Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 79 - 82)

3.1.2.1. Dân sốvà lao động

Phú Thọ là tỉnh có dân số đông, gồm 34 dân tộc cùng chung sống. Phú Thọ

cũng nhƣ cả nƣớc đang ở trong thời kỳ “dân số vàng”. Theo sốliệu thống kê năm

2019, dân số Phú Thọ khoảng hơn 1,4 triệu ngƣời. Sốngƣời trong độ tuổi lao động (nam 15-60, nữ 15-55 tuổi) có khoảng 850,6 ngàn ngƣời chiếm gần 60%, số lao động từ 15 tuổi trởlên đang làm việc đã qua đào tạo là 24,5%.

Tuy nhiên, chất lƣợng lao động còn hạn chế, theo kết quả nghiên cứu của Sở Khoa học- công nghệ và Sở Nội vụ, số lao động lành nghề, thợ bậc cao chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số lao động (từ 2,7%-3,2%), còn thiếu hụt rất nhiều so với yêu cầu. Lực lƣợng nhân lực khoa học công nghệ của tỉnh hiện còn nhỏ bé, chỉ khoảng 1,24% dân số. Mặt khác, nhân lực khoa học công nghệ trong các ngành kinh tế

không cân đối. Nhân lực chƣa qua đào tạo chiếm phần lớn.

Những năm gần đây, Phú Thọđặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo nghề và

phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có 15 cơ sởđào tạo và dạy nghềtrong đó có 02 đại học, 10 cao đẳng, 03 trƣờng cao đẳng nghề và trung cấp. Cơ sở vật chất của các trƣờng học đã đƣợc cải thiện và tăng cƣờng đáng kể. Tỷ

lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề đạt 66,5%; trong đó tỷ lệ lao động qua đào

tạo có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận đạt 24,5%

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Về hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ đƣợc coi là đầu mối giao thông quan trọng cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy trong khu vực miền Bắc, kết nối trung chuyển hàng hóa cho các khu vực Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Sông Hồng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh và khu vực.

- Đường bộ: Tuyến đƣờng đƣờng cao tốc Nội Bài- Lào Cai (tốc độ tối đa 120km/h) qua tỉnh Phú Thọ có chiều dài trên 60 km với 05 nút giao tại: Thành phố Việt Trì, Huyện Phù Ninh, Huyện Cẩm Khê, Huyện Hạ Hòa, thị xã Phú Thọ có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng, thuộc hành lang đƣờng bộ Côn Minh - Hải Phòng đã mang

lộ nối liền với các tỉnh thành, giữa 3 miền đất nƣớc và với các quốc gia khác.

- Đường sắt: Tuyến đƣờng sắt xuyên Á từ Vân Nam (Trung Quốc) sang Lào

Cai chạy qua tỉnh Phú Thọ về Hà Nội và nối với các tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh.

- Đường thuỷ: Việt Trì “thành phố ngã ba sông” nơi hợp lƣu của 3 con sông lớn ở miền Bắc là sông Hồng, sông Lô và sông Đà. Tổng chiều dài vận tải đƣờng sông của tỉnh là 235 km trong đó sông Hồng là 130 km, sông Lô là 63 km, sông Đà là 42 km chạy từ Trung Quốc qua các tỉnh phía Tây vùng Đông Bắc hội tụ về Phú

Thọ rồi tỏa đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh khác. Cảng sông Việt Trì là một trong

ba cảng sông lớn ở miền Bắc có công xuất khai thác có thểđạt 1,0 triệu tấn/năm.

- Hệ thống điện: Phú Thọ có đƣờng điện quốc gia 500KV, 220KV, 110KV đi qua tỉnh (từ nguồn thủy điện Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La). Hệ thống điện ở Phú Thọ

rất ổn định đảm bảo cung cấp đủđiện cho mọi nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Cấp nước: Hiện nay 70% dân số trong tỉnh đã đƣợc dùng nƣớc sạch. Thành phố, thị xã, thị trấn đã có nhà cung cấp nƣớc sạch, tổng công xuất trên 150.000

m3/ngày đêm; các nhà máy cũng sẵn sàng cung cấp đáp ứng yêu cầu nƣớc thô phục

vụ sản xuất nông nghiệp.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Hiện tại trên địa bàn Phú Thọ tất cả các dịch vụ

bƣu chính viễn thông với chất lƣợng cao đã đƣợc hòa mạng bƣu chính viễn thông

quốc gia đảm bảo liên lạc thông suốt trên toàn quốc và quốc tế.

