Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quản lý giáo dục

Theo sơ đồ phân loại khoa học của B.M Kedrop thì QLGD thuộc ngành khoa học xã hội. Do mỗi phƣơng thức xã hội đều có một cách quản lý khác nhau, cho nên khái niệm QLGD đã ra đời và hình thành từ nhiều quan niệm khác nhau. [21]

Ở các nƣớc tƣ bản, do vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục và coi QLGD nhƣ quản lý một loại “xí nghiệp đặc biệt”. Đối với các nƣớc XHCN, do vận dụng quản lý xã hội vào QLGD nên QLGD thƣờng đƣợc xếp trong lĩnh vực quản lý văn hóa tƣ tƣởng. Nhƣ vậy, QLGD đƣợc coi là bộ phận nằm trong lĩnh vực quản lý văn hoá tinh thần.

Ở Việt Nam, QLGD c ng là một lĩnh vực đƣợc đặc biệt quan tâm. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá VIII đã nêu: “QLGD là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu

quả nhất”. [16, tr.50]

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “QLGD thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất trường THPT xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới”. [31, tr.32]

Theo tác giả Đỗ Hoàng Toàn: “QLGD là tập hợp những biện pháp tổ chức, phương pháp giáo dục, kế hoạch tài chính, cung tiêu, … nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và m rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng”. [36, tr.29]

Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “QLGD là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra”. [22, tr.15]

Qua các quan điểm trên cho thấy, thực chất của QLGD là sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến hoạt động của tập thể ngƣời dạy và hoạt động của ngƣời học nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong công việc.

Tùy theo việc xác định đối tƣợng QLGD mà QLGD có nhiều cấp độ khác nhau:

Đối với cấp vĩ mô:

QLGD đƣợc hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trƣờng) nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục. [23]

QLGD là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hƣớng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi (emergence) của hệ thống; sử dụng một cách tối ƣu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đƣa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trƣờng bên ngoài luôn luôn biến động. [23]

Đối với cấp vi mô:

có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lƣợng xã hội trong và ngoài trƣờng nhằm thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng. [23]

C ng có thể định nghĩa QLGD thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (đƣợc tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lƣợng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng [23].

Từ những khái niệm nêu trên, dù ở cấp vĩ mô hay vi mô, ta có thể thấy rõ bốn yếu tố của QLGD, đó là: chủ thể quản lý, đối tƣợng bị quản lý (nói tắt là đối tƣợng quản lý), khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Nhƣ vậy QLGD là quản lý hệ thống giáo dục, là sự tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tƣợng quản lý theo các quy luật khách quan nhằm đƣa hoạt động sƣ phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn.

QLGD trong nhà trƣờng về cơ bản là quản lý các thành tố tham gia quá trình giáo dục bao gồm: Mục tiêu giáo dục, Nội dung giáo dục, Phƣơng pháp giáo dục, Ngƣời dạy, Ngƣời học và điều kiện phƣơng tiện dạy học. Các thành tố này quan hệ qua lại với nhau và cùng với tác động quản lý bên ngoài nhà trƣờng để thực hiện chức năng giáo dục và đào tạo. Có thể nói QLGD, quản lý trƣờng học là một chuỗi các tác động có mục đích, có hệ thống, có kế hoạch mang tính chất tổ chức của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lƣợng giáo dục trong và ngoài trƣờng nhằm huy động sự cộng tác, sự phối hợp tham gia của họ một cách tối ƣu để hoàn thành các mục tiêu giáo dục.

1.2.3. Giáo viên và đội ngũ giáo viên

1.2.3.1. Giáo viên

Những thuật ngữ “giáo viên”, “thầy giáo”, “cô giáo”, “ nhà giáo”,… là những thuật ngữ quen thuộc trong đời sống xã hội ở nƣớc ta và còn đƣợc sử dụng trong các văn bản pháp quy, văn bản hành chính của Nhà nƣớc và các tổ chức Chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dân sự.

tƣơng đƣơng. Theo khoản 1, Điều 66, Luật Giáo dục năm 2019[33] xác định: “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này”. Cụ thể hơn Luật Giáo dục năm 2019 còn nêu rõ “ Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.”.

