Các nghiên cứu về vai trò của nhân tố điều kiện tác động đến mối quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữ FDI và tăng trưởng dưới tác động của các yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô (Trang 32 - 47)

hệ giữa FDI và tăng trưởng

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã nhấn mạnh vai trò của các nhân tố điều kiện

như cơ sở hạ tầng, thể chế chính trị và kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng. Ngoài

đóng góp tích cực của chúng đến hoạt động kinh tế, những yếu tố này còn ảnh

hưởng đến khảnăng thu hút FDI của các quốc gia, cũng như khảnăng có thể hưởng lợi từ dòng vốn FDI. Mối liên hệ giữa các nhân tố điều kiện trong nước và tăng

trưởng ngày càng mạnh mẽ, vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế một cách

trực tiếp lẫn gián tiếp (tức là các nhân tố này không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn tạo điều kiện để nước sở tại hấp thụ FDI và từ đó một lần nữa lại góp phần vào tăng trưởng). Trong thực tế, các bằng chứng khác nhau về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng có thể liên quan đến việc bỏ sót một số yếu tố địa

phương. Vì vậy, một số tác giả cho rằng cần có sự tương tác giữa FDI và tập hợp

các điều kiện địa phương đểxác định ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng.

Khả năng hấp thụ của nước sở tại có nghĩa là, khả năng của nước sở tại có thể

nắm bắt thành công các cơ hội có được do sự gia nhập của các nước đầu tư. Hình

thành nên khả năng hấp thụthường bao gồm các yếu tố như chất lượng nguồn nhân

lực, mức độ phát triển tài chính, tính mở cửa thương mại và sự tồn tại một mức độ

phù hợp của cơ sở hạ tầng. Blomstrưm và cộng sự (2001) cho rằng FDI chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế khi nền kinh tế nước sở tại có nền giáo dục đạt đến một mức độ phát triển nhất định. Ngược lại, Carkovicand Levine (2005) và

Blomstrưm và cộng sự (1994) không tìm thấy bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của giáo dục. Các tác giả khác chỉ ra rằng phát triển tài chính là điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự tăng trưởng. Lập luận chính của các nghiên cứu này là FDI

có thểthúc đẩy tăng trưởng khi thị trường tài chính nước tiếp nhận ODA được phát

triển đầy đủ để kênh vốn nước ngoài tài trợ một cách hiệu quả cho đầu tư sản xuất trong nước. Hơn nữa, tác động lan tỏa kiến thức chỉ xảy ra nếu doanh nghiệp trong

nước có khảnăng tiếp thu công nghệnước ngoài, ngược lại nó có thể bị hạn chế bởi thị trường tài chính của những nước kém phát triển (xem Alfaro và cộng sự, 2004 ,

2009, 2010 ; Durham , năm 2004 và Hermes và Lensink 2003). Mở cửa thương mại

cũng có thể được xem như một yếu tố điều kiện cho mối tương quan giữa FDI và

tăng trưởng (xem Balasubramanyam và cộng sự, 1999; Alguacil et al , 2002 và Cuadros và cộng sự , 2004). Chất lượng cơ sở hạ tầng địa phương , các cơ sở giao

thông vận tải đặc biệt cũng là các yếu tố bổ sung (xem Easterly năm 2001; Li và

Liu, 2004 và Kinoshita và Lu, 2006). Trong nghiên cứu này, bên cạnh các biến cơ

bản về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, tác giả chủ yếu tập trung xem xét các nhân tố về thể chế chính trị và kinh tếvĩ mô tác động như thế nào đến mối quan hệ giữa

FDI và tăng trưởng.

Chất lượng cơ sở h tng

Cơ sở hạ tầng (được xem xét trên khía cạnh mức độ sẵn có, chất lượng hạ tầng và chi phí sử dụng hạ tầng) là yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế. Và yếu tố này cũng là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư, là cơ sở để thu hút FDI

và cũng là nhân tốthúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng.

Cơ sở hạ tầng thường bao gồm hạ tầng đường xá, điện nước, cầu đường, trường học, y tế, xửlý nước thải, bệnh viện, thông tin liên lạc,... Khi đầu tư vào một quốc

gia có cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, hệ thống ngân hàng

hoàn thiện thì công ty đó có thể giảm được các chi phí đầu tư, giảm được thời gian

thực hiện dự án, giảm chi phí các khâu trung chuyển.

Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với các nhà

đầu tư nước ngoài (nghiên cứu của Loree và Guisingerr, 1995; Wheeler & Moody

(1992); Kumar (1994); hoặc Mody và Srinivasan, 1996). Kinoshita và Lu (2006)

cho rằng tác động lan toả công nghệ thông qua FDI hiệu quả hơn khi nước sở tại trang bịđầy đủ vềcơ sở hạ tầng. Vì nó cải thiện môi trường đầu tư trong nước bằng cách hạ thấp chi phí đầu tư và nâng cao lợi nhuận.

Th chế

Rõ ràng sự ổn định chính trị là yếu tố kiên quyết để một công ty đa quốc gia

đưa ra quyết định đầu tư mới. Điều này có thể thấy rõ ràng ngay khi có những biến cố xảy ra ở Trung Quốc thì ngay lập tức các nhà đầu tư Nhật Bản tăng cường đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Ngoài ra, sựổn định về chính trị - xã hội còn ảnh

hưởng đến quyết định huy động vốn và sử dụng hiệu quả ngồn vốn đầu tư. Trong

lịch sử cho thấy những biến cố về thể chế chính trị sẽ làm thiệt thòi lớn cho các nhà

đầu tư nước ngoài. Vụ đảo chánh quân sựở Thái Lan đã gây thất thoát lớn cho các

nhà đầu tư Nhật Bản và Hàn Quốc tại đây. Thêm một bằng chứng khác là sự lộn xộn ở Nga trong thời gian mới cải tổđã làm nản lòng các nhà đầu tư mặc dù Nga là một thịtrường rộng lớn, có nhiều tiềm năng

Nghiên cứu thực nghiệm gần đây cũng nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của thể chế. Easterly (2005) cho rằng thể chế là phản ánh "thỏa thuận sâu xa của xã hội

như quyền sở hữu, luật pháp, truyền thống pháp lý, sự tin tưởng giữa các cá nhân, trách nhiệm của các chính phủ dân chủ, và nhân quyền". Một mặt, cải cách thể chế

có thểảnh hưởng đáng kểđến hiệu suất kinh tế, đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng, kết luận này được rút ra bởi Acemoglu và cộng sự (2005), Cavalcanti và cộng sự

(2008) và Easterly (2005). Mặt khác, hệ thống thể chếcòn đóng vai trò quan trọng tạo nên lực hút FDI. Thể chế tốt sẽ giúp giảm chi phí giao dịch khi đầu tư (ví dụ như chi phí liên quan đến tham nhũng).

Trong nghiên cứu của mình, Agarwal (1980) thực hiện khảo sát các nhân tố tác

động đến FDI tại các quốc gia đang phát triển đã phát hiện ra bất ổn chính trị là một trong những nhân tốngăn cản FDI. Ngoài ra, FDI (đặc biệt là greenfield - FDI) với chi phí chìm cao sẽ bị ảnh hưởng bởi tính bất ổn cũng như tính hiệu quả của hệ

thống pháp luật và chính trị (xem Demekas, 2007 và Daniele và Marani, 2006).

Cùng với nghiên cứu này, các nghiên cứu thực nghiệm ngày càng cho thấy tương

quan dương giữa FDI và tăng trưởng luôn đòi hỏi sự góp mặt của việc vận hành của

một khuôn khổ pháp lý tốt. Tương tự, cũng có quan điểm cho rằng môi trường thể

điều kiện hoạt động kinh doanh (xem nghiên cứu của Prüferand Tondl năm 2008 cho các nước Mỹ Latinh ).

Bengoa và Sanchez-Robles (2003) cũng nghiên cứu về tự do kinh tế, tăng

trưởng FDI và tăng trưởng kinh tế. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng trên 80 quốc gia

Châu MỹLa Tinh giai đoạn 1979-1998, phương pháp nghiên cứu là hồi quy dữ liệu

bảng OLS cho cả mô hình FEM và REM. Nghiên cứu cho thấy rằng FDI tương

quan dương với tăng trưởng kinh tế, nhưng các nước chủ nhà cần phải có nguồn nhân lực, ổn định kinh tế và thịtrường tựdo đểhưởng được lợi ích từ dòng vốn FDI

dài hạn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy tự do kinh tếthúc đẩy tăng trưởng

kinh tế gián tiếp qua FDI, 1% FDI (FDI tính trên phần trăm GDP) tăng lên sẽ làm

tăngtrưởng kinh tế 0.5%.