- Hệ thống y tế, giáo dục: Tỉnh Phú Thọcó 557 cơ sở y tế với tổng số cán bộ

5.056 ngƣời, số bác sĩ 1.501 ngƣời, đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của

nhân dân toàn tỉnh. Hệ thống giáo dục dạy nghề khá tốt với trƣờng Đại học Hùng

Vƣơng, trƣờng Đại học Công nghiệp Việt Trì, các trƣờng cao đẳng, các trƣờng

trung học dạy nghề khác luôn trú trọng đào tạo đội ngũ kỹ sƣ, cử nhân, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tác phong công nghiệp, kiến thức chuyên sâu, kỹnăng làm việc thành thạo phục vụ tốt nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc

đầu tƣ trên địa bàn tỉnh.

tín dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có sự hiện diện đầy đủ các ngân hàng lớn nhất

Việt Nam, đủ khảnăng đáp ứng tốt các nhu cầu về vốn cho hoạt động đầu tƣ sản xuất

- kinh doanh cho các doanh nghiệp. Phú Thọ hiện có chi nhánh hải quan đặt tại cảng cạn ICD đáp ứng nhu cầu thông quan xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

3.1.2.3. Phát triển kinh tế - xã hội Về phát triển kinh tế

- Tăng trƣởng kinh tế: Theo báo cáo của UBND tỉnh Phú Thọ, tỉnh đạt mức

tăng trƣởng bình quân 8,38%/năm trong giai đoạn 2016-2019, tỷ trọng khu vực

công nghiệp - xây dựng và dịch vụtrong cơ cấu kinh tếtăng từ 76% lên 79,7%, khu vực nông, lâm nghiệp giảm từ 24% xuống còn 20,3%. Trong sáu tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của tỉnh đạt 1,24%. Phần lớn các ngành sản xuất công nghiệp đều sụt giảm, nhu cầu thị trƣờng giảm, tiêu thụkhó khăn, thiếu nguyên liệu đầu vào; khu vực công nghiệp - xây dựng chỉ tăng 0,07%. Khu vực dịch vụ,

thƣơng mại gặp khó khăn, chỉtăng trƣởng 1,21% do bối cảnh khó khăn chung trƣớc

tình hình dịch bệnh của Covid-19.

Tuy nhiên mặc dù bối cảnh khó khăn chung, nhƣng 6 tháng cuối năm nhờ sự nỗ lực phục hồi kinh tế, tỉnh cũng đã thu đƣợc một số kết quả khả quan. Tổng sản

phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2020 ƣớc tính tăng 3,56% so với năm 2019.

Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 2,67% so với năm 2019; Vốn

đầu tƣ phát triển toàn xã hội ƣớc đạt 30.806,6 tỷ đồng, tăng 7,0% và bằng 44,2%

GRDP; có 699 doanh nghiệp đăng k thành lập mới; Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ƣớc đạt 36.721,2 tỷ đồng, tăng 6%; Tổng giá trị xuất

khẩu hàng hóa ƣớc đạt 4.698,3 triệu USD, tăng 93,8%; Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

bình quân cảnăm tăng 3,14% so với cùng kỳnăm trƣớc; ...

- Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế 2020 của tỉnh Phú Thọ có sự chuyển dịch

theo hƣớng giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, khu vực công nghiệp và xây dựng và tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ. Cụ thể năm 2020 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24,15%; khu vực công nghiệp và xây dựng

chiếm 35,66%; khu vực dịch vụ chiếm 40,19%. (Trong khi đó năm 2015 các tỷ

trọng tƣơng ứng là 26,32%; 35,07% và 38,60%).

Về thu chi ngân sách

Thu Ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn năm 2019đạt 17.393.336 triệu đồng, tốc

độ tăng thu ngân sách bình quân giai đoạn 2015-2019 là 13,79%. Bên cạnh đó hoạt

động chi ngân sách cũng đã đƣợc điều tiết, chỉ chi đủ đáp ứng cơ bản các nhiệm vụ

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tổng chi ngân sách địa phƣơng năm 2019 đạt 27.548.261 triệu đồng, tốc độ tăng chi ngân sách giai đoạn 2015-2019 là 5,67%.

Về vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tƣ thực hiện năm 2019đạt 29.243 nghìn tỷđồng, tăng 11,68%

so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nguồn vốn ngoài nhà nƣớc ƣớc đạt 18.376 nghìn tỷ đồng, tăng 10,1%; vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đạt 5.381 nghìn tỷ đồng,

tăng 19,44% (trong đó số dựán đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đăng k là 33 dự án với

số vốn đầu tƣ đăng k là 142,2 triệu USD); nguồn vốn nhà nƣớc trên địa bàn đạt

5.485 nghìn tỷđồng, giảm 0,15%.

3.2. Thực trạng huy động vốn đầu tƣ cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Huy động vốn đầu tư cho khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)