Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nội dung khảo sát

Nội dung khảo sát bao gồm:

- Thực trạng hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

2.1.3. Đối tượng khảo sát

Khảo sát 14 CBQL và 40 GV giảng dạy môn Tin học ở các trƣờng THCS, huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

Khảo sát 160 HS ở các trƣờng THCS, huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Tôi phối hợp sử dụng một số phƣơng pháp khảo sát chủ yếu dƣới đây: - Sử dụng phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi.

- Quan sát hoạt động quản lý , tham gia các buổi hội thảo, dự giờ thăm lớp. - Phỏng vấn CBQL, GV, HS và phụ huynh học sinh.

- Đến thực tế các trƣờng để quan sát tình hình hoạt động dạy học. - Nghiên cứu các văn bản đánh giá kết quả giáo dục.

- Nghiên cứu hồ sơ của GV Tin học, hồ sơ Tổ/Nhóm Tin học và hồ sơ quản lý của nhà trƣờng.

- Dùng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định, bao gồm: Phiếu hỏi dành cho CBQL (phụ lục 1), phiếu hỏi dành cho GV Tin học (phụ lục 2), phiếu hỏi dành cho HS (phụ lục 3).

- Dùng phần mềm Microsoft Excel để xử lí số liệu, tính phần trăm.

2.2. Khát quát các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hƣởng đến sự phát triển giáo dục bậc THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định bậc THCS huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Tuy Phước

Huyện Tuy Phƣớc nằm ở phía Nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lí phía Bắc giáp với huyện Phù Cát, phía Tây giáp thị xã An Nhơn, phía Tây Nam giáp với huyện Vân Canh, phía Đông, Đông Nam giáp thành phố Quy Nhơn.

Theo thông kê năm 2021, huyện Tuy Phƣớc có diện tích 216,77 km2, dân số 180.191 ngƣời, mật độ dân số đạt 831 ngƣời/km2. Huyện gồm 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 2 thị trấn và 11 xã; trong đó có 1 xã miền núi thấp, 4 xã nằm ven đầm Thị Nại. Địa hình của huyện dài và khá phức tạp, một số vùng cách trở nhƣ Cồn Chim (Phƣớc Sơn), Huỳnh Giản (Phƣớc Hòa), vùng trũng (Phƣớc Thắng)… nên ảnh hƣởng nhiều đến việc đi lại của HS, nhất là mùa mƣa lũ.

Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phƣớc những năm qua tƣơng đối ổn định và từng bƣớc phát triển đi lên, đời sống của nhân dân không ngừng đƣợc nâng cao là huyện thứ hai của tỉnh Bình Định hoàn thành chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới cấp huyện.

2.2.2. Tình hình chung về giáo dục và đào tạo huyện Tuy Phước

Nhân dân Tuy Phƣớc vốn có truyền thống hiếu học, tôn sƣ trọng đạo. Mặc dù kinh kế còn khó khăn nhƣng nhân dân vẫn luôn chăm lo vật chất, cũng nhƣ tinh thần cho sự phát triển giáo dục của huyện nhà.

Về giáo dục Mầm non, toàn huyện có 15 trƣờng mầm non với 233 nhóm lớp; trong đó có 38 nhóm trẻ, 649 cháu nhà trẻ, tỷ lệ huy động nhà trẻ đạt 12.6%, có 195 lớp mẫu giáo với 5945 HS, tỷ lệ huy động đạt 71.3%. Số HS mẫu giáo 5 tuổi ra lớp là 2804/2804, tỷ lệ huy động đạt 100%.

Về giáo dục Tiểu học, Tuy Phƣớc có 30 trƣờng với 511 lớp và 14532 HS (trong đó có 97 HS khuyết tật hòa nhập). Đã huy động 100% số HS 6 tuổi ra lớp; không có HS tiểu học bỏ học.

Về giáo dục phổ thông cấp THCS, Tuy Phƣớc có 13 trƣờng THCS với 304 lớp, 11411 HS, huy động 100% số HS hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào học ở lớp 6.

Tính đến năm 2021, Tuy Phƣớc có 51 trƣờng đạt chuẩn quốc gia, trong đó: Mầm non có 10 trƣờng Tiếu học: 28 trƣờng; THCS 13 trƣờng. Các trƣờng có đầy đủ CSVC để tổ chức HĐDH cho con em tại huyện. Cơ sở trƣờng lớp đƣợc đầu tƣ khá tốt, hiện đại. Thiết bị dạy học đƣợc trang bị khá đầy đủ, bên cạnh các trang thiết bị dạy học thông thƣờng theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhiều trƣờng còn trang bị thêm hệ thống âm thanh trong từng lớp học, máy chiếu, bảng tƣơng tác, tivi, bổ sung máy tính và tăng số phòng thực hành Tin học tại một số trƣờng trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc … Hằng năm, các trƣờng đều mua sắm trang thiết bị dạy học theo yêu cầu của tổ chuyên môn,...

