Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 34)

Công thức: trong đó: n là kích cỡ mẫu

N là Tổng số hộ e là (10%)

27

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Sủng Là

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Sủng Là là một xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Xã Sủng Là nằm trên tuyến quốc lộ 4C, cách huyện Đồng Văn hơn 20km.

+ Phía Bắc giáp với Trung Quốc và xã Sà Phìn. + Phía Đông giáp xã Sà Phìn và xã Sảng Tủng. + Phía Nam giáp xã Sảng Tủng và xã Phố Cáo. + Phía Tây giáp thị trấn Phố Bảng.

Vị trí toạ độ từ 23°14′42′ ′ vĩ bắc và 105°12′ 48′ ′ kinh đông.

Sau khi điều chỉnh địa giới, xã Sủng Là có diện tích 1.636,55 ha, với 3.367 nhân khẩu và năm dân tộc anh em chung sống.

4.1.1.2. Địa chất, địa hình

Địa hình của xã Sủng Là phần lớn là đồi núi, Sủng Là nằm giữa những núi đá tai mèo nhấp nhô.

Địa hình không bằng phẳng, xen các dãy núi với nhau. Độ cao tự nhiên tại khu vực là 600 – 800m, tại. Hướng dốc từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc sang Tây Nam. Nhìn chung địa hình có ản hưởng nhiều đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng và khu dân cư.

4.1.1.3. Khí hậu

Xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió mùa Đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số:

28

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C.

+ Mưa: Tổng lượng mưa bình quân trong năm là 1.700 – 2.200mm (chiếm 85% lượng mưa cả năm).

+ Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 – 1.700 giờ. + Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%.

+ Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam gió mùa Đông Bắc, nên xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió.

Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Hà Giang qua 3 năm 2015 – 2017

Tháng Nhiệt độ TB (oC) Lượng mưa TB ( mm ) Ẩm độ không khí ( % ) Số giờ nắng ( h ) 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 2014 2015 2016 5 28.5 31.7 32.6 278.3 265.7 274.2 79.0 81.0 80.0 152.2 155.3 156.1 6 29.4 32.8 30.7 267.2 287.1 288.0 81.0 82.0 82.4 143.0 154.3 155.6 7 29.0 32.5 32.8 875.0 983.2 991.0 83.0 84.0 85.3 238.3 287.4 289.2 8 28.3 32.3 32.5 350.0 502.0 546.2 85.0 85.0 85.6 239.5 350.2 355.0 9 28.4 31.6 30.0 356.3 442.8 450.2 82.0 81.0 82.5 150.3 189.1 183.6 10 19.3 29.4 25.6 92.2 76.3 90.0 36.0 81.0 80.2 248.9 278.2 270.5 11 23.6 25.9 26.3 56.2 61.0 63.5 49.0 80.0 80.5 102.4 107.3 109.5

(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hà Giang tháng 5/2018) 4.1.1.4. Thủy văn

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, có lượng mưa lớn, trung bình lượng mưa hàng năm từ 1800mm – 2000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông - lâm - nghiệp của xã Sủng Là, huyện Đồng Văn.

29

4.1.1.5. Tài nguyên đất

Trên địa bàn xã đất được hình thành bởi 8 nhóm, trong đó có 4 nhóm đất chính là:

- Đất xám mùn trên núi có: 16.400 ha chiếm tỷ lệ 28,37%

- Đất Feralit phát triển trên đá biến chất: 15.107 ha chiếm 26,14% - Đất Feralit phát triển trên phù sa cổ: 1.3036 ha chiếm 22,55% - Đất phù sa Gley phát triển trên phù sa cổ: 13.247 ha chiếm 22,94%

Bảng 4.2 : Hiện trạng sử dụng đất của xã Sủng Là năm 2017

STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 1.636,55 100

1 Đất nông nghiệp 898,50 54,91

1.1 Đất trồng lúa nước 102,8 11,44

1.2 Đất trồng cây lâu năm 296,4 32,98

1.3 Đất trồng ngô 495,8 55,24 1.4 Đất nuôi trồng thủy sản 3,5 0,38 2 Đất lâm nghiệp 265,39 16,22 3 Đất chuyên dùng 110 6,72 4 Đất chưa sử dụng 3,5 0.21 5 Đất ở 256,9 15,69