Theo Thông tƣ số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Điều lệ trƣờng THCS, trƣờng trung học phổ thông và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học, ở khoản 1, Điều 26 có nêu “Giáo viên làm nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh trong trƣờng trung học.”[5, tr.14]

Theo khoản 2, Điều 66, Luật Giáo dục năm 2019 nêu rõ: “Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lƣợng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, đƣợc xã hội tôn vinh.” [33, tr.27]

Theo Điều 30, Thông tƣ số 32/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trình độ chuẩn đƣợc đào tạo đối với GV THCS là: “Giáo viên trƣờng trung học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hoặc bằng tốt nghiệp đại học sƣ phạm) hoặc có bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học) chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm theo quy định của pháp luật.” và nếu “Giáo viên chƣa đạt chuẩn trình độ đào tạo đƣợc nhà trƣờng, các cơ quan QLGD tạo điều kiện để đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định của pháp luật.”. Đồng thời “Giáo viên trƣờng trung học phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tƣơng ứng với cấp học đang giảng dạy và thực hiện việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.”[5]

Theo Luật Giáo dục năm 2019 [33, Điều 67], nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

- Có phẩm chất, tƣ tƣởng, đạo đức tốt;

- Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

- Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; - Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

giáo viên các môn học/hoạt động giáo dục, làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong trƣờng THCS.

Tóm lại, giáo viên là ngƣời lao động trí óc, đòi hỏi phải có tính khoa học, tính sƣ phạm, tính nghệ thuật và tính sáng tạo, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới giáo dục mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Ngƣời giáo viên không những làm những việc trong nhà trƣờng mà còn làm việc ở gia đình, không chỉ làm việc trong giờ hành chính mà cả ngoài giờ hành chính, đòi hỏi ngƣời giáo viên phải có tinh thần phấn đấu trong học tập, rèn luyện, đồng thời phải có tinh thần tự học, không ngừng phấn đấu để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nghiệp.

1.2.3.2. Đội ngũ giáo viên

Trƣớc hết ta cần tìm hiểu thế nào là đội ng ? Có rất nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về đội ng .

Theo Từ điển tiếng Việt, đội ng là: “Tập hợp gồm một số đông ngƣời cùng chức năng hoặc nghề nghiệp, thành một lực lƣợng” [39]

Tác giả Nguyễn Phúc Châu cho rằng: “ Đội ng là tập hợp gồm một số đông ngƣời cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành lực lƣợng hoạt động trong hệ thống (tổ chức). [8]

Tổng hòa các cách hiểu trên, có thể nêu chung: Đội ng là một tập thể gồm số đông ngƣời, có cùng lí tƣởng, cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy, thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau về quyền lợi vật chất c ng nhƣ về tinh thần.

Thế nào là ĐNGV? Một số tác giả đã nêu lên quan niệm ĐNGV: “ĐNGV là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và giáo dục nhƣ thế nào, có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục”. Có một số quan niệm “ ĐNGV trong ngành giáo dục là một tập thể ngƣời, bao gồm CBQL, GV và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ng đó chủ yếu là ĐNGV và đội ng QLGD”. [13]

Từ những quan niệm đã nêu trên, ta có thể hiểu: ĐNGV là một tập hợp những người làm nghề dạy học – giáo dục, được tổ chức thành một lực lượng, cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ tiêu chuẩn của một nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và được hư ng các quyền lợi theo Luật Giáo dục và các luật khác được Nhà nước quy định.

1.2.4. Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở

1.2.4.1. hái niệm phát triển

Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đƣa tới sự ra đời của cái mới thay thế cái c . Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lƣợng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đƣờng xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dƣờng nhƣ sự vật ban đầu nhƣng ở mức (cấp độ) cao hơn. Phát triển có tính khách quan, phổ biến, phong phú, đa dạng tùy theo từng sự vật, hiện tƣợng, tùy theo điều kiện bên ngoài.

