy đƣợc vai trò và trách nhiệm của bản thân để họ tự giác thực hiện. Đầu năm học, nhà trƣờng cần tổ chức bồi dƣỡng chuyên đề cho giáo viên về các hình thức và phƣơng pháp đánh giá. Cán bộ quản lý triển khai các văn bản chỉ đạo về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cho toàn trƣờng thực hiện nhƣ: Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03 tháng 10 năm 2017 về việc hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hƣớng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018 của Bộ GD&ĐT; Công văn số 1738/SGDĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Sở GD&ĐT Khánh Hoà về việc tổ chức và quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng

phát triển năng lực và phẩm chất học sinh năm học 2018-2019. Chỉ đạo giáo viên Sinh học thiết kế các bài kiểm tra HS theo hƣớng tiếp cận năng lực, chú ý các quan điểm dạy học phân hóa, tích hợp và liên môn; tăng cƣờng các câu hỏi giải quyết các tình huống thực tế. Hiệu trƣởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện việc đánh giá thƣờng xuyên đối với học sinh bằng các hình thức khác nhau: Đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Chỉ đạo GV thực hiện quan điểm đánh giá quá trình học tập của HS, giúp HS nhận thấy đƣợc mức độ tiến bộ của bản thân; đồng thời hình thành khả năng đánh giá và tự đánh giá của bản thân. Cán bộ quản lý thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động đánh giá của HS của GV trong nhà trƣờng. Động viên, khen thƣởng kịp thời những GV làm tốt và nhắc nhở, chấn chỉnh những GV chƣa thực hiện tốt hoạt động kiểm tra, đánh giá.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cung cấp đầy đủ cho GV các văn bản, quy định, các tài liệu của Bộ, Sở GD&ĐT chỉ đạo công tác đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS theo định hƣớng phát triển năng lực. Tổ chức bồi dƣỡng GV về các nội dung đổi mới kiểm tra, đánh giá, nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vạn ninh tỉnh khánh hòa theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)