9. Cấu trúc luận văn
1.4.4. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu đƣợc trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở giáo viên chủ nhiệm lớp.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đƣợc tồn tại đồng thời với quá trình dạy học, đó là quá trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Trên cơ sở đó, đề ra các biện pháp phù hợp giúp học sinh học tập tiến bộ. Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên, ngƣời quản lý sẽ biết đƣợc chất lƣợng dạy và học ở từng giáo viên. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tình trạng dạy thêm học thêm đang tràn lan, khi trình độ của một bộ phận giáo viên còn hạn chế thì việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là điều quan trọng. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là việc làm hết sức cần thiết của hiệu trƣởng nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra, đánh giá, thúc đẩy quá trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu.
Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đạt đƣợc những yêu cầu cơ bản sau:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trƣờng thông qua điểm số, đánh giá chất lƣợng học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Từ đó, rút ra đƣợc những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn, bổ sung giúp cho ngƣời quản lý chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ chặt chẽ hơn.
+ Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hƣớng dẫn đánh giá xếp loại học sinh theo quy định.
+ Đánh giá, xếp loại học sinh một cách công bằng, chính xác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá ngƣời quản lý phân công nhiệm cụ thể tới từng thành viên: Phó hiệu trƣởng phụ trách chuyên môn, tổ trƣởng, giáo viên, các thành viên phải lập đƣợc kế hoạch kiểm tra, đánh giá một cách đầy đủ theo yêu cầu của chƣơng trình, ngƣời quản lý thƣờng xuyên kiểm tra xem việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bƣớc nâng cao đƣợc hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông
1.4.5.1. Những yếu tố chủ quan 1.4.5.1.1 Năng lực của hiệu trưởng
Để quản lý tốt hoạt động dạy học, ngƣời hiệu trƣởng phải có tri thức về chuyên môn, nắm vững nguyên tắc dạy học và PPDH.
Hiệu trƣởng phải có kỹ năng phân tích đánh giá trình độ chuyên môn và năng lực sƣ phạm của từng GV.
Hiệu trƣởng tham gia các chuyên đề giảng dạy, nắm bắt và chỉ đạo sát sao, đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn đổi mới PPDH.
Hiệu trƣởng phải có năng lực sƣ phạm, kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức, nắm bắt xử lý thông tin, có tầm nhìn, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn đổi mới, phải biết tƣ duy sáng tạo và hành động, vì hiệu quả trong quản lý hoạt động dạy học thì mới nâng cao chất lƣợng dạy học, chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.
1.4.5.1.2. Chất lượng đội ngũ
Đội ngũ giáo viên phải đảm bảo về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu,trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sƣ phạm giỏi, có lòng yêu nghề, nắm vững mục tiêu giáo dục, chƣơng trình, nội dung sách giáo khoa, thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên là khâu đột phá có ý nghĩa quyết định, góp phần triển khai thắng lợi chiến lƣợc phát triển giáo dục.
1.4.5.1.3. Nhận thức, năng lực của giáo viên
Trình độ, năng lực chuyên môn, kĩ năng sƣ phạm, phẩm chất của ngƣời giáo viên có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng dạy học, vì thế mà ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý của hoạt động dạy học.
1.4.5.1.4. Nhận thức, năng lực của học sinh
Thái độ học tập, trình độ nhận thức, kỹ năng làm việc nhóm của học sinh. Thái độ học tập và năng lực của HS có ảnh hƣởng quan trọng đến việc quản lí hoạt động dạy học. Nếu học sinh chăm, ngoan, có động cơ và ý thức học tập tốt thì sẽ tạo điều kiện tốt cho giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực ngƣời học.
1.4.5.2. Những yếu tố khách quan
1.4.5.2.1. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội
Kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phƣơng ảnh hƣởng rất nhiều đến giáo dục và hoạt động dạy học của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng cần hiểu đƣợc chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, địa phƣơng, khai thác đƣợc thế mạnh và hạn chế, những khó khăn của địa phƣơng ảnh hƣởng đến hoạt động của nhà trƣờng, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phƣơng và các cơ quan đóng trên địa bàn để thực tốt hoạt động giáo dục.
1.4.5.2.2. Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thuộc hệ thống phƣơng tiện của quá trình dạy học, là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lý.