Azman-Saini (2010) điều tra mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tếdưới sự tác động của tự do hoá quốc gia (chất lượng thể chế). Họ sử dụng dữ liệu bảng của 85 quốc gia giai đoạn 1976-2005. Kết quả là những nước đẩy mạnh tự do hoá sẽ

tạo ra các yếu tố nội tại tích cực làm tốc độtăng trưởng cao hơn.

Nghiên cứu của Tintin (2012) vềtác động của FDI lên tăng trưởng và phát triển trên dữ liệu của 125 quốc gia giai đoạn 1980-2010 cũng cho kết quả về tác động tích cực của FDI lên tăng trưởng.

Kinh tếvĩ mô

Kinh tếvĩ mô bao gồm các yếu tố lạm phát, nợ công, cán cân thanh toán, tỷ giá

hôi đoái... Những yếu tố này ít biến động sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia thị trường. Mức độổn định vĩ mô đặc biệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài. Khi một nhà đầu tư quyết định bước vào một thị trường mới nổi họ

phải đem nguồn vốn bằng ngoại tệ và chuyển qua đồng nội tệ, và khi nền kinh tế

không ổn định vĩ mô, biến động tỷ giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp những rủi ro tương đối lớn.

Đã có nhiều nghiên cứu sâu vềảnh hưởng của kinh tếvĩ mô đến hoạt động kinh tếcũng như việc thu hút dòng vốn nước ngoài (xem Demekas và cộng sự, 2007). Sự

bất ổn ở tầm vĩ mô sẽ ảnh hưởng xấu đến tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế. Lạm

phát cao, tỷ lệ nợ nước ngoài cũng như thâm hụt ngân sách được cho là làm tăng sự

bất ổn, làm trầm trọng thêm môi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độtăng

trưởng (xem Fisher, 1993).

Theo kết quả nghiên cứu năm 2010 của Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff,

một khi nợ công vượt quá 90% GDP, tăng trưởng trung bình giảm 1 điểm phần

trăm. Nghiên cứu của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) do Manmohan Kumar và Jaejoon

Woo tiến hành gần đây cho thấy, nợ công trên 90% GDP bắt đầu tác động tiêu cực

đáng kể đến tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế hàng năm sẽ giảm 0,15 điểm phần

trăm, nếu nợ công tăng thêm 10 điểm phần trăm. Kinh tế tại 4 nước Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha, Ireland vẫn chìm trong suy thoái và tăng trưởng thụt lùi, do tỉ lệ nợ

công tại 4 quốc gia này đang chiếm 118-153% GDP.

Trái lại, một số nghiên cứu khác không thừa nhận mối quan hệ này, nhất là tại những nước có điều kiện phát hành tiền như Mỹ. Nghiên cứu do hai nhà kinh tế học Pháp tiến hành năm 2012 thậm chí đưa ra kết luận, kinh tế vẫn tăng khi tỉ lệ nợ công

vượt ngưỡng 115% GDP. Joseph Gagnon (từng làm việc tại NHTW Mỹ - Fed) cho rằng, tỉ lệ 90% của Rogoff và Reinhart là con số tổn thương thật sự, nhưng không có ngưỡng này tại những quốc gia kiểm soát được tiền tệ mà họ đi vay. Tỉ lệ nợ

tăng trưởng kinh tế tiếp tục giảm 0,3% trong năm 2013. Trong đó, kinh tế Tây Ban

Nha năm 2012 bị giảm 1,4%, mặc dù nợ công chỉ chiếm 77,4% GDP.

Một khía cạnh khác thể hiện những bất ổn vĩ mô là lạm phát. Các quốc gia với lạm phát cao thường đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao hơn đểbù đắp cho rủi ro liên quan

đến lạm phát (Bengoa và Sachez-Robles, 2003). Lạm phát ổn định sẽ thu hút FDI

tốt hơn. Tỷ lệ lạm phát cao có nghĩa là lợi nhuận mang lại cho nhà đầu tư nước

ngoài có nguy cơ sụt giảm. Điều này thể hiện rằng đất nước đó đang có sự bất ổn

kinh tế vĩ mô hay chính phủ đang đối mặt với vấn đề ngân sách. Theo Trevino và

Mixon (2004), lạm phát tăng báo hiệu một nền kinh tế bất ổn nội bộ với chính sách tiền tệ không ổn định. Do đó, dòng vốn FDI có xu hướng giảm.

