Một số nghiên cứu về sinh kế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 29)

- Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập của công trình thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.

- Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị (Đại học Nông Lâm Huế)

Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai.

- Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ, miền Trung Việt Nam của trường Đại học Khoa học & đời sống Praha - Czech

Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người và nguồn vốn tự nhiên,

22

các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và nguồn tài nguyên khác: nước, rừng,… tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ lên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ tiêu về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục - y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5, Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ An (Đại học Nông Lâm Huế)

Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương.

Nhận xét về các công trình nghiên cứu về sinh kế trên đây: Đây là những công trình nghiên cứu mới tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực, thay đổi nhận thức của người dân trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sở đó giúp người dân thay đổi được nhận thức, tư duy, phương thức, tập quán sản xuất. Tất cả các nghiên cứu trên đây đều đi từ việc phân tích hiện trạng sinh kế để từ đó đề xuất các can thiệp và giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững, cải thiện và nâng cao giá trị sản xuất tại địa phương, giúp người dân ổn định cuộc sống.

23

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các hộ dân cùng với các hoạt động sinh kế và thu nhập của nông hộ tại xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Các hoạt động sinh kế của hộ tạo ra thu nhập cho hộ bao gồm cả hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) và hoạt động phi nông nghiệp. - Nghiên cứu chọn mẫu 89 hộ trong vùng tại 4 xóm: Lũng Cẩm Trên, Sáng Ngài, Pù Trừ Lủng, Lao Xa.

3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

-Thời gian: từ 2/2018 - 6/2018

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá và phân tích các hoạt động sinh kế, thu nhập của nông hộ trên địa bàn xã.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin số liệu đã có sẵn từ tất cả các nguồn có thể tiếp cận được. Đó là các số liệu, tài liệu được thu thập từ UBND xã Sủng Là, từ thư viện của Khoa Kinh tế và PTNT

24

(Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên), từ các trang mạng khai thác trên Internet thông qua công cụ tìm kiếm Google…

Đây là những nguồn tài liệu có giá trị để xây dựng tổng quan, cũng như những thông tin cơ bản liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương.

3.3.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp

3.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Qua tham khảo những thông tin từ cán bộ xã, cán bộ trong xóm và người dân, thấy rằng các hộ nông dân tại các xóm trong xã Sủng Là tương đối đồng nhất. Vì vậy việc lựa chọn các hộ điều tra tại các thôn được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Việc lựa chọn mẫu cho phỏng vấn hộ sẽ được bàn bạc cùng với các trưởng xóm dựa trên danh sách hộ.

Công thức: n: kích cỡ mẫu

N: Tổng số hộ e: (10%)

- Bộ câu hỏi phỏng vấn nông hộ được thiết kế trước, sau khi điều tra thử tại thực địa đã được chỉnh sửa và bổ sung hoàn thiện. Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình là các câu hỏi đóng, kết hợp với một số câu hỏi mở nhằm làm rõ thêm hoặc chuyển tiếp chủ đề trong thu thập cơ sở dữ liệu sơ cấp. Bảng câu hỏi được trình bày trong phụ lục.

Số liệu được thu thập tại bốn xóm xác định Lũng Cẩm Trên, Sáng Ngài, Pù Trừ Lủng, Lao Xa. Tổng số có 89 phiếu điều tra đã được thu thập tại 89 hộ trong 04 xóm trên. Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện.

25

Bảng 3.1: Cấu trúc phân loại hộ điều tra theo các xóm

Xóm

Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Tổng cộng

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Lũng Cẩm Trên 7 7,9 8 9,0 6 6,7 21 23,6 Sáng Ngài 6 6,7 8 9,0 6 6,7 20 22,4 Pù Trừ Lủng 8 9,0 7 7,9 10 11,2 25 28,1 Lao Xa 7 7,9 7 7,9 9 10,1 23 25,9 Tổng Cộng 28 31,5 30 33,8 31 34,7 89 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2018)

Trong tổng số 89 hộ điều tra lựa chọn 31 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo, 28 hộ trung bình.

