Trong một nghiên cứu cắt ngang tại tỉnh Surin, Thái Lan của tác giả Naw Ku Ku năm 2007 thực hiện trên 124 người chăm sóc trẻ ở mẫu giáo và nơi giữ trẻ và trường tiểu học (một nửa số người được hỏi đến từ trường mẫu giáo và trung tâm giữ trẻ còn một nửa là giáo viên trường tiểu học). Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá kiến thức, nhận thức và hành vi phòng tránh của người chăm sóc trẻ đối với bệnh tay chân miệng. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc để phỏng vấn các đối tượng. Theo kết quả của nghiên cứu có 98,4% đối tượng là nữ; tuổi trung bình là 45 và 79,8% đã kết hôn. Về trình độ học vấn 87,9% có bằng cử nhân; hầu hết người chăm sóc trẻ có kinh nghiệm trên 6 năm nhưng chưa bao giờ trải qua đợt bùng phát dịch TCM. Có 1/3 số người được hỏi có hành vi phòng chống tốt; 31,3%
7 39 11 2 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
thực hành chưa tốt. Đối với kiến thức tổng thể về TCM, tất cả người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh này; có 13,7 % có nhận thức tốt về bệnh và phần còn lại cần phải được nâng cao nhận thức. Liên quan đến việc tiếp cận thông tin bệnh TCM, 80% người được hỏi nhận được thông tin từ tivi; 61,6% từ báo và 50,5% từ đài phát thanh. Nghiên cứu đã chỉ ra được kiến thức, nhận thức thực hành có thể được cải thiện qua giáo dục sức khỏe tại trường học và tập trung vào nhóm giáo viên. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra được các mối liên quan giữa trình độ học vấn, kinh nghiệm chăm sóc trẻ tới kiến thức và thực hành phòng bệnh TCM[30].
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang của Jakrapong Aiewtrakun và cộng sự về kiến thức và thực hành phòng chống bệnh TCM trong suốt vụ dịch trên 388 người chăm sóc trẻ và các trung tâm chăm sóc trẻ và trường mầm non được tiến hành tại thành phố Khon Kaen năm 2010. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ người chăm sóc có đủ kiến thức sàng lọc và kiến thức phòng bệnh TCM tương ứng là 95% và 39,8%. Trong kiến thức phòng bệnh tỷ lệ biết phải rửa tay cho trẻ trước bữa ăn chỉ có 3,5% và tỷ lệ biết sử dụng đúng chất tẩy rửa để làm sạch bàn tay, bàn chân, tẩy trùng miệng là 43%. Đối với thực hành phòng chống bệnh chỉ có 3,5% đối tượng tham gia biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Trong thời gian dịch bùng phát 23,7% số người chăm sóc trẻ không giảm hoạt động tiếp xúc gần gũi giữ các trẻ bệnh và khi có trẻ bệnh thì chỉ có 19,1% người chăm sóc báo cho cơ quan y tế cộng đồng biết. Hạn chế của nghiên cứu ngày là chỉ tập trung vào thực hành khi có dịch xảy ra mà chưa khai thác được nhiều thông tin về thực hành phòng chống bệnh TCM, chưa chỉ ra được mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của người dân[24].
