Hộ và kinh tế hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 25)

- Một số khái niệm về hộ:

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về hộ gia đình. Hộ là một tổ chức kinh tế - xã hội ra đời từ rất lâu, trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau của đất nước. Trong bất kỳ giai đoạn nào hộ luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới theo đó cũng có những khái niệm khác nhau.

Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.

Tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.

Tại cuộc thảo luận Quốc tế lần thứ tư về quản lý nông trại tại Hà Lan năm 1980, các đại biểu nhất trí rằng: “Hộ là một đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, đến tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác”.

Theo Raul Ituna, một nhà nghiên cứu của trường Đại học Tổng hợp Lisbon, khi nghiên cứu cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nươc Châu Á đã chứng minh: “Hộ là tập hợp những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tạo ra vật phẩm để bảo tồn chính bản thân của họ và cộng đồng”.

18

Theo Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng (2010): Hộ gia đình là khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một kiểu nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng. Hộ gia đình trước hết là một tổ chức kinh tế có chất hành chính và địa lý. Còn gia đình là một nhóm người, một cộng đồng người mà các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, vừa nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng tư của các cá nhân, vừa thoả mãn nhu cầu xã hội về tái sản xuất dân cư theo cả nghĩa thể xác lẫn tinh thần. Gia đình là một hệ thống phức tạp các vị trí và vai trò xã hội mà các thành viên chiếm giữ và thực hiện, là những hình thức tổ chức cơ bản trong đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa - xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục,... giữa các thành viên.

- Hộ nông dân:

Theo Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn”.

Theo Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: “nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”.

Tác giả Frank Ellis định nghĩa: “hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.

Theo Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2011 cho rằng: “hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn

19

nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp”.

- Kinh tế hộ nông dân:

Về hộ nông dân, tác giả Frank Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao”.

Tác giả T.G.Mc Gee (1989), Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á thuộc trường Đại học Tổng hợp Britiah Columbia, cho rằng: “Ở các nước Châu Á hầu hết người ta quan niệm hộ là một nhóm người cùng chung huyết tộc, hay không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm cơm và có chung một ngân quỹ”.

“Kinh tế hộ nông dân là một hình thức kinh tế cơ bản và tự chủ trong nông - lâm - nghiệp được hình thành và tồn tại trên cơ sở sử dụng đất đai, sức lao động, tiền vốn... của gia đình mình là chính.

2.4. Quá trình phát triển và một số nghiên cứu về sinh kế

2.4.1. Quá trình phát triển sinh kế hộ nông dân ở một số địa phương nước ta

* Trong thời kỳ Pháp thuộc: Ở thời kỳ này đại bộ phận nông dân đi làm thuê cho địa chủ, một bộ phận rất ít nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ theo kiểu cổ truyền với kinh nghiệm và kỹ thuật thô sơ. Trong thời kỳ này Chính phủ đưa ra chính sách giảm tô cho nông dân, vận động gia tăng sản xuất thực hiện tiết kiệm nhờ vậy mà sản lượng quy thóc năm 1954 đạt 3 triệu tấn tăng 13,70% so với năm 1946.

* Từ năm 1955 đến năm 1959: Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chính sách cải cách với mục đích ‘‘Người cày có ruộng’’. Năm 1957 cải cách ruộng đất cơ bản được hoàn thành cải

20

cách ruộng đất đã chia 81 vạn hecta ruộng, 74 nghìn con trâu bò cho 2,1 triệu hộ nông dân. Kết quả là nông dân có đất canh tác, trâu bò để sản xuất đời sống kinh tế có phần cải thiện.

* Từ 1960 đến 1980: Đây là giai đoạn chúng ta tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện tập thể hóa một cách ồ ạt, xong đây cũng là tập thể thể hiện rõ tính yếu kém của mình, thời kì này kinh tế nông hộ không được coi trọng. Đây là thời kỳ xuống dốc của nền kinh tế nước ta.

* Từ 1981 đến 1987: Chỉ thị 100CT/TW được ban bí thư trung ương Đảng ban hành, quyết định chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động, đây là việc làm có ý nghĩa trong việc thực hiện quyền tự chủ trong sản xuất hộ nông dân đời sống của nhân dân phần nào được cải thiện, nhờ vậy mà sản lượng lương thực tăng lên liên tiếp (mỗi năm tăng gần 1 triệu tấn. Năm 1985 đạt 15,875 triệu tấn).