2.2.3. Tình hình chung về giáo dục THCS huyện Tuy Phước

a. Về quy mô trường lớp

Toàn hiện có 13 trƣờng THCS đóng trên 12 xã và thị trấn. Các số liệu cụ thể thể hiện ở Bảng 2.1:

Bảng 2.1. Thống kê số lớp, số học sinh Năm học Số trƣờng Số trƣờng đạt

chuẩn quốc gia Số lớp Số HS Số HS/lớp

2019 - 2020 13 13 300 11109 37.03 2020 - 2021 13 13 303 11416 37.68

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Tuy Phước)

Tỉ lệ tốt nghiệp THCS ở huyện Tuy Phƣớc hằng năm đều đạt trên 99%, các trƣờng trong toàn ngành xét tuyển 100% học sinh hoàn thành chƣơng trình tiểu học vào lớp 6 trong năm học 2020 - 2021.

b. Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Năm học 2020 - 2021, Tuy Phƣớc có 30 CBQL và 595 GV THCS, 40 GV giảng dạy bộ môn Tin học, tƣơng đối đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo chuẩn hóa 100% và trên chuẩn. Số lƣợng GV có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên chiếm tỉ lệ cao, phần lớn có kinh nghiệm và PPDH tốt, đây là lực lƣợng quan trọng trong hoạt động của nhà trƣờng. Đội ngũ GV trẻ tuy chƣa có bề dày kinh nghiệm, song dễ thích ứng và tiếp cận với PPDH mới.

c.Về chất lượng giáo dục

Thể hiện ở Bảng 2.2 và Bảng 2.3: (Nguồn: Phòng GD&ĐT Tuy Phước)

Bảng 2.2. Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Năm học Tổng số HS HẠNH KIỂM Tốt Khá TB Yếu SL TL SL TL SL TL SL TL 2019 - 2020 11109 8539 76.87 2429 21.87 138 1.24 3 0.03 2020 - 2021 11416 9357 81.96 1970 17.26 88 0.77 1 0.01

Qua bảng 2.2 cho thấy, tỉ lệ HS xếp loại hạnh kiểm tốt đều tăng qua các năm, số lƣợng HS xếp loại trung bình giảm hơn so với năm trƣớc chỉ còn 0.8%; HS hạnh kiểm yếu vẫn còn chiếm tỉ lệ 0.01%

Bảng 2.3. Kết quả xếp loại học lực Năm học Tổng số HS HỌC LỰC Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 2019 - 2020 11109 1882 16.94 4000 36.01 4867 43.81 353 3.18 7 0.06 2020 - 2021 11416 2104 18.43 4647 40.71 4558 39.93 94 0.82 13 0.11

(Nguồn: Phòng GD&ĐT Tuy Phước)

Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy, trong hai năm gần đây, chất lƣợng về học lực có tăng nhƣng vẫn còn rất thấp, tỉ lệ HS yếu kém còn cao. Đây là một vấn đề đáng lo ngại về chất lƣợng giáo dục của các trƣờng trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc. Vấn đề là cần thực hiện giải pháp nào để nâng cao chất lƣợng dạy và học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc đối với tất cả các môn, trong đó có bộ môn Tin học.

Về cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học nói chung và dạy học môn Tin học nói riêng ở các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Tuy Phƣớc tƣơng đối đảm bảo đủ theo nhu cầu, sử dụng hiệu quả, đúng quy định. Các đơn vị trong toàn ngành thông qua nhiều nguồn kinh phí để đầu tƣ, bổ sung nhiều thiết bị dạy học mới, hiện đại nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trong đó chú trọng đầu tƣ thiết bị phục vụ dạy học môn Tin học và ứng dụng CNTT trong nhà trƣờng.

Các trang thiết bị khác (Bàn, ghế, đàn, máy chiếu, ti vi, đầu VCD...) đảm bảo yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và học.

