Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học của giáo viên theo định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vạn ninh tỉnh khánh hòa theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 30 - 36)

9. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Quản lý hoạt động dạy học môn Sinh học của giáo viên theo định

Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực hay còn gọi là dạy học định hƣớng kết quả đầu ra, nhằm đảm bảo chất lƣợng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng vận dụng kiến thức trong thực tiễn, cuộc sống.

Trong hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, GV là yếu tố quyết định hàng đầu. Sự nhận thức đúng đắn, tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao, kĩ năng sử dụng các thiết bị dạy học và tổ chức hƣớng dẫn cho học sinh học tập tốt là những phẩm chất cần thiết của ngƣời giáo viên trong nhà trƣờng.

Để quản lý hoạt dộng dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh đòi hỏi ngƣời CBQL phải thực hiện các công việc cụ thể bao gồm: quản lý việc phân công giảng dạy của giáo viên; Quản lý việc lập kế hoạch dạy học của giáo viên; Quản lý thực hiện chƣơng trình của giáo viên; Quản lý giờ lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn của giáo viên; Quản lý việc dự giờ và phân tích sƣ phạm bài học của giáo viên; Quản lý việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên; Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh; Quản lý các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.

- Quản lý việc phân công giảng dạy của giáo viên: Phân công giảng dạy cho giáo viên thực chất là công tác tổ chức – cán bộ. Hiệu trƣởng cần quán triệt quan điểm phân công giảng dạy theo chuyên môn đã đƣợc đào tạo, theo yêu cầu đảm bảo chất lƣợng và đảm bảo quyền lợi học tập của học sinh. Việc phân công phải đảm

bảo hài hòa giữa các GV, khối lớp với nhau. Điều này sẽ dễ dàng cho CBQL so sánh sản phẩm đầu ra đối với từng khối lớp và giữa các GV với nhau. Từ đó, GV sẽ có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học của giáo viên: Việc xây dựng kế hoạch của giáo viên là một việc làm tất yếu. Trên cơ sở yêu cầu chung của công tác giáo dục và yêu cầu riêng của từng bộ môn, căn cứ vào hƣớng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp quản lý và tình hình cụ thể của nhà trƣờng mà mỗi giáo viên phải đề ra kế hoạch dạy học phù hợp. Hiệu trƣởng phải là ngƣời hƣớng dẫn giáo viên quy trình xây dựng kế hoạch, giúp họ biết xác định mục tiêu đúng đắn và tìm ra các biện pháp để thực hiện mục tiêu đó.

* Nội dung yêu cầu kế hoạch đối với cá nhân:

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch: các Chỉ thị, nhiệm vụ năm học,

hƣớng dẫn giảng dạy bộ môn, định mức chỉ tiêu đƣợc giao, tình hình điều tra chất lƣợng học sinh, các điều kiện đảm bảo cho việc dạy và học.

- Xác định mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động. Đề ra các biện pháp để đạt đƣợc các mục tiêu và điều kiện để đảm bảo thực hiện kế hoạch nhƣ: sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, trang thiết bị dạy học bộ môn, kinh phí dành cho các hoạt động, kế hoạch cụ thể từng chƣơng trình, phƣơng pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay .

* Nội dung kế hoạch đối với tổ chuyên môn:

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch: Chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm học mới, kế hoạch của nhà trƣờng, đặc điểm tình hình của nhà trƣờng, những thuận lợi, khó khăn của nhà trƣờng, tổ bộ môn.

- Lập kế hoạch công tác từng tháng, học kỳ và cả năm. Xác định phƣơng hƣớng nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu. Nêu các biện pháp thực hiện và điều kiện thực hiện biện pháp nhƣ: cơ sở vật chất, sự phối hợp của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng, sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trƣờng và các cấp lãnh đạo trong việc thực hiện đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa, phƣơng pháp giảng dạy trong giai đoạn hiện nay. Để đảm bảo chất lƣợng dạy học, mỗi cá nhân và tổ chuyên môn cần thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, đồng thời cán bộ quản lý nhà trƣờng cần theo dõi, kiểm tra đôn đốc sát sao, tạo điều kiện tốt

nhất cho họ đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên. Thực hiện chƣơng trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào tạo theo mục tiêu của nhà trƣờng phổ thông. Yêu cầu đối với Hiệu trƣởng là phải biết chƣơng trình, tổ chức cho giáo viên tuân thủ một cách nghiêm túc, thực hiện theo hƣớng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở GD&ĐT bao gồm:

+ Biết nguyên tắc cấu tạo chƣơng trình, nội dung và phạm vi kiến thức của từng môn học, cấp học.

