Ảnh hưởng điều kiện kỹ thuật giếng khoan

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THẤM CHỨA DẦU KHÍ TRẦM TÍCH ĐIỆN TRỞ THẤP LÔ 16-1 BỂ CỬU LONG (Trang 47 - 50)

* Ảnh hưởng do đới ngấm

Các giếng khoan tại mỏ TGT sử dụng dung dịch khoan gốc nước để khoan qua các tầng sản phẩm chứa dầu. Trong quá trình khoan và quá trình đo ĐVLGK, để giảm thiểu ảnh hưởng sập nở thành giếng khoan thì luôn khống chế là áp suất cột dung dịch khoan lớn hơn áp suất vỉa, chính điều này đã tạo ra các đới ngấm xung quanh thành giếng khoan và được phân chia thành ba đới nhỏ: đới rửa, đới chuyển tiếp và đới nguyên. Do thành hệ đá chứa của mỏ TG là có độ rỗng và độ thấm khá cao nên đã tạo ra vùng thấm sâu xung quanh giếng khoan, chiều sâu của đới ngấm nhiều khi lớn hơn chiều sâu nghiên cứu của thiết bị đo điện trở suất nên đã gây ra điện trở suất biểu kiến thấp.

Hình ảnh phía dưới đã cho thấy có sự khác biệt rõ rệt của hai giá trị đo điện trở suất tại hai thời điểm khác nhau: đường cong màu đỏ là giá trị đo trong quá trình khoan, còn đường cong màu hồng là giá trị đo điện trở suất sau khi khoan, đường kính giếng khoan là không có sự thay đổi trong hai điều kiện đo. Giá trị đo điện trở suất đo trong quá trình khoan cao hơn so với giá trị đo trong khi khoan chứng tỏ là giếng khoan có đới thấm khá lớn (Hình 2.1).

Hình 2.1. So sánh điện trở đo trong khi khoan và sau khi khoan tại đối tượng nghiên cứu

Đới ngấm xảy ra gây ra hiện tượng thay đổi thành phần chất lưu xung quanh giếng khoan, chiều sâu của đới ngấm phụ thuộc vào thời gian, độ chênh áp giữa áp suất thủy tĩnh của cột dung dịch khoan với áp suất vỉa, chênh lệch nồng độ khoáng hóa giữa dung dịch khoan và nước vỉa, độ nhớt của dung dịch khoan và độ thấm của thành hệ. Thông thường thì khi dung dịch khoan thấm vào trong thành hệ sẽ tạo ra lớp vỏ sét làm giảm chiều sâu đới ngấm. Để tránh ảnh hưởng của đới ngấm thì phương pháp đo điện trở suất của thành hệ được đo trực tiếp trong khi khoan đã được áp dụng tại mỏ TGT. Phương pháp hiệu chỉnh điện trở do ảnh hưởng của đới ngấm cũng được áp dụng dựa trên mối quan hệ điện trở đo sâu sau khi khoan và điện trở đo sâu trong khi khoan. Mối quan hệ này được áp dụng để hiệu chỉnh điện trở do ảnh hưởng của đới ngấm của các giếng khoan mà điện trở suất sau khi khoan (Hình 2.2).

Điện trở đo trong khi khoan

Điện trở đo sau khi khoan

Đường kính giếng khoan không thay đổi

Hình 2.2 Biểu đồ điện trở suất trong và sau khi khoan của đối tượng nghiên cứu

Các tầng cát bở rời có độ gắn kết yếu dễ bị sạt lở và sẽ không tạo được lớp vỏ bùn xung quanh thành giếng khoan cũng là nguyên nhân gây ra điện trở suất thấp của đá chứa.

* Hạn chế về chiều sâu nghiên cứu của thiết bị đo

Các thiết bị đo có giới hạn về chiều sâu nghiên cứu, tùy vào loại thiết bị đo sẽ có chiều sâu nghiên cứu khác nhau. Phương pháp đo điện vi điện cực hội tụ cầu (MSFL) thì chiều sâu nghiên cứu khoảng 2-16cm, trong khi đó phương pháp đo điện hướng dòng thì chiều sâu nghiên cứu khoảng 0.3-1.8m. Giá trị đo điện trở là giá trị biểu kiến và bị ảnh hưởng bởi chiều sâu đới ngấm, môi trường đo là bất đồng nhất và độ nghiêng, thế nằm của đất đá không vuông góc với thiết bị đo. Các giá trị đo điện trở suất của mỏ TGT do ảnh hưởng của đới ngấm lớn do vỉa chứa có độ rỗng và độ thấm cao, sự tách biệt của các đường cong đo điện trở suất vi hội tụ cầu với điện trở suất nông (RS), điện trở suất sâu (RD) lớn cho nên giá điện trở suất biểu kiến RD sẽ có xu thế nhỏ hơn nhiều so với giá trị thực của vỉa chứa.

* Biến đổi của đường kính giếng khoan

Đường kính giếng khoan không ổn định sẽ ảnh hưởng đến kết quả đo đạc điện trở suất thành hệ, đường kính giếng khoan thay đổi sẽ gây ra sai số độ sâu do

y = 1.3443x0.5508 R² = 0.8887 1 10 1 10 Đ iệ n trở đo sa u khi kho an (oh m .m )

Điện trở đo trong khi khoan (ohm.m)

Biểu đồ quan hệ điện trở suất

Series1

tốc độ kéo cáp không ổn định, thiết bị đo lệch trục và không định tâm. Đường kính giếng khoan thay đổi thì hệ số hình học thay đổi cho nên giá trị đo điện trở suất biểu biến cũng thay đổi theo. Giá trị đo điện trở suất biểu kiến được biểu diễn như sau với giả sử là không có sự ảnh hưởng của vỉa lân cận:

Rap=a*Rm + b*Rxo + c*Rtr + d*Rt. (2.1)

Trong đó:

Rm: điện trở suất dung dịch khoan (ohm.m)

Rxo: điện trở suất đới rửa (ohm.m)

Rtr: điện trở suất của đới chuyển tiếp (ohm.m)

Rt: điện trở suất thực của vỉa (ohm.m)

Rap: điện trở suất đo biểu kiến (ohm.m)

a, b, c, d là yếu tố hình học do thiết bị và kích thước của các đới.

(Nguồn Địa Vật Lý Giếng Khoan - PGS.TS Hoàng Văn Quý)

* Góc nghiêng của vỉa và độ lệch của giếng khoan

Trong trường hợp là độ lệch của giếng khoan và vỉa chứa không vuông góc với nhau sẽ dẫn đến sai số về kết quả đo điện trở suất. Các phương đo điện trở bị sai số càng nhiều khi góc tạo bởi giữa thân giếng khoan và vỉa chứa nhỏ. Trong mỏ TGT thì điện trở được hiệu chỉnh ảnh hưởng góc nghiêng của vỉa chứa và góc nghiêng của giếng khoan thông qua tài liệu đo hình ảnh giếng khoan (FMI và STAR…).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG THẤM CHỨA DẦU KHÍ TRẦM TÍCH ĐIỆN TRỞ THẤP LÔ 16-1 BỂ CỬU LONG (Trang 47 - 50)