* Từ 1988 đến 2003: Ngày 5/5/1988 Bộ Chính Trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết 10 về ‘‘Đổi mới quản lý kinh tế bản trong nông nghiệp và nông thôn’’. Thừa nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn đổi mới. Hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâu dài, hộ trở thành đơn vị kinh tế độc lập. Hàng loạt những chính sách đổi mới đó đã tạo được động lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Kết quả là sản lượng lương thực từ chỗ dưới 18 triệu tấn năm 1984 - 1987 đã đạt 21,5 triệu tấn vào năm 1989 bình quân giai đoạn 1986 - 1990 sản lượng lương thực tăng 13,50% năm. Từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu lương thực, năm 1989 xuất khẩu được 1,4 triệu tấn gạo, năm 1990 được 1,6 triệu tấn gạo, Đến năm 2003 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan.

* Từ 2009 đến nay: Đã cho thấy kinh tế hộ có nguồn thu nhập rất đa dạng, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc tập chung

21

phát triển kinh tế hộ mang lại nhiều lợi ích do hộ là đơn vị kinh tế nhỏ, năng động, có khả năng ứng phó nhanh với những cú sốc thị trường, trợ giúp kinh tế hộ cũng dễ đảm bảo tính công bằng hơn. Ngoài ra, đối với cấp hộ cũng dễ áp dụng nông nghiệp xanh, hạn chế việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trên diện rộng.

2.4.2. Một số nghiên cứu về sinh kế

- Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực trạng, sinh kế của các hộ dân tái định cư vùng bán ngập của công trình thủy điện Sơn La. Trên cơ sở đánh giá phân tích, đề xuất một số giải pháp tạo sinh kế nhằm ổn định sản xuất và đời sống của các hộ dân di chuyển đến nơi ở mới.

- Nghiên cứu đặc điểm văn hóa kiến thức bản địa và chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc thiểu số tại Đakrong - Quảng Trị (Đại học Nông Lâm Huế)

Đề tài này nghiên cứu về kiến thức bản địa và mối liên hệ của nó với chiến lược sinh kế của vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đề tài cũng đưa ra những điểm được và chưa được trong việc vận dụng kiến thức bản địa vào các hoạt động sinh kế, đề cập đến việc xây dựng một chiến lược sinh kế bền vững để người dân tự xây dựng và phát triển chiến lược sinh kế cho bản thân và gia đình vừa đảm bảo điều kiện sống hiện tại vừa bảo đảm cho sự phát triển vững chắc cho tương lai.

- Nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững tại xã Phong Mỹ, miền Trung Việt Nam của trường Đại học Khoa học & đời sống Praha - Czech

Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề tài này nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp phát triển nông thôn, bảo tồn đa dạng sinh học. Đặc biệt đi sâu tìm hiểu phương thức sinh kế của người dân, phân tích các nguồn vốn về con người và nguồn vốn tự nhiên,

22

các khả năng sử dụng nguồn đất sẵn có và nguồn tài nguyên khác: nước, rừng,… tác động đến hoạt động sinh kế của người dân. Ngoài ra, đề tài cũng vẽ lên một bức tranh về cuộc sống của người dân qua các chỉ tiêu về thu nhập, cơ cấu chi tiêu, tình hình giáo dục - y tế, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Đánh giá hoạt động sinh kế của người dân miền núi thôn 1 - 5, Cẩm Sơn, Anh Sơn, Nghệ An (Đại học Nông Lâm Huế)

Đề tài này phân tích các hoạt động sinh kế của người dân miền núi. Qua đó xem xét và rút ra những phương thức, tập quán trong lao động sản xuất của người dân nhằm tìm ra một số giải pháp khả thi cho chiến lược sinh kế bền vững phù hợp với điều kiện của cư dân địa phương.

Nhận xét về các công trình nghiên cứu về sinh kế trên đây: Đây là những công trình nghiên cứu mới tại Việt Nam, góp phần nâng cao năng lực, thay đổi nhận thức của người dân trong vấn đề phát triển kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sở đó giúp người dân thay đổi được nhận thức, tư duy, phương thức, tập quán sản xuất. Tất cả các nghiên cứu trên đây đều đi từ việc phân tích hiện trạng sinh kế để từ đó đề xuất các can thiệp và giải pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững, cải thiện và nâng cao giá trị sản xuất tại địa phương, giúp người dân ổn định cuộc sống.