SGK và tài liệu khác: 100% HS có đủ SGK, 100% GV có đủ SGK, sách giáo viên và tài liệu tham khảo, 100% trƣờng có đủ các loại báo chí, tạp chí: Nhân dân, giáo dục thời đại, Tiền phong, Thiếu niên tiền phong, …

Đa số các trƣờng đều có bố trí phòng học để giảng dạy môn Tin học, trung bình mỗi trƣờng có khoản 25 máy tính phục vụ công tác giảng dạy môn Tin học. Tuy nhiên, một số trang thiết bị, thực hành bộ môn, thiết bị phục vụ các môn học còn thiếu và không đồng bộ, một số trang thiết bị, CSVC đến nay hết niên hạn sử dụng cần đầu tƣ mới nhƣ: bàn ghế, bảng tại các phòng học, phòng thực hành, phòng làm việc và khoảng 1/3 số máy tính của các đơn vị đã hết niên hạn sử dụng theo quy định.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tin học ở các trƣờng trung học cơ sở huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định

2.3.1. Mục tiêu

Mục tiêu chƣơng trình môn Tin học ở cấp THCS sở giúp học viên tiếp tục phát triển năng lực tin học đã hình thành ở cấp tiểu học và hoàn thiện năng lực đó ở mức cơ bản, cụ thể là:

– Giúp học viên phát triển tƣ duy và khả năng giải quyết vấn đề; biết chọn dữ liệu và thông tin phù hợp, hữu ích; biết chia một vấn đề lớn thành những nhiệm vụ nhỏ hơn; bƣớc đầu có tƣ duy mô hình hoá một bài toán qua việc hiểu và sử dụng khái niệm thuật toán và lập trình trực quan; biết sử dụng mẫu trong quá trình thiết kế và tạo ra các sản phẩm số; biết đánh giá kết quả sản phẩm số cũng nhƣ biết điều chỉnh, sửa lỗi các sản phẩm đó.

– Giúp học viên có khả năng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị và phần mềm; biết tổ chức lƣu trữ, khai thác nguồn tài nguyên đa phƣơng tiện; tạo ra và chia sẻ sản phẩm số đơn giản phục vụ học tập, cuộc sống; có ý thức và khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông, phục vụ cá nhân và cộng đồng.

– Giúp học viên quen thuộc với dịch vụ số và phần mềm thông dụng để phục vụ cuộc sống, học và tự học, giao tiếp và hợp tác trong cộng đồng; có hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng; bƣớc đầu nhận biết đƣợc một số ngành nghề chính thuộc lĩnh vực tin học. [4, tr.7]

đóng vai trò truyền đạt kiến thức, luyện tập kỹ năng, ... ngƣời thầy vẫn giúp học sinh tiếp thu bằng cách bắt chƣớc làm theo, việc này có thể làm cho học sinh bị mất khả năng tƣ duy, sáng tạo, có thể dẫn đến nhàm chán môn học gây ra hổng kiến thức, thiếu nền tảng và những kiến thức đơn giản bỗng nhiên biến thành phức tạp.

2.3.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên dạy Tin học

Bảng 2.4. Đội ngũ GV môn Tin học của các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc

TT Năm học Số lƣợng

Trình độ đào tạo Giáo viên dạy giỏi cấp Xếp loại hồ sơ cuối năm loại Tốt Chứng chỉ ngoại ngữ (>=B) Đại học Cao đẳng Huyện Tỉnh 1 2019-2020 37 23 14 17 1 24 30 2 2020 -2021 40 25 15 24 4 29 36

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo của các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định)

Đội ngũ GV Tin học của các trƣờng đảm bảo đủ về số lƣợng. GV Tin học của các nhà trƣờng hầu hết là trẻ có tuổi đời dƣới 40 tuổi chiếm gần 90% nên dễ dàng áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các phƣơng tiện dạy học hiện đại và đổi mới phƣơng pháp dạy học. Với bảng số liệu 2.4. thì trình độ đào tạo GV theo luật giáo dục 2019 thì GV dạy cấp THCS phải có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên thì đội ngũ GV Tin học các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc chƣa đảm bảo đủ chuẩn. Nguyên nhân là trƣớc đây GV học ở các trƣờng Cao Đẳng Sƣ Phạm có đào tạo ngành ghép nhƣ Toán-Tin thì khi GV trúng tuyển biên chế thì đƣợc phân công dạy 2 môn Toán và Tin học, cũng có thể là phân dạy Tin học. Do đó những GV học ngành ghép Toán-Tin thì họ học liên thông lấy bằng Đại học sƣ phạm Toán là chính nên khi khảo sát thì thực trạng trình độ giáo viên Tin học thì không đảm bảo theo luật giáo dục hiện hành. Đây cũng là khó khăn lớn trong việc đổi mới phƣơng pháp, nâng cao chất lƣợng bộ môn Tin học ở các trƣờng THCS huyện Tuy Phƣớc, đặc biệt là chất lƣợng mũi nhọn (phong trào học sinh giỏi Tin học). Hiện tại các nhà quản lý giáo dục đã có lộ trình, kế hoạch cho GV Tin học tham gia các lớp bồi dƣỡng chuyên môn để nâng chuẩn trình độ đào tạo theo nhƣ Luật giáo dục 2019 ban hành.

