Các điều kiện cho GC

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GCMSMS) (Trang 46 - 47)

Cột sắc kí: Cột tách góp một phần khá quan trọng trong việc quyết định

quá trình tách có độ phân giải tốt hay không. Để chọn loại cột có pha tĩnh phù

hợp cần căn cứ vào cấu trúc phân tử và độ phân cực của chất phân tích. Theo các tài liệu với đối tượng cần tách là các hóa chất bảo vệ thực vật cơ clo,

trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng HP5-MS (30m x 0,25mm x 0,25µm)

để nghiên cứu

Dựa vào các tài liệu tham khảo để phù hợp cấu hình máy và đạt được yêu cầu về độ chính xác, độ lặp lại của thiết bị, phù hợp với phân tích xác

định dư lượng OCPs có trong gạo ở hàm lượng vết, chúng tôi chọn thể tích

bơm mẫu là 1,0 L, chọn chế độ tiêm không chia dòng (splitless) và tốc độ

dòng khí mang là 1ml/phút. Nhiệt độ cổng bơm mẫu được lựa chọn là 250 oC

theo đảm bảo mẫu được hóa hơi nhanh, hoàn toàn và đảm bảo chất phân tích không bị phân hủy bởi nhiệt

Nhiệt độ của lò cột ảnh hưởng tới thời gian lưu cũng như độ phân giải của các chất phân tích. Nhiệt độ càng cao các chất ra càng nhanh (thời gian lưu và thời gian phân tích giảm), pik càng sắc nét, tuy nhiên lại giảm độ phân giải, các chất khó phân tách khỏi nhau nhất là với số lượng chất phân tích nhiều, phức tạp

Thông thường, trong quá trình sắc ký khí, nhiệt độ của lò cột được tăng

dần theo chương trình sao cho sự phân tách là tối ưu nhất. Trong nghiên cứu này, dung dịch chuẩn hỗn hợp OCPs 1 mg/L được bơm vào hệ thống GC- MS/MS và được phân tách theo chương trình nhiệt độ như sau: nhiệt độ ban

đầu 70oC, từ 70oC đến 150oC, mỗi phút tăng 15oC, giữ trong 1.5 phút; từ

150oC đến 280oC, mỗi phút tăng 10oC, giữ trong 0.50 phút; từ 280oC trở về

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Xác định dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật cơ clo trong gạo bằng phương pháp QuEChERs kết hợp với sắc ký khí khối phổ hai lần (GCMSMS) (Trang 46 - 47)