Hiệu trƣởng cần nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của các thiết bị dạy học và có sự đầu tƣ, quản lý các trang thiết bị dạy học.
kho chứa, tủ và giá đựng thiết bị, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn. Tập huấn cho giáo viên biết sử dụng các trang thiết bị.
Hiệu trƣởng cần tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ thiết bị dạy học hiện có; dành kinh phí để sửa chữa, mua sắm thêm trang thiết bị để đáp ứng đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
1.4.5.2.3. Xã hội hoá giáo dục
Xã hội hóa giáo dục là hình thành xã hội học tập, làm cho mọi ngƣời có ý thức quan tâm đến giáo dục. Giáo dục chỉ phát triển thật sự, khi xã hội hóa giáo dục phát triển đúng hƣớng và cần thiết. Do đó, trong các nhà trƣờng cần phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, huy động mọi nguồn lực trong xã hội, chăm lo cho công tác giáo dục, để nâng cao chất lƣợng dạy và học, theo tinh thần Nghị quyết 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong nhà trƣờng phổ thông môn Sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm gắn lý thuyết với thực hành, là môn học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh cũng góp phần to lớn thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.
Trong chƣơng 1, chúng tôi đã trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý và cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở trƣờng THPT. Thông qua đó chúng tôi có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà và đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học môn Sinh học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN SINH HỌC TẠI CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VẠN NINH TỈNH KHÁNH HOÀ THEO
ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học môn Sinh học và quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hƣớng PTNL học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Từ đó, rút ra những mặt mạnh và những hạn chế trong công tác quản lý HĐDH môn Sinh học theo định hƣớng PTNL học sinh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐDH môn Sinh theo định hƣớng PTNL học sinh góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học bộ môn Sinh học ở trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Để làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng HĐDH môn Sinh học và quản lý HĐDH môn Sinh học ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi tiến hành khảo sát các nội dung sau:
- Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò môn Sinh học ở trƣờng THPT hiện nay. - Thực trạng thực hiện kế hoạch, nội dung chƣơng trình môn Sinh học ở trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà theo định hƣớng PTNL học sinh.
- Thực trạng hoạt động dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà theo định hƣớng PTNL học sinh.
- Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Sinh học ở trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà theo định hƣớng PTNL học sinh.
- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học ở trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà theo định hƣớng PTNL học sinh.
- Thực trạng quản lý hoạt động học tập môn Sinh học của học sinh ở trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
-. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Sinh học ở trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà theo định hƣớng PTNL học sinh.
- Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hƣớng PTNL học sinh ở trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
2.1.3. Đối tượng khảo sát
Để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 3 nhóm đối tƣợng là cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) bộ môn KHTN-Sinh học và học sinh (HS) của 5 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
2.1.4. Phương pháp khảo sát.
Sử dụng phƣơng pháp quan sát, phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐDH môn Sinh học định hƣớng phát triển năng lực học sinh tại các trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.
Đề tài tiến hành xây dựng mẫu phiếu trƣng cầu ý kiến dành cho CBQL, Tổ trƣởng chuyên môn và giáo viên, học sinh các trƣờng THPT huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (Mẫu phiếu tại Phụ lục).
Cách quy ƣớc điểm số cho bảng hỏi: Chuẩn cho điểm
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Yếu Trung bình Khá Tốt
Không ảnh hƣởng Ít ảnh hƣởng Ảnh hƣởng Rất ảnh hƣởng Cách đánh giá:
Việc xử lý kết quả các phiếu trƣng cầu dựa vào phƣơng pháp Toán thống kê định lƣợng kết quả nghiên cứu. Đề tài sử dụng hai phƣơng pháp đánh giá là: định lƣợng theo tỷ lệ % và phƣơng pháp cho điểm.
2.1.5. Chọn mẫu khảo sát
Chúng tôi chọn khảo sát 15 CBQL (bao gồm Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng), 75 GV KHTN-Sinh học (bao gồm Tổ trƣởng chuyên môn), cùng với 400 học sinh của 5 trƣờng THPT trên địa bàn huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà.
Bảng 2.1. Tóm tắt mẫu khảo sát
STT ĐƠN VỊ CBQL GV HS
1 THPT Huỳnh Thúc Kháng 03 15 80
2 THPT Nguyễn Thị Minh Khai 03 15 80
3 THPT Tô Văn Ơn 03 15 80
4 THPT Lê Hồng Phong 03 15 80
5 TCN Vạn Ninh 03 15 80
Tổng cộng 15 75 400
2.1.6. Phương thức xử lý số liệu
Chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp khảo sát sau: Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi, phƣơng pháp phỏng vấn chuyên gia để thu thập thông tin và phƣơng pháp toán học để xử lý kết quả khảo sát.