Demekas (2007) nghiên cứu tác động của kinh tế vĩ mô đến dòng vốn nước

ngoài FDI và nhận thấy bất ổn vĩ mô tác động tiêu cực đến tích luỹ vốn và tăng

trưởng kinh tế. Trong đó, lạm phát cao và tỷ lệ nợ nước ngoài cũng như thâm hụt

ngân sách được cho là tác động xấu đến môi trường kinh doanh và do đó làm giảm tốc độtăng trưởng.

Thật vậy, bên cạnh những tác động trực tiếp của các yếu tố vĩ mô đến tăng trưởng, điều kiện kinh tếvĩ mô bất lợi không chỉ làm giảm khảnăng thu hút FDI mà

còn làm giảm hiệu quảnăng suất của FDI. Vấn đề này đã được xác nhận bởi nghiên cứu của GS Prüfer và Tondl (2008), Jallab và cộng sự (2008).

Tóm tắt chương 2

Về lý thuyết, có nhiều quan điểm cho rằng FDI mang lại lợi ích nhiều hơn các

dòng vốn tài chính khác vì ngoài việc làm tăng vốn đầu tư vào nền kinh tế, nó còn

tác động tích cực đến tăng trưởng thông qua chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm

quản lý. Ủng hộ cho quan điểm này có nghiên cứu của De Mello (1997), Lipsey

(2002), Kose và công sự (2006), Carkovic và Levine (2005), Herzer và cộng sự

(2008)... Tuy nhiên, ở một vài nghiên cứu thực nghiệm khác, FDI lại được chứng minh là có cả tác động có lợi và bất lợi hoặc không có tác động đến tăng trưởng,

như nghiên cứu ở cấp độ doanh nghiệp của Gorg và Greenaway (2004) cho rằng

FDI không thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sự mâu thuẫn về kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm đã yêu cầu các học giả thận trọng hơn khi đưa ra kết luận tổng quát về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, cụ thể là phải xem xét đến sự tồn tại của các yếu tốbên ngoài liên quan đến FDI.

Ở chương hai, bài viết trình bày tổng quan lý thuyết về tăng trưởng, đặc biệt

chú ý đến mô hình tăng trưởng ngoại sinh của Solow để xem xét các nhân tố tác

động đến tăng trưởng. Đồng thời, bài viết cũng trình bày lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh [được nghiên cứu bởi Lucas (1988 & 1993), Romer (1986) và Mankiw,

Romer và Weil (1992)] và lý thuyết chiết trung [được phát triển bởi Dunning

(1988)] để khái quát về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng. Sự kết hợp hai lý thuyết này đã mở ra ý tưởng cho những nghiên cứu tiếp theo nhằm kiểm định mối

quan hệ giữa FDI và tăng trưởng, như nghiên cứu của Tsai (1994), Berthelemy và

Demurger (2000), Li và Liu (2005)... Hầu hết các nghiên cứu đều xác nhận mối

quan hệ hai chiều giữa FDI và tăng trưởng. Tuy nhiên, FDI chỉtác động tích cực tới

tăng trưởng kinh tế khi và chỉ khi các quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư hội tụ căn bản các nhân tố về đầu tư con người, công nghệ, và một thị trường tài chính phát triển. Phân tích này phản ánh rằng tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế của một quốc gia tiếp nhận phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện của từng quốc gia đó.

Có thểnói điều kiện của từng quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài đóng

khảnăng thu hút FDI của các quốc gia, cũng như khảnăng có thểhưởng lợi từ dòng vốn FDI. Mối liên hệ giữa các nhân tố điều kiện trong nước và tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ, vì chúng ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế một cách trực tiếp lẫn gián tiếp (tức là các nhân tố này không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn tạo điều kiện đểnước sở tại hấp thụ FDI và từđó một lần nữa lại góp phần vào tăng trưởng). Do vậy, cuối chương hai là những nghiên cứu về các nhân tốđiều kiện dự

kiến tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng như chất lượng cơ sở hạ

tầng, chất lượng thể chế và các yếu tố kinh tếvĩ mô. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ

tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng đối với các nhà đầu tư nước ngoài (nghiên cứu của

Loree và Guisingerr, 1995; Wheeler & Moody (1992); Kumar (1994); hoặc Mody

và Srinivasan, 1996). Kinoshita và Lu (2006) cho rằng tác động lan toả công nghệ

thông qua FDI hiệu quảhơn khi nước sở tại trang bị đầy đủ vềcơ sở hạ tầng. Vì nó

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữ FDI và tăng trưởng dưới tác động của các yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)