Hồi quy dữ liệu cho 2 nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữ FDI và tăng trưởng dưới tác động của các yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô (Trang 59 - 79)

cao và thu nhập trung bình thấp

Bảng 4.4: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người

Mẫu 10 quốc gia Châu Á có thu nhập bình quân đầu người trung bình cao giai đoạn 1985-2013

Phương pháp ước lượng: System-GMM

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6 Mô hình 7 Mô hình 8 Mô hình 9

Lny0 -5.176*** -8.458*** -7.739*** -7.484** -7.850** -8.643*** -9.028** -7.264* -5.976 (-3.40) (-3.45) (-3.24) (-2.30) (-2.22) (-3.28) (-2.19) (-1.81) (-0.949) pop 1.430 2.407 3.792 4.547* 2.143* 3.016* 3.706** 5.180*** 5.99*** (1.55) (1.52) (1.63) (1.91) (1.92) (1.76) (2.24) (3.31) (3.43) di -0.202 -0.189 -0.151 -0.245 -0.023 0.007 -0.128 -0.098 -0.162* (-1.20) (-0.92) (-1.20) (-1.34) (-0.23) (0.07) (-1.15) (-1.60) (-1.78) fdi 0.897*** 0.821*** 0.934*** 0.884*** 0.647** 0.274 0.621** 0.366 0.745 (3.79) (3.27) (3.67) (2.94) (2.20) (1.32) (2.34) (1.44) (0.172) Biến cấu trúc urban 0.327 0.974 0.887 0.703* 0.661* 0.800** 0.855*** 0.986*** (1.14) (1.51) (1.55) (2.01) (1.84) (2.07) (2.84) (2.56) infrast -0.005 -0.005 -0.004** -0.001 -0.004** -0.002 -0.003 (-1.61) (-1.65) (-2.34) (-1.19) (-2.32) (-1.67) (-1.21) Biến tự do kinh tế ecfree 3.496 2.779* 1.832 1.822 (1.64) (1.69) (1.30) (1.63) Biến vĩ mô exdeb 1.963* 1.344 -1.071 -1.502 (1.80) (1.17) (-0.95) (-0.82) infl -0.016** -0.019*** -0.006 (-2.33) (-3.61) (-0.64) Biến tương tác fdi*ecfree 0.111 (0.39) fdi*exdeb -0.040 (-0.40) fdi*infl -0.005*** (-4.00) Obs 60 60 60 60 60 60 60 60 60 S test 0.032 0.028 0.043 0.268 0.148 0.483 0.199 0.796 0.268 AR(1) 0.389 0.351 0.205 0.353 0.018 0.024 0.092 0.464 0.371 AR(2) 0.231 0.120 0.273 0.692 0.378 0.609 0.423 0.853 0.652 Wald (J) 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Bảng 4.5: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người

Mẫu 10 quốc gia Châu Á có thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp giai đoạn 1985-2013

Phương pháp ước lượng: System-GMM

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6 Mô hình 7 Mô hình 8 Mô hình 9

Lny0 -11.034*** -14.099* 1.305 -3.101 -5.198* -2.071 -5.335* -2.709 -1.220 (-3.18) (-1.97) (0.27) (-0.68) (-1.85) (-0.60) (-1.92) (-0.79) (-0.40) Pop -5.457*** -4.358*** -1.577 0.079 -4.059*** -2.056** -3.635*** -2.222*** -1.719 (-4.52) (-4.49) (-0076) (0.05) (-3.69) (-2.56) (-3.90) (-3.30) (-1.59) Di 0.451*** 0.354 0.461*** 0.074 -0.052 0.031 -0.063 0.019 -0.037 (3.66) (1.54) (3.49) (0.75) (-0.64) (0.45) (-0.94) (0.48) (-0.51) Fdi 0.315 0.334 0.072 0.263* 0.234* 0.182** 0.250** 0.177*** 3.829 (1.38) (1.03) (0.36) (1.95) (1.96) (2.35) (2.38) (3.81) (1.20) Biến cấu trúc Urban 0.130 0.418* 0.198 0.161 0.092 0.144 0.068 0.071 (0.75) (1.75) (1.55) (1.35) (0.96) (1.20) (0.77) (0.63) infrast -0.018*** -0.012*** -0.009*** -0.002 -0.009*** -0.003 -0.002 (-3.08) (-2.31) (-4.42) (-0.97) (-4.04) (-1.42) (-1.09) Biến tự do kinh tế ecfree 6.706*** 1.356 0.661 1.278 (4.11) (0.63) (0.51) (0.80) Biến kinh tếvĩ mô exdeb 5.000*** 4.427*** 0.851 0.011 (5.45) (4.37) (1.23) (0.02) Infl -0.010** -0.008** -0.008*** (-2.54) (-2.17) (-2.80) Biến tương tác Fdi*ecfree -0.406 (-1.26) Fdi*exdeb -0.027 (-0.61) Fdi*infl -0.011 (-1.00) Obs 60 60 60 60 60 60 60 60 60 S test 0.051 0.009 0.027 0.232 0.195 0.999 0.216 0.994 0.268 AR(1) 0.860 0.840 0.882 0.335 0.862 0.838 0.788 0.958 0.451 AR(2) 0.340 0.599 0.114 0.043 0.203 0.509 0.171 0.513 0.258 Wald (J) 0.000 0.004 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Bảng 4.6: Biến phụ thuộc : Tăng trưởng GDP đầu người

