Ảnh giả mạo là ảnh không có thật, có được do sự ngụy tạo bởi các quá trình xử lý ảnh như Paint, Photoshop, Corel Draw... Việc sử dụng các phần mềm này cho phép dễ dàng tạo ra các ảnh giả mà không để lại các dấu vết lạ trên ảnh giả. Ảnh giả có thể được tạo từ một hoặc nhiều nguồn ảnh khác nhau. Vấn nạn sử dụng ảnh giả đang diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực như quân sự, ngoại giao, chính trị. Ví dụ như Hình 1-20, ảnh giả (Altered image) được tạo ra từ ba bức ảnh: Nhà trắng, Bill Clinton và Saddam Hussein. Trong hình Bill Clinton và Saddam Hussein đang bắt tay nhau thực chất là được cắt và dán từ ba bức ảnh. Ngoài ra các hiệu ứng về bóng và ánh sáng cũng được tạo ra làm cho bức ảnh nhìn có vẻ hoàn toàn như thật.
22
Hình 1-20 Ảnh giả được tạo từ 3 ảnh nguồn khác nhau
Giả mạo ảnh nhằm vào nhiều mục đích trong đó có việc vu cáo, tạo ra các tin giật gân, đánh lừa đối thủ, làm sai lệch chứng cứ phạm tội v.v.. Việc phát hiện và chống giả mạo ảnh là một chủ đề ngày càng đƣợc quan tâm bởi các nhóm nghiên cứu trên thế giới như: TS. Chung-Sheng Li ở IBM T. J. Watson Research Center, TS. Jessica Fridrich ở Department of Electrical and Computer Engineering, SUNY Binghamton, Binghamton, NY 13902-6000 hay TS. David Rosenthal ở Odyssey Research Associates, Inc. v.v..
Phát hiện ảnh giả mạo là một vấn đề khó hơn, ảnh giả mạo thường chia làm hai loại chính. Thứ nhất, đó là ảnh giả mạo nhưng thật, được dàn dựng một cách có ý đồ sau đó thu nhận ảnh và không thực hiện thao tác chỉnh sửa trực tiếp trên ảnh thu nhận được, đây được gọi là tạo hiện trường giả hay tạo bối cảnh giả để chụp ảnh. Loại thứ hai, ảnh giả mạo được tạo ra từ việc có tác động lên ảnh nhằm thay đổi nội dung và bản chất bức ảnh dựa trên các kỹ thuật xử lý ảnh như : Ghép ảnh, tăng cường ảnh, cắt dán vùng trên ảnh.