23

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Là các hộ dân cùng với các hoạt động sinh kế và thu nhập của nông hộ tại xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Các hoạt động sinh kế của hộ tạo ra thu nhập cho hộ bao gồm cả hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp) và hoạt động phi nông nghiệp. - Nghiên cứu chọn mẫu 89 hộ trong vùng tại 4 xóm: Lũng Cẩm Trên, Sáng Ngài, Pù Trừ Lủng, Lao Xa.

3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Đề tài được thực hiện tại xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

-Thời gian: từ 2/2018 - 6/2018

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

- Đánh giá và phân tích các hoạt động sinh kế, thu nhập của nông hộ trên địa bàn xã.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp được sử dụng để thu thập các thông tin số liệu đã có sẵn từ tất cả các nguồn có thể tiếp cận được. Đó là các số liệu, tài liệu được thu thập từ UBND xã Sủng Là, từ thư viện của Khoa Kinh tế và PTNT

24

(Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên), từ các trang mạng khai thác trên Internet thông qua công cụ tìm kiếm Google…

Đây là những nguồn tài liệu có giá trị để xây dựng tổng quan, cũng như những thông tin cơ bản liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương.

3.3.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp

3.3.2.1. Phương pháp chọn mẫu

Qua tham khảo những thông tin từ cán bộ xã, cán bộ trong xóm và người dân, thấy rằng các hộ nông dân tại các xóm trong xã Sủng Là tương đối đồng nhất. Vì vậy việc lựa chọn các hộ điều tra tại các thôn được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Việc lựa chọn mẫu cho phỏng vấn hộ sẽ được bàn bạc cùng với các trưởng xóm dựa trên danh sách hộ.

Công thức: n: kích cỡ mẫu

N: Tổng số hộ e: (10%)

- Bộ câu hỏi phỏng vấn nông hộ được thiết kế trước, sau khi điều tra thử tại thực địa đã được chỉnh sửa và bổ sung hoàn thiện. Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ gia đình là các câu hỏi đóng, kết hợp với một số câu hỏi mở nhằm làm rõ thêm hoặc chuyển tiếp chủ đề trong thu thập cơ sở dữ liệu sơ cấp. Bảng câu hỏi được trình bày trong phụ lục.

Số liệu được thu thập tại bốn xóm xác định Lũng Cẩm Trên, Sáng Ngài, Pù Trừ Lủng, Lao Xa. Tổng số có 89 phiếu điều tra đã được thu thập tại 89 hộ trong 04 xóm trên. Nghiên cứu chọn mẫu dựa trên phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có điều kiện.

25

Bảng 3.1: Cấu trúc phân loại hộ điều tra theo các xóm

Xóm

Hộ trung bình Hộ cận nghèo Hộ nghèo Tổng cộng

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Lũng Cẩm Trên 7 7,9 8 9,0 6 6,7 21 23,6 Sáng Ngài 6 6,7 8 9,0 6 6,7 20 22,4 Pù Trừ Lủng 8 9,0 7 7,9 10 11,2 25 28,1 Lao Xa 7 7,9 7 7,9 9 10,1 23 25,9 Tổng Cộng 28 31,5 30 33,8 31 34,7 89 100,0

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2018)

Trong tổng số 89 hộ điều tra lựa chọn 31 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo, 28 hộ trung bình.

Trong đó có xóm Pù Trừ Lủng có số dân nhiều nên được chọn nhiều hộ điều tra nhất chiếm 28,1% số phiếu điều tra. Sau đó đến xóm Lao Xa chiếm 25,9%, xóm Lũng Cẩm Trên chiếm 23,6% và xóm Sáng Ngài chiếm 22,4% số phiếu điều tra.

Mục tiêu của hoạt động điều tra thực địa nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện và chính xác các thông tin về đời sống sinh hoạt, các hoạt động sản xuất - kinh doanh, tư tưởng, ý thức của người dân.

Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, tôi còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để ghi nhận những hành vi của bà con nông dân và lý giải những kết quả đánh giá liên quan.

3.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin a. Phương pháp điều tra bảng hỏi

Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 25)