2.1.7. Cách thức xử lý số liệu
Sau khi thu phiếu thăm dò ý kiến, sử dụng phần mềm Microsoft Office Excell để tính điểm trung bình cho tất cả các mức độ khảo sát.
Các nội dung khảo sát bằng phiếu hỏi đƣợc đánh giá theo 4 mức độ thực hiện đƣợc quy ƣớc nhƣ sau:
Tốt/ rất thƣờng xuyên/rất quan trọng/rất cấp thiết: 4 điểm; Khá/thƣờng xuyên/quan trọng/cấp thiết: 3 điểm;
Trung bình/không thƣờng xuyên/ ít quan trọng/ít cấp thiết: 2 điểm; Yếu/không thực hiện/không quan trọng/không cấp thiết: 1 điểm
Kết quả khảo sát đƣợc xử lý bằng phép toán với điểm trung bình cộng đƣợc thực hiện theo công thức: ̅ ∑
Trong đó, ̅ là điểm trung bình; xi: là điểm ở mức độ;
ni: là số ngƣời lựa chọn mức độ i; n: là số các mức độ;
N: là số ngƣời tham gia đánh giá; Mức độ thực hiện:
ĐTB từ 3,51→4,00
Rất quan trọng/Tốt/ Rất thƣờng xuyên/Rất cấp thiết: ĐTB từ 2,51→3,50
Quan trọng/Khá/Thƣờng xuyên/Cấp thiết: ĐTB từ 1,51→2,50
Ít quan trọng/Trung bình/Không thƣờng xuyên/Ít cấp thiết: ĐTB từ 1,00→1,50
Không quan trọng/Yếu/Không thực hiện/Không cấp thiết.
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội và giáo dục huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà
2.2.1. Khái quát về vị trí địa lí, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà tỉnh Khánh Hoà
2.2.1.1. Địa lý tự nhiên
Huyện Vạn Ninh là huyện đồng bằng ven biển nằm về phía Bắc tỉnh Khánh Hòa, trên tọa độ từ 12o45’-12o52’15” độ vĩ Bắc và 108o52’- 109o27’55” độ kinh đông, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 550 km2
, với trên 3/4 là đất rừng núi, đất nông nghiệp khoảng 9.000 hecta.
Phía Bắc và Tây Bắc của huyện tiếp giáp với tỉnh Phú Yên, phía Nam và Tây Nam tiếp giáp Thị xã Ninh Hòa, phía Đông giáp biển Đông.
Đặc điểm địa lý: huyện Vạn Ninh có hình dạng thon, cao ở phía Bắc, rộng
thấp dần ở phía Nam. Địa hình có ba vùng rõ rệt: Vùng rừng đồi, núi; vùng đồng bằng và vùng hải đảo. Đặc điểm mỗi vùng có ảnh hƣởng đến các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội và các hoạt động khác của huyện.
Bờ biển Vạn Ninh dài khoảng 60km, có nơi núi lan ra sát biển; nhiều hồ, đập nƣớc nhƣ Hoa Sơn, Suối Sung, Đồng Điền, Hải Triều… và 2 con sông chính là sông Đồng Điền và sông Hiền Lƣơng.
Khí hậu: Vạn Ninh nằm trong tiểu vùng khí hậu đồng bằng ven biển, mang
đặc trƣng của khí hậu đại dƣơng nên tƣơng đối ôn hòa. Nhiệt độ trung bình là 25o C, lƣợng mƣa bình quân hàng năm là 1.399mm, quanh năm trời nắng ấm.
Khoáng sản: Có cao lanh Xuân Tự, cát trắng Đầm Môn, sa khoáng imenit Vĩnh Yên - Hòn Gốm, đá granit Tân Dân, vàng Xuân Sơn.... trong đó cát trắng Đầm Môn và đá Granit Tân Dân có trữ lƣợng khá lớn.
Giao thông: Hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến quốc lộ 1A và đƣờng
sắt Bắc - Nam chạy qua các ga Đại Lãnh, Tu Bông, Vạn Giã; có các tuyến đƣờng liên thôn, liên xã và tuyến đƣờng chạy dọc bán đảo Hòn Gốm tạo thành hệ thống