Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữ FDI và tăng trưởng dưới tác động của các yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô (Trang 29 - 32)

Tốc độtăng nhanh chóng của dòng vốn FDI trên toàn thế giới đã thôi thúc các

nghiên cứu nhằm xác định xem việc thu hút FDI có thểđược xem là một chiến lược

quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng ở các nước đang phát triển hay không. Trả lời

được câu hỏi này sẽ giúp các quốc gia nhìn thấy cách thức mà FDI trở thành xung lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từđó định hướng các chính sách ưu đãi áp dụng

cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Nổi bật trong các lý thuyết lý giải về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng phải kểđến là lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh và lý thuyết triết trung.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh [được nghiên cứu bởi Lucas (1988 &

1993), Romer (1986) và Mankiw, Romer và Weil (1992)] đã nhấn mạnh vai trò của vốn con người trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài tại các nước đang phát

triển. Theo quan điểm được đưa ra bởi lý thuyết tăng trưởng nội sinh, đầu tư nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua chuyển giao công nghệ.

Các công ty đa quốc gia được đánh giá là một trong những kênh chuyển giao công nghệ và làm tăng khả năng tích tụ vốn con người tại các nước tiếp nhận nguồn vốn

đầu tư thông qua các khóa đào tạo kỹ năng cho đội ngũ lao động địa phương, các

hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật và công

nghệ cho các doanh nghiệp địa phương (các doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu

vào)… (Blomstrom and Kokko 1998).

Trong thực tế, có hai cơ chế mà qua đó FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Đầu tiên, mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng có thể liên quan đến tác động của

tích lũy vốn (xem Bosworth và Collins, 1999 và Alguacil và cộng sự, 2008). Trong

trường hợp này, tác động của FDI chỉ phụ thuộc vào ảnh hưởng của nó trên đầu tư trong nước. Thứ hai, ngoài vai trò trực tiếp của nó đến tích lũy vốn, FDI dự kiến sẽ đẩy mạnh tăng trưởng bằng cách tăng năng suất ởcác nước sở tại thông qua chuyển giao công nghệ. FDI dường như là cách trực tiếp và hiệu quả nhất của việc mua

công nghệđược tạo ra trong các nền kinh tế tiên tiến nhất, và do đó trở thành cơ chế

quan trọng trong hội nhập kinh tế (Yao và Wei, 2007). Lập luận này đã được hỗ trợ

bởi các tài liệu vềtăng trưởng nội sinh, trong đó nhấn mạnh rằng dòng vốn FDI có khả năng thúc đẩy tăng trưởng dài hạn do sự đóng góp của nó đến việc tăng kiến thức thông qua đào tạo lao động, kỹnăng, và sựra đời của các phương thức quản lý

khác cũng như đầu vào và công nghệ mới (xem Blomstrom và Kokko, 1998).

Mặt khác, lý thuyết chiết trung (the Eclectic Theory of FDI), được phát triển bởi

Dunning (1988) đã cung cấp một phương pháp phân tích khác về mối quan hệ giữa

FDI và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên phân tích về lợi thế cạnh tranh, lý thuyết này chỉ ra rằng việc thu hút nguồn vốn FDI phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố và đặc tính của nước sở tại. Một trong các nhân tố đó là tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Chakrabarti (2001) tranh luận rằng tăng trưởng cao tại các nước sở tại sẽ thu hút

được nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu thịtrường và đầu tư.

Dựa trên lý thuyết tăng trưởng nội sinh và lý thuyết chiết trung, các nhà phân tích kinh tế đã tìm thấy mối quan hệ hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế. Một trong các nhà nghiên cứu đi tiên phong về mối quan hệ hai chiều này là Tsai (1994).

Tsai (1994) đã ứng dụng một mô hình đồng thời để kiểm định mối quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng kinh tế cho 62 quốc gia trong thời kỳ 1975-1978 và cho 51 quốc gia trong thời kỳ 1983-1986. Tác giả đã tìm thấy rằng FDI và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ hai chiều trong giai đoạn những năm 1980. Theo

Blomstrom (1996) và Borensztein (1998), dòng vốn FDI cũng có tác động ngược lại

tăng trưởng, đóng góp vào tăng trưởng thông qua chuyển giao công nghệ, nâng cao

trình độ, kiến thức, kỹnăng cho người lao động. Từđó, lợi nhuận mang lại cho các

công ty nước ngoài là từ sản xuất hiệu quảở nước thu hút đầu tư, dần dần dẫn đến

tăng trưởng kinh tế ở quốc gia đó. Berthelemy và Demurger (2000) sử dụng mô

hình đồng thời để kiểm định tăng trưởng kinh tế tại 24 tỉnh thành của Trung Quốc trong thời kỳ 1985-1996. Họ cũng tìm thấy mối quan hệ hai chiều của FDI và tăng trưởng kinh tế tại các tỉnh thành. FDI có tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế

cực để thu hút các dòng vốn FDI trong tương lai. Li and Liu (2005) sử dụng dữ liệu

của 84 quốc gia trong suốt thời gian từ năm 1970-1999 và áp dụng mô hình đồng

thời để kiểm định tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế, cũng như mối quan hệ

hai chiều giữa chúng. Các tác giả tìm thấy rằng mối quan hệ tích cực hai chiều của

FDI và tăng trưởng kinh tế chỉ tồn tại trong các năm 1980. Tuy nhiên, FDI chỉ tác

động tích cực tới tăng trưởng kinh tế khi và chỉ khi các quốc gia tiếp nhận vốn đầu

tư hội tụ căn bản các nhân tố về đầu tư con người, công nghệ, và một thị trường tài chính phát triển. Phân tích này phản ánh rằng tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tiếp nhận phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện của từng quốc

gia đó.

Do đó, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kiểm chứng nhận định này.

Và mô hình nghiên cứu thực nghiệm thường được lựa chọn để xem xét ảnh hưởng

của FDI tới tăng trưởng kinh tế. Sau công trình tiên phong của Mankiw, Romer và

Weil (1992), để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, các phương trình

hồi quy tiêu chuẩn thường bao gồm biến GDP bình quân đầu người (như là một hồi

quy để kiểm soát cho hiệu ứng hội tụ) và một số biến để giải thích cho sự khác biệt trong trạng thái ổn định của các quốc gia khác nhau được xem xét, đó là:

(1)

• (Y / L)ilà GDP bình quân đầu người của nước sở tại.

• Xi là các yếu tố quyết định về trạng thái ổn định của các quốc gia đang phân

tích.

Từ mô hình trên, các nghiên cứu về sau tiếp tục mở rộng để tìm kiếm các nhân tố giải thích cho sự khác biệt về điều kiện của các quốc gia. Những nhân tố này không chỉ góp phần thu hút nguồn vốn FDI mà còn tạo nên hiệu ứng lan toả giúp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữ FDI và tăng trưởng dưới tác động của các yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)