+ Nắm rõ phƣơng pháp dạy học đặc trƣng của môn học và các hình thức dạy học của từng môn học.

+ Biết kế hoạch dạy học của từng môn học, từng khối lớp trong cấp học. + Không đƣợc giảm nhẹ, nâng cao hoặc mở rộng so với yêu cầu nội dung, phạm vi kiến thức quy định của từng chƣơng trình môn học.

+ Phƣơng pháp dạy đặc trƣng của môn học, của bài học phải phù hợp với từng loại lớp học, từng loại bài của lớp học.

+ Vận dụng các hình thức dạy học khác nhau, kết hợp giữa các hình thức dạy học trên lớp, ngoài lớp, thực hành, tham quan, một cách hợp lý.

+ Dạy đủ và coi trọng tất cả các môn học theo quy định của phân phối chƣơng trình, nghiêm cấm việc cắt xén, dồn ép bài học, thêm bớt tiết học với bất cứ môn học nào, lớp học nào, dƣới bất kỳ hình thức nào.

Để việc quản lý thực hiện chƣơng trình dạy học đạt kết quả, bảo đảm thời gian cho việc thực hiện chƣơng trình dạy học. Hiệu trƣởng phải chú ý sử dụng thời khóa biểu nhƣ là công cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chƣơng trình dạy học để thƣờng xuyên, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chƣơng trình dạy học.

- Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị bài của giáo viên: Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên cho giờ lên lớp. Tuy chƣa dự kiến hết các tình huống sƣ phạm trong quá trình lên lớp, nhƣng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng giáo viên. Nó thể hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của giáo viên về nội dung, phƣơng pháp giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tƣợng học sinh và đúng với yêu cầu của chƣơng trình. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị

lên lớp phải đảm bảo những yêu cầu cần thiết đó là:

+ Bảo đảm tính tƣ tƣởng, tính giáo dục thông qua bài giảng.

+ Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trƣớc khi lên lớp, chống việc soạn bài sơ sài để đối phó với việc kiểm tra.

+ Bảo đảm nội dung, kiến thức khoa học, chính xác, mang tính giáo dƣỡng. + Đƣa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vào nền nếp, nghiêm túc và đảm bảo chất lƣợng.

+ Chỉ đạo không rập khuôn, máy móc, đảm bảo và khuyến khích tính tích cực, tự giác và sáng tạo của giáo viên.

Để việc soạn bài chuẩn bị lên lớp của giáo viên có thể thực hiện theo một kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả, hiệu trƣởng nhà trƣờng cần phải phân công trách nhiệm cụ thể cho giáo viên trong trƣờng, tạo mọi điều kiện để họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạch thƣờng xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến khích kịp thời điều chỉnh những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đã đề ra.

- Quản lý giờ lên lớp, sinh hoạt tổ chuyên môn của giáo viên

+ Tổ chức hoạt động dự giờ, thăm lớp để hiểu thực trạng chất lƣợng các giờ dạy và tổ chức rút kinh nghiệm sƣ phạm.

+ Thông qua báo cáo của các tổ chuyên môn và của giáo viên chủ nhiệm để hiểu thông tin về công tác dạy học của giáo viên.

Hoạt động dạy và học trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay đƣợc thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên lớp và hệ thống bài học cụ thể. Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trƣờng để thực hiện mục tiêu cấp học. Chính vì trong quá trình quản lý hoạt dạy và học của mình, hiệu trƣởng phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng cao chất lƣợng giờ lên lớp của giáo viên, đó là trách nhiệm của ngƣời quản lý.

Quản lý giờ lên lớp của giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu là: + Xây dựng đƣợc “chuẩn” giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp của giáo viên. Ngoài những quy định chung của ngành cần thƣờng xuyên đƣợc bổ sung, điều chỉnh để thực hiện đƣợc tiến độ chung của trƣờng và giáo viên trong trƣờng.

+ Phải xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm đảm bảo tính nghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trƣờng, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy học.

+ Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếp càng tốt để mọi giờ lên lớp đều góp phần thực hiện mục tiêu bài học.

+ Phải yêu cầu cụ thể từng đối tƣợng thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những quy định của nhà trƣờng, quy chế có liên quan đến giờ lên lớp. Để đảm bảo đƣợc những yêu cầu quản lý giờ lên lớp của giáo viên, hiệu trƣởng cần xây dựng và quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra sử dụng thời khóa biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nề nếp dạy học.