Nghiên cứu của tác giả Su-Ching Yang và cộng sự năm 2010 về kiến thức và thái độ ảnh hưởng tới nhiễm Enterovirus 71, cuộc điều tra được thực hiện trên bố mẹ và giáo viên tại các trường mầm non ở Đài Loan. Mẫu nghiên cứu gồm bố mẹ và giáo viên từ 10 trường mầm non ở Đài Bắc. Sử dụng nghiên cứu cắt ngang và điều tra sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc về kiến thức về Enterovirus 71, cách phòng tránh, sự căng thẳng tâm lý khi có vi rút trong trường học. Kết quả của nghiên cứu tỷ lệ giáo viên tham gia là 80% (n=104) so với tỷ lệ bố mẹ là 76,3% (n=690); có 76% giáo viên
tham gia đều dưới 30 tuổi; 56,7% có trình độ cao đẳng. Về kiến thức về bệnh 89,3% người trả lời đúng các triệu chứng đặc trưng của nhiễm Enterovirus; 91,8 % trả lời về nhóm tuổi dễ bị nhiễm Enterovirus 71 và 80,6 % về mùa lây nhiễm. Tỷ lệ người tham gia xác định triệu chứng được nhiễm vi rút và các dấu hiệu cảnh báo nhiễm Enterovirus 71 nặng đều ít hơn 1/3 ở nhóm bố mẹ (31,9%) và nhóm giáo viên (26%). Thêm vào đó hơn một nửa số bố mẹ và giáo viên cho rằng thuốc kháng sinh có thể điều trị hiệu quả nếu nhiễm vi rút này mặc dù thực tế là không có kháng sinh. Nhóm cha mẹ có kiến thức tốt hơn so với nhóm giáo viên về mùa lây (tương ứng với 82,3% và 69,2%); các triệu chứng đặc trưng khi nhiễm Enterovirus 71 (tương ứng với 90,3% và 82,7%). Liên quan đến hành vi phòng nguy cơ lây Enterovirus 71 biện pháp cho trẻ nghỉ ở nhà từ 1 - 2 tuần được trả lời nhiều hơn ở nhóm giáo viên so với nhóm bố mẹ tỷ lệ lần lượt là 91,3% và 72,2%. Nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả về kiến thức, thái độ thực hành của phụ huynh và giáo viên về sự lây nhiễm Enterovirus 71 nhưng nó vẫn có một số hạn chế như: độ tin cậy chưa được thiết lập; nghiên cứu được thực hiện vào khoảng thời gian dịch bệnh đang bùng nổ nên tạo cảm giác lo lắng cho phụ huynh, thái độ và nhận thức có thể bị thay đổi sau khi dịch được kiểm soát; có thể sai số về chọn mẫu và chúng ta không thể ước tính giá trị bên ngoài của nghiên cứu[39].
Nghiên cứu đánh giá kiến thức của bố mẹ có con dưới 5 tuổi được thực hiện ở huyện Định Đào, Sơn Đông, Trung Quốc và tác động của việc giáo dục sức khỏe nhằm đánh giá sự tác động của bài giảng giáo dục sức khỏe về bệnh TCM cho bố mẹ trẻ dưới 5 tuổi thông qua sự hiểu biết của họ về bệnh năm 2010. Kết quả cho thấy có sự khác biệt vè kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau khi được giáo dục sức khỏe bệnh TCM. Tỷ lệ phụ huynh có kiến thức đạt trước và sau khi được tiếp nhận giáo dục sức khỏe tương ứng là 57,7% và 84,3%. Điều này nói lên việc truyền thông giáo dục sức khỏe là một phương pháp hiệu quả để nâng cao kiến thức của các đối tượng cha mẹ. Ngoài ra nghiên cứu này cũng cho biết về phương tiện tiếp cận thông tin của cha mẹ là truyền hình (79,71%); gia đình và bạn bè (59,07%); đài (49,58%); thông tin trong cộng đồng (49,11%); sách nhỏ (44,21%) và bác sỹ (41,71%). Tuy nhiên, kênh thông tin họ thích hơn là truyền hình (64,92%);
bác sỹ (43,85%); bài giảng (42,90%); và sách nhỏ (36,34%). Dựa vào kết quả trên có thể lựa chọn kênh truyền thông phù hợp cho đối tượng nghiên cứu[26].
Một nghiên cứu của Mei-Ling và Deng – Jiunn Lin thực hiện tại 59 trường mẫu giáo và trường mầm non ở huyện Si – Twin, thành phố Đài Trung năm 2012 để tìm hiểu về kiến thức, nhận thức về rủi ro lây nhiễm vi rút EV và hành vi của người chăm sóc trẻ, nghiên cứu thực hiện trên 675 người chăm sóc trẻ. Thông tin nghiên cứu thu được thông qua bộ câu hỏi về đặc điểm nhân khẩu học, kiến thức, nhận thức rủi ro lây nhiễm EV và hành vi phòng, chống nhiễm EV. Thông tin về nhân khẩu học sử dụng 5 câu hỏi về giới, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, và mối quan hệ với trẻ. Kiến thức về yếu tố nguy cơ gồm 2 phần tổng cộng có 7 