Theo G S . T S Phạm Minh Hạc: “Phát triển được hiểu là thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là phương thức của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trư ng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, m rộng, cuối cùng tạo ra biến đổi về chất” [18, tr.43]

Bài viết: “Về khái niệm phát triển” [34], tác giả Bùi Đình Thanh, trên cơ sở nghiên cứu lịch sử của khái niệm phát triển và phân tích nội dung của các chỉ báo phát triển bền vững, đã đƣa ra khái niệm: “Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lí, bằng các chiến lƣợc và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lí các nguồn lực tự nhiên và con ngƣời nhằm đạt đƣợc những thành quả bền vững và đƣợc phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của họ”.

Nhƣ vậy, phát triển có thể hiểu theo nghĩa khái quát bao trùm là: Xây dựng và phát triển. Thực tiễn đã chứng minh rằng không thể trong xây dựng mà không có sự phát triển và ngƣợc lại trong phát triển không thể thiếu sự xây dựng. Bởi vì, theo phép biện chứng duy vật thì mọi sự vật và hiện tƣợng trong thế giới khách quan không có gì là “nhất thành, bất biến” mà trong quá trình vận động, cùng với thời gian nó luôn luôn biến đổi không ngừng.

tế, theo một phƣơng thức nhất định, không có nghĩa hình thành nên nó là xong mà trong quá trình vận động cùng với thời gian còn phải biết làm cho chỉnh thể đó, tổ chức đó lớn mạnh không ngừng, làm cho nó biến đổi không ngừng, từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ lƣợng đến chất, để cho chỉnh thể đó, tổ chức đó luôn phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

1.2.4.2. Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ s

Trong nhà trƣờng, phát triển ĐNGV đƣợc coi là vấn đề trọng tâm của nhà quản lý. Cần xác định rằng trong phát triển sẽ bao hàm các hoạt động quản lý, nghĩa là: Phát triển ĐNGV là giải pháp của những nhà quản lý nhằm xây dựng đội ng nhà giáo đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi, giới tính nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực giảng dạy và giáo dục của nhà trƣờng, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trƣờng. Hay nói cách khác phát triển ĐNGV là hoạt động quản lý nhằm làm cho đội ng này biến đổi theo hƣớng tiến bộ về số lƣợng, cơ cấu và đặc biệt là chất lƣợng (phẩm chất và năng lực) để đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ mới theo yêu cầu phát triển giáo dục.

Phát triển ĐNGV trƣờng học là một bộ phận của phát triển con ngƣời, phát triển nguồn nhân lực. Cho nên, nói đến phát triển ĐNGV trƣờng học là nói đến phát triển nguồn lực con ngƣời. ĐNGV trƣờng THCS, c ng chính là một bộ phận của nguồn nhân lực giáo dục.

Phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đƣợc thể hiện trong các mặt:

Một là, phát triển ĐNGV là xây dựng ĐNGV, làm cho đội ng đó đƣợc biến đổi theo chiều hƣớng đi lên, xây dựng đội ng đủ về số lƣợng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu.

Hai là, thực hiện tốt tất cả các khâu từ việc quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng hợp lý, đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá, sàng lọc ĐNGV. Đó là quá trình làm cho đội ng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực dạy học và giáo dục, có phẩm chất tốt, có trí tuệ và tay nghề thành thạo, nhằm giúp họ hoàn thành tốt vai trò nhiệm vụ của ngƣời giáo viên.

Ba là, con ngƣời với tƣ cách là tiềm lực của sự phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển xã hội, cải tạo xã hội, làm cho chất lƣợng cuộc sống ngày càng cao hơn.

Do đó, việc phát triển ĐNGV trƣờng học không chỉ đơn thuần là duy trì theo kế hoạch, mà còn có tính định hƣớng lâu dài trong tƣơng lai. Muốn làm đƣợc việc đó, phải xây dựng một chính sách chiến lƣợc phát triển ĐNGV trƣờng học mang tính đón đầu theo xu hƣớng phát triển ngành. Đồng thời, cần có những giải pháp tích cực, khả thi trong việc đào tạo phát triển ĐNGV trƣờng học.

Tựu trung lại, ở nhà trƣờng, phát triển ĐNGV là một quá trình hoàn thiện hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 25)