- Quản lý việc dự giờ và phân tích sƣ phạm bài học của giáo viên. Nét đặc thù cơ bản làm cho quản lý trƣờng học khác với các dạng quản lý khác là trong quản lý nhà trƣờng có hoạt động dự giờ và phân tích sƣ phạm bài học, đây là một chức năng quan trọng của hiệu trƣởng để chỉ đạo hoạt động dạy học, là biện pháp quan trọng hàng đầu để quản lý giờ lên lớp.

Để công việc dự giờ và phân tích sƣ phạm sau mỗi tiết dạy thực sự có hiệu quả, hiệu trƣởng cần phải quán triệt đầy đủ những yêu cầu cơ bản sau:

+ Hiểu đƣợc lý luận dạy học và lý thuyết bài học, hiểu những quan điểm trong phân tích sƣ phạm bài học.

+ Hiểu các bƣớc trong dự giờ và phân tích sƣ phạm bài học để chỉ đạo tất cả giáo viên trong nhà trƣờng thực hiện.

+ Tổ chức tốt việc dự giờ thăm lớp trong trƣờng, có chế độ dự giờ thích hợp, có đầy đủ hồ sơ kế hoạch cụ thể, đặc biệt phải có chuẩn đánh giá phù hợp, có đầy đủ hồ sơ dự giờ và có thái độ cầu thị khách quan để đánh giá đúng tình hình, chất lƣợng giờ lên lớp. Trên cơ sở đó, tìm ra những biện pháp thích hợp cho công tác quản lý giờ trên lớp của mình.

+ Để nâng cao chất lƣợng dự giờ, phân tích sƣ phạm bài học, cần thƣờng xuyên tổ chức các chuyên đề về dự giờ trên lớp, trao đổi nội dung và phƣơng pháp giảng dạy, tổ chức dạy thử, tổ chức học tập, thao giảng, nhằm giúp giáo viên hiểu lý thuyết, rút kinh nghiệm về phƣơng pháp giảng dạy, về các bƣớc dự giờ và phân tích bài dạy. Trên cơ sở đó khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên. Hiệu trƣởng nhà

trƣờng phải luôn tạo điều kiện và kích thích khả năng của giáo viên để phát huy hết tiềm năng của mỗi giáo viên.

- Quản lý việc đổi mới phƣơng pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên.

+ Phƣơng pháp dạy học có thể hiểu là một hệ thống tác động liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dục nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.

+ Quản lý phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng là quản lý việc thực hiện phƣơng pháp dạy học của giáo viên sao cho phù hợp với nội dung, chƣơng trình, hình thức tổ chức dạy học, phù hợp đặc trƣng từng bộ môn đồng thời phù hợp với sự phát triển của xã hội.

+ Đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay đó là phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Rèn luyện khả năng tƣ duy sáng tạo, khả năng tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

+ Đổi mới phƣơng pháp dạy học là một nội dung quan trọng việc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lƣợng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Ngƣời hiệu trƣởng cần quan tâm chỉ đạo hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học thông qua:

+ Cập nhật, bồi dƣỡng cho giáo viên thấy đƣợc vai trò của tính cần thiết phải đổi mới phƣơng pháp dạy học.

+ Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết của đổi mới phƣơng pháp dạy học đối với từng bộ môn ngay từ đầu năm học phù hợp với đặc thù riêng của nhà trƣờng. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai kế hoạch: Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị...

+ Tổ chức hoạt động nghiên cứu học tập, học hỏi về đổi mới PPDH qua hội nghị chuyên đề, tổ chức hội thảo, giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm.

+ Quy định thực hiện các quy chế, đảm bảo chất lƣợng sinh họat tổ chuyên môn, trao đổi soạn giáo án, những vấn đề khó trong chƣơng trình, tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm các tiết học.

+ Tổ chức tham quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm những đơn vị thực hiện tốt đổi mới phƣơng pháp dạy học có hiệu quả.

+ Thúc đẩy việc tự học, tự bồi dƣỡng chuyên môn nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên, hiểu chƣơng trình, sách giáo khoa mới và những điểm mới về kiến thức cần truyền tải cho học sinh.

1.4.2. Quản lý hoạt động học tập môn Sinh học của học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn sinh học ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện vạn ninh tỉnh khánh hòa theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)