6 Đất phi nông nghiệp 102,26 6,25

(Nguồn UBND xã Sủng Là tháng 5/2018) 4.1.1.6. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã Sủng Là có nguồn nước kham hiếm, nên chỉ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

- Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng của nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của các hộ gia đình hiện nay đang khai thác và sử dụng thông qua hình thức bể chứa cho thấy mực nước ngầm ở khu vực đồi núi có độ sâu 6 – 7m. Hiện

30

tại nguồn nước này mới chỉ khai thác sử dụng trong sinh hoạt, phục vụ cho gia đình.

4.1.1.7. Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê diện tích đất lâm nghiệp của xã có 265,39 ha, trong đó rừng sản xuất có 122,99 ha và rừng phòng hộ có 142,40ha. Hiện tại chất lượng rừng chủ yếu là rừng trung bình, rừng non với các loại cây trồng chính và các loại cây chịu hạn khác. Trên địa bàn xã nhiều khu vực đang áp dụng mô hình vườn rừng kết hợp với các loại cây trồng chính như: đào, lê, mậm...

4.1.1.8. Cơ sở hạ tầng

Xã Sủng Là phần lớn đã dần hoàn thành các khối đường liên thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới, nhà ở của người dân đều đã được cứng hóa đảm bảo cho sinh hoạt và sinh sống của người dân.

4.1.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

 Biến động dân số trong năm :

Toàn xã có 841 hộ với 3367 nhân khẩu, trong đó số nhân khẩu nữ là 1684 nhân khẩu.

Tỷ lệ sinh, tử và tăng tự nhiên năm 2017 là: + Tỷ lệ sinh: 13,5%

+ Tỷ lệ tử: 3,20

+ Tỷ lệ sinh tự nhiên: 9.77%

 Công tác giảm nghèo:

Triển khai công tác rà soát hộ nghèo năm 2017, hiện nay đang hoàn thiện các hồ sơ, theo báo cáo sơ bộ tỷ lệ hộ nghèo thoát được khoảng 10 hộ nghèo, 25 hộ cận nghèo chiếm khoảng 9%.

31

Thông báo triển khai học nghề lao động nông thôn năm 2017 theo đề án 1956 của chính phủ và thông báo tuyển chọn thực tập sinh tại Nhật Bản tới các xóm. Thông báo tuyển lao động đi học và làm việc tại các công ty theo công văn số 14 của trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh. Triển khai thông báo của sở lao động thương binh và xã hội, trung tâm giới thiệu việc làm v.v…

Về tuyển lao động đi làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước, trong tỉnh và xuất khẩu lao động tới các xóm.

4.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của xã. * Trồng trọt

Sủng Là là một xã vừa sản xuất nông nghiệp và làm phi nông nghiệp. Người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp là chính. Cây trồng chính là cây Ngô và cây lúa. Cùng với quá trình tận dụng đất đai kết hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Ngô và cây Lúa. Ngoài hai loại cây trồng trên thì còn một số cây khác cũng được trồng trên địa bàn xã như cây tam giác mạch, rau màu, đậu tương…

Được sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của cán bộ xã đặc biệt là bên khuyến nông trong quá trình phòng chống sâu bệnh hại cây trồng hàng kỳ. Cùng với những kinh nghiệm lâu đời trong sản xuất của người dân, đã thúc đẩy năng xuất và sản lượng cây trồng trong xã tăng lên đáng kể, phần nào cung cấp đảm bảo đầy đủ về thức ăn sinh hoạt hàng ngày của người dân trong xóm cũng như trong chăn nuôi.

