Đánh giá hàm lượng curcuminoid trong củ nghệ vàng ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy trình chiết xuất curcuminoid từ củ nghệ vàng (Curcuma longa L.) bằng công nghệ enzyme (Trang 39 - 41)

Mẫu nghệ được thu thập tại Nghệ An tiến hành phân tích các chỉ tiêu cao methanol tổng, hàm lượng curcuminoid tổng và hàm lượng các thành phần curcuminoid như bảng 3.3 dưới đâỵ

Bảng 3.3. Hàm lượng curcuminoid trong củ nghệ vàng ở Nghệ An

Chỉ tiêu NA01 NA02 NA03 NA04 NA05 NA06 NA07 Trung bình

Cao methanol toàn phần (%) 13,17 18,28 18,02 17,59 18,29 16,47 18,12 17,13

Hàm lượng curcuminoid (%) 2,57 3,69 6,10 4,64 5,40 4,80 6,0 4,74

Curcumin (%) 1,11 1,60 3,00 2,32 2,78 2,32 2,79 2,27

Hình 3.1. Sắc ký đồ của các mẫu nghệTương Dương

Từ kết quảở bảng 3.3 ta thấy, hàm lượng cao toàn phần của mẫu nghệ Nghệ

An dao động từ 13,17-18,29%. Hàm lượng cao toàn phần cao nhất là mẫu NA05 18,29% và thấp nhất là mẫu NA01 13,17%. Hàm lượng cao methanol toàn phần của nghệ trồng tại Tương Dương, Nghệ An dao động từ 13,17 – 18,28%. Hàm

lượng cao methanol của nghệ trồng tại Nam Đàn, Nghệ An dao động từ 16,47- 18,29%.

Hàm lượng curcuminoid tổng dao động từ 2,57-6,1%. Đối với các mẫu thu tại Tương Dương có hàm lượng curcuminoid tổng dao động từ 2,57-6,1%. Trong

đó, 2 mẫu NA01 và NA02 được trồng muộn (tháng 4, 2019) đúng vào mùa khô,

nền nhiệt cao trung bình 34oC nên có hàm lượng curcuminoid rất thấp lần lượt là 2,57% và 3,69%. Còn mẫu NA03 và NA04 trồng sớm hơn từ tháng 3 thì nghệ đã

lên cây, thời gian sinh trưởng dài, do vậy, hàm lượng curcuminoid tổng của mẫu NA03, NA04 (6,1%; 4,64%) cao hơn hẳn so với mẫu NA01, NA02. Hàm lượng curminoid tổng của các mẫu trên đất đồi Nam Đàndao động từ 4,8-6%.

NA01 NA02

Như vậy, hàm lượng cao tổng và hàm lượng curcuminoid tổng của mẫu nghệ trồng trên đất đồi Nam Đàn cao hơn mẫu nghệ trồng ở Tương Dương.

Hình 3.2. Sắc ký đồ của các mẫu nghệ trồng trên đất đồi Nam Đàn

Ngoài ra, từ bảng 3.3 ta thấy giá trịhàm lượng curcuminoid tổng, curcumin, DMC, BDMC trung bình của các mẫu Nghệ An lần lượt là 4,74%; 2,27%; 1,13%; 1,34%. So với nghiên cứu Li Shiyou (2011) mẫu nghệcó hàm lượng curcuminoid tổng, curcumin, DMC, BDMC lần lượt là 5,69%; 2,86%; 1,47%; 1,36% [87]. Ngoài ra, trong 7 mẫu Nghệ An có 4 mẫu NA02, NA03, NA04, NA05 có hàm

lượng BDMC cao hơn DMC.

3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất curcuminoid bằng công nghệ enzyme quy mô PTN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Nghiên cứu quy trình chiết xuất curcuminoid từ củ nghệ vàng (Curcuma longa L.) bằng công nghệ enzyme (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)