Trong lịch sử phát triển kinh tế, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển. Hộ gia đình được hiểu là tổ chức kinh tế, nó mang tính chất hành chính và địa lý. Trong thời kỳ hiện nay, người dân đang
36
chịu tác động của quy luật phân loại, chuyển đổi các hoạt động lao động nghề nghiệp, mỗi gia đình và cộng đồng đều có các hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cho các thành viên trong gia đình, hoạt động kinh tế chủ yếu là các hoạt động dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Thông qua quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chọn ra được tổng số 89 hộ điều tra tại 04 xóm (Lũng Cẩm Trên, Sáng Ngài, Pù Trừ Lủng, Lao Xa) một số thông tin cơ bản về các hộ và đặc biệt là chủ hộ điều tra này được trình bày ở các bảng dưới đây.
Bảng 4.5: Trung bình số nhân khẩu, số lao động chính và độ tuổi của các hộ điều tra phân theo xóm.
Xóm Số nhân khẩu (khẩu/hộ) Số lao động (Người/hộ) Tuổi Lũng Cẩm Trên 4,3 2,0 44,9 Sáng Ngài 4,7 2,1 50,0 Pù Trừ Lủng 4,4 2,1 43,2 Lao Xa 4,1 1,9 41,4 Trung bình 4,4 2,0 44,9
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2018)
Bảng 4.6: Trung bình số nhân khẩu, số lao động chính và độ tuổi của các hộ điều tra phân theo nhóm hộ.
Phân loại kinh tế hộ Số nhân khẩu (khẩu/hộ) Số lao động (người/hộ) Tuổi Trung bình 4,5 2,1 50,1 Cận nghèo 4,6 2,2 43,2 Nghèo 4,5 2,0 43,4 Trung bình 4,5 2,1 45,6
37
Kết quả điều tra cho thấy: bình quân mỗi hộ điều tra có 4,5 nhân khẩu. Trong đó bình quân mỗi hộ điều tra có 2,1 lao động chính. Tuổi trung bình của các chủ hộ điều tra là 45,6 tuổi.
Trong đó nếu phân theo xóm, Sáng Ngài có bình quân số nhân khẩu và lao động cao nhất (là 4,7 nhân khẩu và 2,1 lao động). Xóm Lao Xa lại có bình quân số nhân khẩu và lao động thấp nhất (là 4,1 nhân khẩu và 1,9 lao động). Nếu phân theo nhóm hộ thì hộ nghèo có bình quân số nhân khẩu và lao động thấp nhất (là 4,5 nhân khẩu và 2,0 lao động).
Bảng 4.7: Thông tin chung của hộ điều tra về giới tính của chủ hộ phân theo nhóm hộ
Phân loại kinh tế hộ Nam Nữ Tổng cộng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Trung bình 35 39,3 0 0,0 35 39,3 Cận nghèo 28 31,4 2 3,2 30 33,7 Nghèo 23 25,8 1 1,1 24 26,9 Tổng cộng 86 96,6 3 3,3 89 100,0
(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2018)
Điều đặc biệt là hầu hết chủ hộ đều là nam giới (86 hộ) chiếm tỉ lệ 96,6% tổng số hộ điều tra, còn lại là nữ giới (3 hộ) chiếm 3,3% tổng số hộ điều tra. Tuy nam nữ bình đẳng nhưng người con trai vẫn luôn và chiếm số nhiều trong chủ hộ (Bảng 4.7).
Bảng 4.8: Phân loại nghề nghiệp của các chủ hộ Phân loại kinh tế hộ Hỗn hợp Thuần nông Tổng số Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Số hộ Tỉ lệ (%) Trung bình 3 3,3 15 16,8 18 20,2 Cận nghèo 1 1,1 30 33,7 31 34,8 Nghèo 0 0,0 40 44,9 40 44,9 Tổng số 4 4,5 85 95,5 89 100,0
38
Qua bảng trên ta thấy trong tổng số 89 hộ điều tra thì hộ thuần nông đa phần có tới 85 hộ chiếm (95,5%) tổng số hộ điều tra, hộ hỗn hợp có 4 hộ chỉ chiếm (4,5%). Như vậy hầu hết đa số người dân trên địa bàn xã là làm nông, thời gian còn lại dùng để làm thuê, kinh doanh các ngành nghề khác để tăng thu nhập kinh tế hộ.