2.3.3. Thực trạng về hoạt động dạy của giáo viên môn Tin học

2.3.3.1. Thực trạng về thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình môn học

Tác giả cũng tiến hành khảo sát 40 GV Tin học và 14 CBQL về HĐDH môn Tin học của GV và nhận đƣợc kết quả thông kê bảng 2.5. nhƣ sau:

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động giảng dạy của GV

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá (%) SL Tốt SL Khá SL Trung

bình SL Yếu

1 Xây dựng kế hoạch dạy học 7 13.0 34 63.0 13 24.0 0 0.0 2 Soạn bài (thiết kế kế hoạch

bài dạy) theo đúng yêu cầu 20 37.0 27 50.0 7 13.0 0 0.0 3 Nền nếp ra vào lớp 35 64.8 19 35.2 0 0.0 0 0.0 4 Cập nhật kiến thức cho bài

giảng 34 63.0 20 37.0 0 0.0 0 0.0 5 Thực hiện quy định kiểm tra,

đánh giá HS (số lƣợng kiến thức, thời gian kiểm tra theo chuẩn)

11 20.4 34 63.0 9 16.7 0 0.0

6 Hƣớng dẫn HS về phƣơng

pháp tự học Tin học 11 20.4 28 51.9 15 27.8 0 0.0 7 Kiểm tra việc làm bài tập,

thực hành của HS 13 24.1 25 46.3 16 29.6 0 0.0 8 Quản lý HS trong giờ học 28 51.9 19 35.2 7 13.0 0 0.0 9 Hoạt động đi dự giờ của bản

thân 14 25.9 13 24.1 27 50.0 0 0.0 10 Chuẩn bị bài trƣớc khi lên

lớp 19 35.2 28 51.9 7 13.0 0 0.0 11 Thực hiện giờ dạy theo đúng

kế hoạch bài dạy(giáo án) 15 27.8 33 61.1 6 11.1 0 0.0 12 Tổ chức, kiểm tra đánh giá

HS 11 20.4 34 63.0 9 16.7 0 0.0 13 Hồ sơ dạy học 13 24.1 37 68.5 4 7.4 0 0.0

(Nguồn: Kết quả ở các trường THCS huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định tháng 6/2021)

Kế hoạch giảng dạy, chƣơng trình bộ môn cũng nhƣ những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng mà HS lĩnh hội là cơ sở để lựa chọn PPDH, HTTCDH phù hợp. Tuy vậy chỉ có 13.0% GV thực hiện tốt từ đó dẫn đến 37.0% GV Soạn bài (thiết kế kế hoạch bài dạy) theo đúng yêu cầu môn Tin học, 13.0% Soạn bài (thiết kế kế hoạch bài dạy) theo đúng yêu cầu ở mức độ trung bình. Điều này sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến

hiệu quả các giờ học trên lớp. Công tác chuẩn bị lên lớp của GV cũng chƣa đƣợc chú trọng (còn tới 12.5% GV Chuẩn bị bài trƣớc khi lên lớp ở mức độ trung bình).

Qua phỏng vấn các tổ trƣởng, nhóm trƣởng tổ Toán-Tin ở các trƣờng THCS cho thấy, trong các kế hoạch bài dạy (giáo án) đã soạn bài theo đúng các bƣớc lên lớp nhƣng chƣa chỉ ra thời gian cụ thể cho từng đơn vị kiến thức và PPDH tƣơng ứng. Nhiều GV đƣợc hỏi cho rằng mình thƣờng không “xem kỹ” lại bài trƣớc khi lên lớp mà chỉ xem khi soạn bài. Phỏng vấn CBQL các nhà trƣờng cũng có nhận xét hồ sơ GV Tin học đảm bảo các yêu cầu.

Khi nghiên cứu hồ sơ của GV Tin học, tác giả nhận thấy GV Tin học các trƣờng chuẩn bị khá tốt các điều kiện trƣớc khi lên lớp, kế hoạch bài dạy (giáo án) khá chi tiết thể hiện rõ các bƣớc lên lớp. Khi đi dự giờ GV Tin học (16 giờ dạy) tác giả nhận thấy việc triển khai các hoạt động trên lớp và kế hoạch bài dạy (giáo án) có tới 7 giờ dạy chƣa thật sát với với kế hoạch bài dạy (giáo án). Nhiều GV chƣa quản lý hết HS trong lớp nên vãn còn tình trạng HS làm việc riêng, không tập trung tham gia các hoạt động học do GV tổ chức.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tin học ở các trường trung học cơ sở huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)