Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Đoan Hùng

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.1.Đặc điểm kinh tế-xã hội huyện Đoan Hùng

2.1.1.1. Vị trí địa lý.

Đoan Hùng là một huyện đồi núi trung du, nằm tại ngã ba ranh giới giữa tỉnh Phú Thọ với hai tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Huyện Đoan Hùng có ranh giới phía Đông Nam giáp huyện Phù Ninh, phía Nam giáp huyện Thanh Ba, phía Tây Nam và phía Tây giáp huyện Hạ Hòa, đều là các huyện của tỉnh Phú Thọ. Phía Tây Bắc, Đoan Hùng giáp huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái. Phía Bắc và phía Đông, huyện Đoan Hùng giáp các huyện của tỉnh Tuyên Quang, kể từ Bắc sang Đông lần lượt là các huyện: Yên Sơn (phía Bắc) và Sơn Dương (phía Đông). Trên phần phía Đông Bắc huyện có đoạn cuối của sông Chảy (phần hạ du thủy điện Thác Bà), đổ nước vào sông Lô ngay tại đây. Men theo phần lớn ranh giới với huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, là dòng sông Lô, một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, nhưng ngã ba sông Chảy - sông Lô lại nằm sâu trong lòng huyện (UBND huyện Đoan Hùng, 2021).

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ

Nguồn: UBND huyện Đoan Hùng (2021)

Huyện Đoan Hùng có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đoan Hùng (huyện lỵ) và 21 xã: Bằng Doãn, Bằng Luân, Ca Đình, Chân Mộng, Chí Đám, Hợp Nhất, Hùng Long, Hùng Xuyên, Minh Lương, Minh Phú, Minh Tiến, Ngọc

Quan, Phú Lâm, Phúc Lai, Sóc Đăng, Tây Cốc, Tiêu Sơn, Vân Đồn, Vân Du, Vụ Quang, Yên Kiện.Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đoan Hùng là 302,4 km².

Đoan Hùng có hai tuyến đường Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ số 2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang và Quốc lộ 70 từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai (UBND huyện Đoan Hùng, 2021).

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.

Tình hình dân số và lao động.

Toàn huyện có 21 xã, 01 thị trấn, 276 khu hành chính (thôn). Dân số Đoan Hùng có 110.500 người của 14 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số, ngoài ra là dân tộc Cao Lan, Tày, Mường…Toàn huyện có 27.927 hộ, tỷ lệ hộ nghèo tính đến 2020 là: 7,7%.

Dân số huyện Đoan Hùng trước năm 1945 khoảng 4 vạn người, hầu hết là người Kinh. Mật độ dân số khoảng 500 người/1 km2.Nhân dân Đoan Hùng từ lâu đời phần lớn vẫn là dân nông nghiệp với phẩm chất cần cù, chịu khó. Qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hoá vật chất và tinh thần để xây dựng quê hương (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2021).

Lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất trong mọi quá trình sản xuất. Dù máy móc có tự động hóa bao nhiêu cũng không thể thiếu sự quản lý, chỉ huy của người lao động. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lao động vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn so với các ngành khác. Những năm gần đây, số nhân khẩu và lao động gia tăng rõ rệt. Tổng số nhân khẩu của huyện Đoan Hùng năm 2020 là 100.500 người.

Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

Cơ sở vật chất ngành y tế, giáo dục và sức khỏe cộng đồng: trong những năm qua, các cơ sở y tế trong huyện đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp từ các nguồn vốn của TƯ, tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay các công trình đã được đưa vào sử dụng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Hiện có 20/28 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và 80% người dân tham gia các hình thức về bảo hiểm y tế (UBND huyện Đoan Hùng, 2020).

Giáo dục: Hệ thống trường học được đầu tư, nâng cấp, xây mới, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập được đầu tư mua sắm. Toàn huyện có 28 trường Mầm non, 28 trường Tiểu học, 26 trường THCS, 02 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm dạy nghề, trong đó có 29 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 8 trường, Tiểu học: 17 trường, THCS: 4 trường). Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học đã có 460 phòng, lớp đạt kiên cố với số tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hệ thống thư viện trường học được trang bị đầy đủ, bậc Tiểu học có 28/28 trường, THCS có 26/26 trường đạt tiêu chuẩn thư viện chuẩn đạt tỷ lệ 100%. Việc ứng dụng công

nghệ thông tin vào chương trình giảng dạy đã được chỉ đạo tích cực, đến hết năm 2012, 100% các trường đã nối mạng internet, một số trường có phòng máy tính đáp ứng yêu cầu dạy và học. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình và nội dung đào tạo được đổi mới, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác hướng nghiệp dạy nghề ở các trường phổ thông được chú trọng (UBND huyện Đoan Hùng, 2020).

Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, tổ chức vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng dân cư, tạo sự chuyển biến tích cực tư tưởng của người dân, cùng chung tay thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương tạo động lực nội sinh thúc đẩy phát triển và xây dựng nông thôn mới. Các di tích lịch sử văn hoá đã từng bước được trùng tu, tôn tạo, các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao quần chúng được quan tâm và phát triển.

Công tác truyền thanh, truyền hình luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, trong những năm qua công tác truyền thanh từ huyện đến xã đã biên tập và phát sóng trên 1.400 tin bài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn huyện (UBND huyện Đoan Hùng, 2020).

Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế Đoan Hùng là “Nông - lâm - nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ”. Là huyện có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người 28 triệu đồng/ năm. Từng bước đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và văn hóa. Tình hình chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2020).

Cùng với sự phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 10 năm trở lại đây, kinh tế huyện Đoan Hùng đã có những bước tiến bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, từ 1.721,51 tỷ đồng năm 2018 lên 1.911,70 tỷ đồng năm 2020, tốc độ phát triển trung bình giai đoạn 2018 – 2020 đạt 5,38%. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ (từ 31,98% năm 2018 lên 32,80% năm 2020), giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản (từ 35,33% năm 2018 xuống còn 32,89% năm 2020). Ngành công nghiệp cũng giảm dần tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị sản xuất của huyện, từ 32,69% năm 2018 tăng lên 33,32% năm 2020.

Huyện Đoan Hùng đã bước vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Mức thu nhập của người dân tăng, năm 2018 GTSX BQ/lao động là 68 triệu đồng đến năm 2020 GTSX BQ/lao động tăng lên đạt 28 triệu đồng chứng tỏ mức sống của người dân trong xã được cải thiện qua các năm. Giá trị sản xuất của các lĩnh vực tuy có tăng qua

các năm nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm nhẹ trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng chậm. Ngành công nghiệp chủ đạo của huyện: sản xuất xi măng, sản xuất gạch xây dựng, sản xuất chè chế biến, sản xuất rượu –bia, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Đoan Hùng vẫn là huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; xuất phát điểm kinh tế của huyện còn ở mức thấp trong khi tiềm năng phát triển khá, đặc biệt huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đặc sản, sản xuất chè hàng hóa, chè chất lượng cao. Huyện cũng có tiềm năng lớn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất làng nghề. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư những năm trước đây thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thu nhập và đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2017).

Một phần của tài liệu Tài liệu Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội (Trang 32 - 35)