Trong đó có xóm Pù Trừ Lủng có số dân nhiều nên được chọn nhiều hộ điều tra nhất chiếm 28,1% số phiếu điều tra. Sau đó đến xóm Lao Xa chiếm 25,9%, xóm Lũng Cẩm Trên chiếm 23,6% và xóm Sáng Ngài chiếm 22,4% số phiếu điều tra.

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực địa nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện và chính xác các thông tin về đời sống sinh hoạt, các hoạt động sản xuất - kinh doanh, tư tưởng, ý thức của người dân.

Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, tôi còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quả đánh giá liên quan.

3.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin a. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài. Một bảng hỏi (xem phụ lục) được hình thành, gồm nhiều bộ phận khác nhau, từ những thông tin cơ bản của chủ hộ, an ninh lương thực, sinh kế và thu nhập

26

nông hộ, những liên quan đến tác động can thiệp trong sản xuất nông nghiệp, những tác động liên quan đến chăn nuôi bò, lợn, dê…

Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động sinh kế, thu nhập và thời gian giành cho các hoạt động sinh kế (nông nghiệp và phi nông nghiệp) của cộng đồng địa phương. Đây là cơ sở để có các tác động của can thiệp liên quan nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương.

b. Phương pháp quan sát trực tiếp

Để ghi nhận con số, sự kiện và những hành vi của bà con nông dân và lí giải những kết quả đánh giá liên quan đến đề tài. Phương pháp này được sử dụng để quan sát, ghi chép các hiện tượng, sự kiện thực tế tại hiện trường, đồng thời để có thể giải thích một số vấn đề liên quan có được khi sử dụng các phương pháp khác.

c. Phương pháp phân tích số liệu

- Các thông tin số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và sử dụng theo các phương pháp phân tích tài liệu thông dụng.

- Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel.

3.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Công thức: trong đó: n là kích cỡ mẫu

N là Tổng số hộ e là (10%)

27

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Sủng Là

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Sủng Là là một xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Xã Sủng Là nằm trên tuyến quốc lộ 4C, cách huyện Đồng Văn hơn 20km.

+ Phía Bắc giáp với Trung Quốc và xã Sà Phìn. + Phía Đông giáp xã Sà Phìn và xã Sảng Tủng. + Phía Nam giáp xã Sảng Tủng và xã Phố Cáo. + Phía Tây giáp thị trấn Phố Bảng.

Vị trí toạ độ từ 23°14′42′ ′ vĩ bắc và 105°12′ 48′ ′ kinh đông.

Sau khi điều chỉnh địa giới, xã Sủng Là có diện tích 1.636,55 ha, với 3.367 nhân khẩu và năm dân tộc anh em chung sống.

4.1.1.2. Địa chất, địa hình

Địa hình của xã Sủng Là phần lớn là đồi núi, Sủng Là nằm giữa những núi đá tai mèo nhấp nhô.

Địa hình không bằng phẳng, xen các dãy núi với nhau. Độ cao tự nhiên tại khu vực là 600 – 800m, tại. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Nhìn chung địa hình có ản hưởng nhiều đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số:

28

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C.

+ Mưa: Tổng lượng mưa bình quân trong năm là 1.700 – 2.200mm (chiếm 85% lượng mưa cả năm).

+ Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 – 1.700 giờ. + Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%.

+ Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam gió mùa Đông Bắc, nên xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió.

Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Hà Giang qua 3 năm 2015 – 2017

Tháng Nhiệt độ TB (oC) Lượng mưa TB ( mm ) Ẩm độ không khí ( % ) Số giờ nắng ( h ) 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 5 28.5 31.7 32.6 278.3 265.7 274.2 79.0 81.0 80.0 152.2 155.3 156.1 6 29.4 32.8 30.7 267.2 287.1 288.0 81.0 82.0 82.4 143.0 154.3 155.6 7 29.0 32.5 32.8 875.0 983.2 991.0 83.0 84.0 85.3 238.3 287.4 289.2 8 28.3 32.3 32.5 350.0 502.0 546.2 85.0 85.0 85.6 239.5 350.2 355.0 9 28.4 31.6 30.0 356.3 442.8 450.2 82.0 81.0 82.5 150.3 189.1 183.6 10 19.3 29.4 25.6 92.2 76.3 90.0 36.0 81.0 80.2 248.9 278.2 270.5 11 23.6 25.9 26.3 56.2 61.0 63.5 49.0 80.0 80.5 102.4 107.3 109.5

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang tháng 5/2018) 4.1.1.4. Thủy văn

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, có lượng mưa lớn, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1800mm – 2000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm - nghiệp của xã Sủng Là, huyện Đồng Văn.

