Sức căng bề mặt (IFT)

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THẤM CHỨA DẦU KHÍ TRẦM TÍCH ĐIỆN TRỞ THẤP LÔ 16-1 BỂ CỬU LONG (Trang 66)

Trong đó: T1 là nhiệt độ trên bề mặt (0C)

T2 là nhiệt độ tại chiều sâu H2 (0C)

H1 là chiều cao thẳng đứng của bàn roto so với mặt nước biển

H2 là chiều sâu tuyệt đối đo được nhiệt độ T2

Nhiệt độ vỉa được đo bằng nhiệt kế đo sâu. Khi nhiệt độ tăng thường tương ứng với chiều sâu tăng. Nhiệt độ vỉa đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn lắp đặt thiết bị khai thác, mô phỏng dòng chảy trong vỉa, trong ống khai thác....

3.1.9. Tính dính ướt

Tính dính ướt là sự tương tác giữa bề mặt của đá và chất lưu chứa trong lỗ rỗng, có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của chất lưu và tính chất dòng chảy trong vỉa. Khi hai pha chất lưu không hòa tan trong môi trường rỗng và cùng tiếp xúc với đá thì một trong hai pha này hấp phụ lên bề mặt của đá mạnh hơn pha kia. Pha hấp phụ mạnh hơn gọi là pha dính ướt và pha còn lạ i là pha không dính ướt.

Tính dính ướt quyết định đến sự phân bố của chất lưu trong môi trường rỗng và ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất thủy động lực của chất lưu, tính chất của đá chứa như: độ thấm, hiệu quả đẩy dầu, hệ số thu hồi dầu. Hiệu quả đẩy dầu bằng nước trong đá chứa có tính dính ướt dầu mạnh thì kém hơn trong đá chứa có tính dính ướt nước.

3.1.10. Sức căng bề mặt (IFT)

Sức căng bề mặt là phần diện tích giới hạn khả năng hoà tan của hai pha lỏng. Hai pha lỏng hầu như không hòa tan với nhau thì sức căng bề mặt thấp. Sức căng bề mặt càng nhỏ thì tính thấm càng tăng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THẤM CHỨA DẦU KHÍ TRẦM TÍCH ĐIỆN TRỞ THẤP LÔ 16-1 BỂ CỬU LONG (Trang 66)