32

Bảng 4.3: Diện tích, năng suất và sản lượng các loại cây trồng chính tại xã Sủng Là qua 3 năm 2015, 2016, 2017

STT Loại cây trồng

Diện tích (ha) Năng Suất (Tạ/ha) Sản lượng (tấn)

2015 2016 2017 2015 2016 2017 2015 2016 2017 1 Ngô 230 326,8 495,8 97 130 143 210,5 230,2 2382,5 2 Luá 62 85 102,8 32 29 50 27 55 156,4 3 Đậu tương 50 76 65 10 12 13,1 65,6 91,2 85,2 4 Rau Màu 55 66 91,6 43,2 58,8 58,8 725,8 821,5 821,5 5 Tam giác mạch 42 50 55 3,9 4,5 5,3 19,2 22,5 29,2 (Nguồn: UBND xã Sủng Là tháng 5/2018)

Qua bảng trên ta thấy các cây trồng chủ lực của xã là ngô, lúa, đậu tương, tam giác mạch và rau màu đạt sản lượng tương đối ổn định, tiêu biểu như ngô năm 2017 năng suất đạt được 143 (tạ/ha), sản lượng đạt 2382,5 tấn. Năm 2017 năng suất lúa đạt 50 (tạ/ha) sản lượng đạt 156,4 tấn.

* Chăn nuôi

Trong lĩnh vực chăn nuôi được sự quan tâm chỉ đạo của cán bộ thú y của xã, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác chăn nuôi, chăm sóc bảo vệ đàn gia súc, gia cầm. Tổng đàn gia súc, gia cầm đã thống kê được của 3 năm như sau :

33

Bảng 4.4: Bảng thống kê vật nuôi của xã sủng là qua 3 năm Năm STT 2015 2016 2017 Số con % so với KH Số con % so với KH Số con % so với KH 1262 102,1 1275 104,8 1292 1,8,6 821 108,6 780 88,6 810 104,5 Lợn 2870 85,5 210 101 2890 124,8 Gia cầm 15433 107,8 19235 110 24953 125,6 (Nguồn: UBND xã Sủng Là tháng 5/2018)

Dựa vào bảng trên thấy được số vật nuôi qua các năm có sự thay đổi rõ rệt như sau: Tổng số đàn bò từ năm 2015 đến 2017 tăng lên 30 con. Tổng đàn dê từ năm 2015 đến 2017 giảm xuống 11 con, nguyên nhân là do người dân bán bớt đi, chuyển sang nuôi gà thịt. Tổng đàn lợn có sự biến động từ năm 2015 đến 2017 tăng lên 20 con, điều này chứng tỏ người dân đã chú trọng hơn trong việc chăn nuôi bò cũng như gia cầm, một phần cung cấp thực phẩm, cũng như để tăng thêm kinh tế cho gia đình nhằm tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống của chính mình và nhu cầu thị trường ngày một cao nên có thể là một hướng phát triển và tăng thu nhập cho kinh tế hộ gia đình.

Tiếp tục khuyến khích, ưu tiên phát triển chăn nuôi. Phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành để củng cố các hoạt động của tổ chức chăn nuôi thú y, cùng với việc hỗ trợ phát triển chăn nuôi, công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đã được xã triển khai và tiêm phòng đầy đủ.

* Lâm nghiệp

Xây dựng và triển khai kế hoạch trồng cây phủ đồi rừng, diện tích toàn xã Sủng Là đạt 265,39 ha, diện tích trồng rừng mới, trồng thay thế là 35,1 ha đạt

34

102,4 % kế hoạch. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, khai thác, vận chuyển chế biến gỗ và lâm sản trên địa bàn theo quy định.

Tiếp tục tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phát triển sản xuất. Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy rừng và quy chế phối hợp trách nhiệm bảo vệ rừng tại cơ sở.

4.1.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của xã Sủng Là kinh tế của xã Sủng Là

* Thuận lợi:

- Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã Sủng Là luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự giúp đỡ của các phòng ban chuyên môn. Người dân trong xã luôn phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động trong sản xuất. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

- Lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù chịu khó, có đội ngũ cán bộ có trình độ, có năng lực, nhiệt tình, lãnh đạo về các mặt chính trị, kinh tế - xã hội, xây dựng xã Sủng Là ngày một phát triển .

- Các sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú do điều kiện khí hậu, thời tiết và chất lượng đất ở mỗi tiểu vùng khác nhau, nếu được đầu tư đúng cách sẽ đem lại nhiều nguồn thu nhập cho người dân.