29

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là:

- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%

- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14% - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55% - Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94%

Bảng 4.2 : Hiện trạng sử dụng đất của xã Sủng Là năm 2017

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.636,55 100

1 Đất nông nghiệp 898,50 54,91

1.1 Đất trồng lúa nước 102,8 11,44

1.2 Đất trồng cây lâu năm 296,4 32,98

1.3 Đất trồng ngô 495,8 55,24 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 3,5 0,38 2 Đất lâm nghiệp 265,39 16,22 3 Đất chuyên dùng 110 6,72 4 Đất chưa sử dụng 3,5 0.21 5 Đất ở 256,9 15,69

6 Đất phi nông nghiệp 102,26 6,25

(Nguồn UBND xã Sủng Là tháng 5/2018) 4.1.1.6. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã Sủng Là có nguồn nước kham hiếm, nên chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

- Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng của nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện nay đang khai thác và sử dụng thông qua hình thức bể chứa cho thấy mực nước ngầm ở khu vực đồi núi có độ sâu 6 – 7m. Hiện

30

tại nguồn nước này mới chỉ khai thác sử dụng trong sinh hoạt, phục vụ cho gia đình.

4.1.1.7. Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê diện tích đất lâm nghiệp của xã có 265,39 ha, trong đó rừng sản xuất có 122,99 ha và rừng phòng hộ có 142,40ha. Hiện tại chất lượng rừng chủ yếu là rừng trung bình, rừng non với các loại cây trồng chính và các loại cây chịu hạn khác. Trên địa bàn xã nhiều khu vực đang áp dụng mô hình vườn rừng kết hợp với các loại cây trồng chính như: đào, lê, mậm...

4.1.1.8. Cơ sở hạ tầng

Xã Sủng Là phần lớn đã dần hoàn thành các khối đường liên thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở của người dân đều đã được cứng hóa đảm bảo cho sinh hoạt và sinh sống của người dân.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

 Biến động dân số trong năm :

Toàn xã có 841 hộ với 3367 nhân khẩu, trong đó số nhân khẩu nữ là 1684 nhân khẩu.

Tỷ lệ sinh, tử và tăng tự nhiên năm 2017 là: + Tỷ lệ sinh: 13,5%

+ Tỷ lệ tử: 3,20

+ Tỷ lệ sinh tự nhiên: 9.77%

 Công tác giảm nghèo:

Triển khai công tác rà soát hộ nghèo năm 2017, hiện nay đang hoàn thiện các hồ sơ, theo báo cáo sơ bộ tỷ lệ hộ nghèo thoát được khoảng 10 hộ nghèo, 25 hộ cận nghèo chiếm khoảng 9%.

31

Thông báo triển khai học nghề lao động nông thôn năm 2017 theo đề án 1956 của chính phủ và thông báo tuyển chọn thực tập sinh tại Nhật Bản tới các xóm. Thông báo tuyển lao động đi học và làm việc tại các công ty theo công văn số 14 của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh. Triển khai thông báo của sở lao động thương binh và xã hội, trung tâm giới thiệu việc làm v.v…

Về tuyển lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh và xuất khẩu lao động tới các xóm.

4.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của xã. * Trồng trọt

Sủng Là là một xã vừa sản xuất nông nghiệp và làm phi nông nghiệp. Người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Cây trồng chính là cây Ngô và cây lúa. Cùng với quá trình tận dụng đất đai kết hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Ngô và cây Lúa. Ngoài hai loại cây trồng trên thì còn một số cây khác cũng được trồng trên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 29)