Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh tay chân

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TCM GVMN TAM ĐUONG LAI CHAU 18 6 2017 (Trang 38 - 40)

miệng của người chăm sóc trẻ

Trong các nghiên cứu ở trên cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng bệnh TCM như: Trình độ học vấn của giáo viên, số năm kinh nghiệm. Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Thùy Chi về kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan đến phòng bệnh TCM của giáo viên ở các trường mầm non tại Lương Sơn, Hòa Bình năm 2013 cho thấy: Giáo viên có trình độ cao đẳng có kiến thức dịch tễ học về bệnh tốt hơn 2,548 lần nhóm có trình độ dưới cao đẳng. Giáo viên có kinh nghiệm trên 5 năm có kiến thức về biện pháp phòng ngừa bằng 0,084 lần so với nhóm dưới 5 năm[4].

Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng bệnh TCM như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, sĩ số lớp học, kiến thức chung về phòng bệnh TCM. Trong nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy Chi chỉ ra rằng: Giáo viên có tuổi dưới 35 có thực hành đạt về lau rửa đồ chơi cho trẻ gấp 2,695 lần nhóm trên 35 tuổi[4]. Giáo viên có trình độ cao đẳng có thực hành đạt về rửa tay cho bản thân gấp 2,319 lần nhóm có trình độ dưới cao đẳng. Về sĩ số học sinh: Giáo viên phụ trách dưới 30 trẻ có thực hành đạt về rửa tay cho bản thân gấp 2,597 lần nhóm phục trách trên 30 trẻ[4]. Nhóm tác giả ở Trung Quốc cho thấy nữ giới có điểm thực hành phòng bệnh cao hơn nam giới[27].

Kiến thức chung về phòng bệnh TCM cũng có mối liên quan đến thức hành. Kết quả nghiên cứu của Phan Trọng Lân: Người chăm sóc trẻ có kiến thức đạt thì thực hành đạt cao gấp 5,8 lần đối tượng có kiến thức không đạt[11].

Một phần của tài liệu KIẾN THỨC THỰC HÀNH PHÒNG BỆNH TCM GVMN TAM ĐUONG LAI CHAU 18 6 2017 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)