Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

5. Những đóng góp mới của đề tài

3.1.1. Danh sách các loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam

Trên cơ sở phân tích mẫu vật và tham khảo tài liệu đã ghi nhận ở Việt

Nam có 04 loài thuộc giống Rắn cạp nia Bungarus (Bảng 3.1). Hai loài B. bungaroides B. multicinctus có ghi nhận nhận phân bố ở Việt Nam (theo Uzet, 2021), tuy nhiên nghiên cứu của Chen và cs. 2021 và quan điểm của Kuch và cs. 2005, cùng với kết quả nghiên cứu này cho rằng hai loài này không có phân bố ở Việt Nam.

Loài B. bungaroidescó ghi nhận phân bố tại Lào Caivà Điện Biên [65], [66]. Các nghiên cứu của Smith 1943 [67], Leviton và cs. 2003 [58] cho rằng,

loài B. bungaroideschỉ phân bố ở vùng núi cao phía bắc Myanmar và dãy núi

cao Hymalaya là ranh giới của loài ngăn cách chúng vượt khỏi sườn phía nam. Đồng với quan điểm này Kuch và cs. 2005 cho rằng loài B. bungaroides không

có ghi nhận ở Việt Nam. Mặc dù vậy, Đỗ Thành Trung, 2009 và Luu Quang Vinh, 2017 lần lượt vẫn ghi nhận phân bố loài này ở Tủa Chùa, Điện Biên và Khu bảo tồn Thiên nhiên Hoàng Liên, Lào Cai do không tham khảo các tài liệu

Smith 1943, Leviton và cs. 2003, Kuch và cs. 2005 [65], [66], có thể mẫu vật nghiên cứu trong các nghiên cứu trên được định loài dựa trên các đặc điểm hình

thái tương đồng với với loài B. multicinctus hoặc loài B. slowinskii do vùng

phân bố trùng lặp của các loài nàỵ

Loài B. multicinctus được ghi nhận phân bố ở Bà Rịa-Vũng Tàu [68],

Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Nghệ An, Sơn La, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc [2], Điện Biên [65], Lai Châu [69], Ninh Bình [70], Phú Thọ [71], Quảng Bình [72], Quảng Trị [73], Thái Nguyên [74], Tuyên Quang [75], Yên Bái [76]. Nghiên cứu mới của Xie

và cs. 2018 [21] dựa trên cơ sở di truyền của các mẫu vật từ Việt Nam và Trung

Quốc đãkhẳng định loài B. multicinctuskhông phân bố ở Việt Nam. Cũng theo kết quả của Chen và cs. 2021 [14] phân tích di truyền của nhóm mẫu vật đến từ Trung Quốc, các đoạn gen được tham khảo từ các tài liệu của Nguyen và cs. 2017 [20] và các đoạn gen có trên Genbank đã đưa ra kết quả loài B. multicinctusphân bố ở Việt Nam là loài B. “wanghaotingi”tuy nhiên, khi đối

chiếu với các kết quả phân tích hình thái kết hợp sai khác di truyền trong nhóm

loài B. multicinctus ở Việt Nam mà Chen và cs. 2021 cho là loài B. “wanghaotingi” chúng tôi nhận thấy không có sự sai khác trong hình thái, sự sai khác trong di truyền là rất thấp. Kết quả của nghiên cứu này phù hợp với quan điểm của Xie và cs. 2018 [21] nhận định loài B. multicinctus và loài B. “wanghaotingi” không phân bố ở Việt Nam. Loài B. multicinctus trước đây từng được ghi nhận ở Việt Namđược chuyển thành loài B. candidus.

Các phát hiện mới:

Ghi nhận phân bố mới của 3 loài bao gồm B. candidus tại các tỉnh Quảng

Ninh, Khánh Hòa và Sơn La và B. fasciatustại tỉnh Hà Giang

Trong 04 loài Bungarus ghi nhận ở Việt Nam ghi nhận 01 loài B. slowinskii có tên trong Danh lục Đỏ IUCN (2021) [77] ở bậc VU (Sẽ nguy cấp)

TT Tên khoa học Tên tiếng việt Nguồn IUCN (2021)

Đặc hữu

1 Bungarus candidus Rắn cạp nia nam M LC 2 Bungarus slowinskii Rắn cạp nia sông Hồng M VU 3 Bungarus fasciatus Rắn cạp nong M LC 4 Bungarus flaviceps Rắn cạp nong đầu đỏ TLTK LC

Bảng 3.1. Danh sách các loài Bungarusghi nhận ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kết hợp hình thái và sinh học phân tử trong nghiên cứu chẩn loại giống rắn cạp Nia Bungarus daudin, 1803 ở Việt Nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)