- Hệ thống đường giao thông trên địa bàn xã được đầu tư, quản lý và sửa chữa để thuận lợi cho việc đi lại cho người dân.

- Xã Sủng Là tập trung phát triển chăn nuôi gia súc để tạo ra nguồn thu nhập ổn định hơn.

- Chương trình 135, 30a hỗ trợ nhiều hộ dân, đặc biệt là hộ nghèo phát triển sản xuất nông nghiệp.

35

- Chính quyền huyện, xã đã quan tâm đầu tư mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất lâm nghiệp cho các hộ dân trong xã.

* Khó khăn:

- Xã Sủng Là cách trung tâm huyện nên còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi có nhiều dịch bệnh làm cho người dân chưa yên tâm sản xuất và sợ rủi ro cao. Chỉ tập trung với quy mô nhỏ.

- Lao động dồi dào nhưng trong đó một phần lớp trẻ đi ra làm ngoài, chưa áp dụng được khoa học kỹ thuật nhiều trong sản xuất nên hiệu quả đạt chưa cao. Chưa qua lớp đào tạo chuyên sâu nên chất lượng lao động còn thấp.

- Thiếu vốn đầu tư sản xuất. Mặc dù nhiều hộ nghèo được hỗ trợ của nhà nước về giống, phân bón nhưng chỉ là những hỗ trợ tạm thời, không mang tính bền vững.

- Đất canh tác bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu, chất lượng đất ngày càng kém và nghèo dinh dưỡng.

- Xã còn gặp nhiều bất lợi về điều kiện tự nhiên và khí hậu nên hàng năm cũng làm thiệt hại không hề nhỏ về sản xất nông nghiệp, bên cạnh đó xã cũng thiếu vốn đầu tư nên gây nhiều khó khăn cho đời sống bà con nhân dân.

4.2. Các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng dân tộc xã Sủng Là

4.2.1. Thông tin về hộ và phân loại hộ điều tra

Trong lịch sử phát triển kinh tế, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển. Hộ gia đình được hiểu là tổ chức kinh tế, nó mang tính chất hành chính và địa lý. Trong thời kỳ hiện nay, người dân đang

36

chịu tác động của quy luật phân loại, chuyển đổi các hoạt động lao động nghề nghiệp, mỗi gia đình và cộng đồng đều có các hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cho các thành viên trong gia đình, hoạt động kinh tế chủ yếu là các hoạt động dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Thông qua quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chọn ra được tổng số 89 hộ điều tra tại 04 xóm (Lũng Cẩm Trên, Sáng Ngài, Pù Trừ Lủng, Lao Xa) một số thông tin cơ bản về các hộ và đặc biệt là chủ hộ điều tra này được trình bày ở các bảng dưới đây.

Bảng 4.5: Trung bình số nhân khẩu, số lao động chính và độ tuổi của các hộ điều tra phân theo xóm.

Xóm Số nhân khẩu (khẩu/hộ) Số lao động (Người/hộ) Tuổi Lũng Cẩm Trên 4,3 2,0 44,9 Sáng Ngài 4,7 2,1 50,0 Pù Trừ Lủng 4,4 2,1 43,2 Lao Xa 4,1 1,9 41,4 Trung bình 4,4 2,0 44,9

(Nguồn: Số liệu điều tra tháng 5/2018)

Bảng 4.6: Trung bình số nhân khẩu, số lao động chính và độ tuổi của các hộ điều tra phân theo nhóm hộ.

Phân loại kinh tế hộ Số nhân khẩu (khẩu/hộ) Số lao động (người/hộ) Tuổi Trung bình 4,5 2,1 50,1 Cận nghèo 4,6 2,2 43,2 Nghèo 4,5 2,0 43,4 Trung bình 4,5 2,1 45,6

37

Kết quả điều tra cho thấy: bình quân mỗi hộ điều tra có 4,5 nhân khẩu. Trong đó bình quân mỗi hộ điều tra có 2,1 lao động chính. Tuổi trung bình

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm đa dạng hóa sinh kế cho nông hộ trên địa bàn xã sủng là, huyện đồng văn, tỉnh hà giang (Trang 34)