Cấu kiến tạo mỏ TGT

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THẤM CHỨA DẦU KHÍ TRẦM TÍCH ĐIỆN TRỞ THẤP LÔ 16-1 BỂ CỬU LONG (Trang 32 - 36)

Mỏ TGT bị chia cắt bởi hệ thống đứt gãy thuận trượt ngang theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Mặt trượt đứt gãy có xu thế chung đổ về hướng Nam và sâu dần. Các hoạt động kiến tạo của các đứt gãy phát triển mạnh trong thời kỳ Oligoxen và Mioxen sớm, phần lớn đứt gãy được phát hiện trong địa tầng Trà Tân và Bạch Hổ. Đứt gãy phân chia cấu tạo H1 và cấu tạo HST phát triển từ móng và cắt qua tầng sét Rotaly của Bạch Hổ, các đứt gãy khác chủ yếu phát triển trong tầng Oligoxen D. Mặt cắt địa chấn theo phương Bắc Nam được minh họa như hình 1.5. H4 H4S H3N H5 PSTM 2011 Zero Phase H3 T u ổi T h àn h hệ T ậ p đị a c h ấ n Ph â n vị đị a tầ n g Ch iều d à y (m ) Thạch học Đá móng Mu ộ n T ru n g Sớm Sớm Mu ộ n ULBH H2 H1

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

D trên

D giữa

Bắc Nam

Hình 1.5 Mặc cắt địa chấn theo phương Bắc - Nam qua các cấu tạo TGT-

Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển Mỏ Tê Giác Trắng, 2010 [41]

Cấu tạo chứa dầu ở mỏ TGT có sự kế thừa về mặt cấu trúc của bề mặt móng nhô cao, các bẫy chứa dầu được nằm trong địa tầng Mioxen dưới và Oligoxen trên được khép kín cấu trúc và khép kín bởi đứt gãy, riêng tại khối H3 và phía bắc của khối H3 có tồn tại về bẫy địa tầng nằm trong các thân cát thuộc địa tầng Mioxen dưới.

N S BHS 5.2 C D LBH 5.1 Block Boundary N S BHS 5.2 C D LBH 5.1 Block Boundary

Hình 1.6 Bản đồ cấu trúc của các tầng sản phẩm chính

Nguồn: Báo cáo kế hoạch phát triển Mỏ Tê Giác Trắng, 2010[41]

Theo phương từ Bắc xuống Nam, cấu trúc mỏ TGT có hình dạng bậc thang nông dần về phía Bắc và sâu dần về phía Nam. Các đứt gãy kiến tạo có phương Đông Bắc - Tây Nam đã chia mỏ thành nhiều các khối riêng biệt: khối H1, H2, H3N, H4 và khối H5 như hình 1.6. Bản đồ cấu trúc nóc ILBH5.1 Bản đồ cấu trúc nóc ILBH5.2 Bản đồ cấu trúc nóc Oligocene C Bản đồ cấu trúc nóc Oligocene D H1 H2 H3 H4 H5

Các tầng chứa dầu có xu thế sâu dần về phía Nam của mỏ, cùng với đó là xu thế các tập cát mỏng dần về phía Nam và có độ thấm kém hơn. Đặc trưng là các vỉa chứa dầu khí của mỏ TGT khá mỏng do bị xen kẹp bởi các tập sét đã gây ra đá chứa của mỏ TGT có rất nhiều ranh giới dầu nước cũng như nhiều hệ thống thủy lực.

Khối H1 có hai đỉnh cấu tạo và đã chia khối thành hai phụ khối nhỏ hơn H1.1 và H1.2 với hai đối tượng chứa dầu chính là Mioxen dưới và Oligocne trên. Khối H1.1 được phát hiện bởi giếng khoan thăm dò TGT-2X, khối H1.2 được phát hiện bởi giếng khoan thăm dò TGT-1X, kết quả phân tích Địa Vật Lý Giếng Khoan và phân tích PVT đã chỉ ra rằng hai vòm nâng này có sự liên thông về nước đáy nhưng không có sự liên thông giữa các thân dầu, các thân dầu được hình thành và tích tụ dựa trên có sự khép kín vào đứt gãy và khép kín cấu tạo do có sự khác nhau về: ranh giới dầu nước, tính chất chất lưu.

Khối H2 nằm ở phía Nam của khối H1 và được phân tách với khối H1 bằng đứt gãy thuận có phương Tây Bắc Đông Nam. Các thân dầu của khối H2 được phát hiện bởi giếng khoan TGT-5X tại hai tầng chứa ILBH 5.2L và Oligoxen C. Bẫy chứa tại khối H2 được khép kín vào đứt gãy.

Đi tiếp về phía Nam của mỏ thì khối H3 được phát hiện dầu bởi giếng khoan TGT- 4X và TGT-7X, khối H2 được ngăn cách với khối H3 bằng đứt gãy thuận theo phương Đông Bắc Tây Nam với cánh sụt nằm bên khối H3. Giếng khoan TGT-4X thì dầu được phát hiện rong tầng Oligoxen D còn giếng khoan TGT-7X thì dầu được phát hiện trong tầng chứa nằm phía dưới của tập 5.2 (5.2L). Trong nội bộ khối H3 bị phân chia nhỏ bởi các đứt gãy kéo theo đứt gãy chính đã chia khối H3 thành ba phụ khối nhỏ là H3 Bắc, H3 trung tâm và H3 Nam, các bẫy chứa dầu ở khu vực này tồn tại là bẫy khép kín cấu trúc, bẫy khép kín bởi đứt gãy và có tồn tại loại bẫy địa tầng.

Khối H4 được phân cách với khối H3 cũng bởi đứt gãy thuận có phương Đông Bắc Tây Nam. Khối này dầu khí được phát hiện bởi giếng khoan thăm dò

TGT-3X và sau đó được kiểm chứng thêm bằng giếng khoan TGT-6X. Các thân dầu của khối H4 được phát hiện tại tầng chứa 5.2 và Oligecene C. Các bẫy tích tích tụ dầu khí ở đây chủ yếu tồn tại dạng bẫy khép kín cấu tạo và bẫy khép kín bởi đứt gãy.

Khối H5 là phần diện tích nằm ở tận cùng phía Nam của mỏ, khối này được phân cách với khối H4 bởi đứt gãy có phương Tây Bắc Đông Nam nằm ngay cạnh võng yên ngựa. Khối này được phát hiện cả dầu và khí bởi giếng khoan 10X/10XST1 với các thân dầu nằm trong hai tầng chứa chính là 5.2 và Oligoxen C. Các tích tụ dầu khí ở khối H5 chủ yếu tồn tại là dạng bẫy khép kín cấu tạo và khép kín bởi đứt gãy.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THẤM CHỨA DẦU KHÍ TRẦM TÍCH ĐIỆN TRỞ THẤP LÔ 16-1 BỂ CỬU LONG (Trang 32 - 36)