câu hỏi, phần 1 gồm 2 câu hỏi về nhận thức yếu tố nguy cơ khách quan, phần 2 gồm 5 câu về nhận thức yếu tố nguy cơ chủ quan. Kiến thức về EV gồm 13 câu hỏi về rủi ro lây nhiễm vi rút EV với thang điểm 1 cho câu trả lời đúng, 0 điểm cho câu trả lời sai và không biết (tổng điểm tối đa cho phần này là 13). Về hành vi phòng chống EV gồm 13 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm (1 - chưa bao giờ, 2 - hiếm khi, 3 - thỉnh thoảng, 4 - thường xuyên, 5 - rất thường xuyên), điểm tối đa là 65. Kết quả của nghiên cứu cho thấy đối tượng tham gia chủ yếu là nữ giới 78,7%; tuổi 30 - 39 tuổi là 74,2%; trình độ học vấn chủ yếu là cao đẳng và trung học phổ thông; nghề nghiệp chủ yếu là nội trợ. Độ tuổi của trẻ chủ yếu là 5 - 6 chiếm 40,1% và 4 - 5 chiếm 35,3%. Nguồn thông tin về tình hình dịch EV chủ yếu nhận được qua đài phát thanh tin tức 43,8%; báo và tạp chí là 28,8%. Điểm kiến thức trung bình của người chăm sóc trẻ là 10,67 và tỷ lệ trả lời đúng câu hỏi là 82%. Trong khi đó về thực hành phòng chống EV, điểm trung bình cho mỗi câu hỏi là 4,24; người chăm sóc trẻ có những hành vi bảo vệ sức khỏe (4,43) hơn là những hành vi phòng chống (4,02) khi trẻ bị ốm. Có 3 hành vi được người chăm sóc trẻ chú trọng nhất là luôn thực hành rửa tay thường xuyên 4,57; chú ý đến thể chất của trẻ là 4,52 và uống nước hợp vệ sinh là 4,49. Ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học và nhận thức rủi ro EV với hành vi sức khỏe đã được kiểm định bằng kiểm định T-test. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt điểm thực hành phòng bệnh của nam và nữ và nữ có điểm cao hơn; những người không chăm sóc trẻ mắc TCM có hành vi sức khỏe tốt hơn những
người chăm sóc trẻ đã bị mắc TCM; những người quan tâm đến báo cáo tình hình dịch tễ Enterovirus thì có điểm hành vi cao hơn; có mức độ lo lắng cao hơn đến lây nhiễm Enterovirus thì sẽ có hành vi sức khỏe tốt hơn. Để xây dựng một mô hình dự báo cho hành vi sức khỏe của người chăm sóc, hành vi sức khỏe là biến phụ thuộc, kiến thức về EV là yếu tố dự đoán trong phân tích hồi quy. Kết quả phân tích cho thấy kiến thức EV là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi của người chăm sóc trẻ. Trong nghiên cứu này tập trung chủ yếu bố mẹ có con từ 4 - 6 tuổi, bỏ qua nhóm đối tượng chăm sóc trẻ nhỏ tuổi hơn. Khu vực tiến hành nghiên cứu là một vùng nông thôn nên thiếu đi sự so sánh kiến thức, thực hành của người chăm sóc trẻ giữa vùng nông thôn và thành thị[27].
Một nghiên cứu khác tại Thái Lan, tìm hiểu các yếu tố dự đoán hành vi phòng bệnh TCM giữa hai nhóm người chăm sóc trẻ ở mẫu giáo và nhóm bố mẹ tại Pathum Thani, năm 2015. Đối tượng của nghiên cứu gồm 179 cô giáo từ mẫu giáo và 179 bố mẹ của các con ở trường mẫu giáo. Những người tham gia được lựa chọn theo phương lấy mẫu phân tầng từ các nơi giữ trẻ ban ngày, nhà trẻ, trường mẫu giáo thuộc sự quản lý của sở địa phương trong huyện Pathum Thani và lựa chọn mẫu có chủ đích. Số liệu thu thập bằng cách sử dụng bộ câu hỏi về: Thông tin nhân khẩu học, thực trạng nhận thức về sức khỏe trẻ của người chăm sóc trẻ, thông tin nhận thức về bệnh TCM, thông tin về hành vi phòng chống bệnh TCM. Số liệu được phân tích bằng thống kê mô tả và hồi quy từng bước. Theo nghiên cứu kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc trẻ bị TCM và biết được các dấu hiệu bị TCM được xác định được những yếu tố dự đoán mắc bệnh TCM chiếm 14% trong tổng số người chăm sóc trẻ; trong khi kiến thức về bệnh và trình độ học vấn xác định được các yếu tố nguy cơ chiếm 9,8% trong tổng số hành vi phòng bệnh của nhóm bố mẹ. Hạn chế của nghiên cứu chưa khai thác được nhiều thông tin thực hành của người chăm sóc trẻ cũng như thực hành vệ sinh cá nhân hay rửa tay bằng xà phòng cho trẻ và cho bản thân những người chăm sóc trẻ[34].