Mẫu 10 quốc gia Châu Á có thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp giai đoạn 1985-2013

(có sử dụng biến giả Việt Nam). Phương pháp ước lượng: System-GMM

Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3 Mô hình 4 Mô hình 5 Mô hình 6 Mô hình 7 Mô hình 8 Mô hình 9

Lny0 -11.318*** -13.656* 1.275 -2.86 -5.199* -2.197 -5.342* -2.981 -4.819 (-3.33) (-1.91) (0.26) (-0.60) (-1.84) (-0.641) (-1.91) (-0.86) (-1.209) Pop -5.421*** -4.358*** -1.591 0.049 -4.136*** -2.130** -3.699*** -2.353*** -0.026 (-4.40) (-4.39) (-0.75) (0.03) (-3.67) (-2.59) (-3.75) (-3.17) (-0.017) Di 0.460*** 0.371 0.465*** 0.085 -0.043 0.042 -0.054 0.028 -0.006 (3.74) (1.67) (3.63) (0.92) (-0.53) (0.67) (-0.80) (0.84) (-0.06) vietnam 2.329*** 0.348 0.696 2.306** 2.161* 2.035 2.255* 2.189 1.746 (3.79) (1.69) (0.60) (2.13) (1.79) (1.42) (1.96) (1.60) (1.50) Fdi 0.308 0.355 0.075 0.274** 0.247* 0.193** 0.265** 0.191*** 0.245 (1.35) (1.10) (0.37) (2.08) (2.00) (2.20) (2.46) (3.15) (0.111) Biến cấu trúc urban 0.070 0.407 0.159 0.122 0.054 0.102 0.024 -0.087 (0.39) (1.61) (1.16) (0.88) (0.43) (0.74) (0.20) (-0.69) infrast -0.018*** -0.012** -0.009*** -0.002 -0.008*** -0.002 2.465 (-3.03) (-2.26) (-4.14) (-0.71) (-3.73) (-1.10) (1.30) Biến tự do kinh tế ecfree 6.710*** 1.409 0.683 0.832 (4.03) (0.65) (0.52) (0.90) Biến kinh tếvĩ mô exdeb 5.018*** 4.423*** 0.922 -0.24 (5.32) (4.25) (1.21) (-0.21) Infl -0.010** -0.008** -0.007*** (-2.51) (-2.14) (-4.87) Biến tương tác Fdi*ecfree 0.086 (0.47) Fdi*exdeb 0.027 (0.50) Fdi*infl -0.003*** (-3.13) Obs 60 60 60 60 60 60 60 60 60 S test 0.051 0.009 0.027 0.232 0.205 0.989 0.237 0.964 0.581 AR(1) 0.852 0.820 0.782 0.385 0.762 0.798 0.778 0.828 0.634 AR(2) 0.325 0.469 0.128 0.044 0.196 0.513 0.161 0.558 0.281 Wald (J) 0.000 0.004 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000 0.000

Ghi chú: Các số trong ngoặc đơn bên dưới thể hiện giá trịt value: *** là ý nghĩa thống kê 1%, ** là ý nghĩa thống kê 5%, * là ý nghĩa thống kê 10%. S-test là kiểm định Sargent sử dụng thống kê J (J – statistic) nhằm kiểm định giả thiết H0 - biến công cụ là nội sinh, mô hình phù hợp. AR(1) AR(2) kiểm định tựtương quan của biến công cụ. Kiểm định Wald (J) cho hệ sốđồng thời của các biến độc lập. Các biến công cụđược sử dụng là biến trễ 1, biến trễ 2 và sai phân biến trễ 1.

Ở bảng 4.4 và bảng 4.5, mẫu được chia thành 2 nhóm nước có thu nhập trung

bình cao và thu nhập trung bình thấp, cũng như kết quả của toàn bộ mẫu, kết quả

hồi quy được đánh giá cao vì đạt yêu cầu của các kiểm định, hệ số hồi quy mạnh mẽ và có ý nghĩa trong nhiều trường hợp.

Ở trường hợp của 2 nhóm nước vẫn cho thấy bằng chứng mạnh mẽ của hiệu

ứng hội tụ, tác động không rõ ràng của biến đầu tư trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh những nét tương đồng với kết quả cho toàn bộ mẫu, kết quả cho hồi quy mẫu của 2

nhóm nước cho thấy nhiều sự khác biệt đối lập.

Đầu tiên cần phải kể đến là khác biệt về kết quả của biến tăng trưởng dân số.

Như đã trình bày ở phân tích kết quả hồi quy cho toàn bộ mẫu 20 quốc gia, biến

tăng trưởng dân số thể hiện mối tương quan không rõ ràng với tăng trưởng. Tình

trạng này xảy ra khi xem xét toàn bộ mẫu 20 nước Châu Á, có nghĩa là bỏ qua sự

khác biệt vềtrình độ phát triển của các quốc gia. Các hệ số này chỉcó ý nghĩa thống

kê khi mẫu được chia thành 2 nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và thu nhập

trung bình cao. Từ đó cho thấy mẫu các quốc gia đang phát triển không thực sự

đồng nhất do trình độ phát triển chênh lệch giữa các nước. Ở nhóm nước có thu

nhập bình quân đầu người trung bình cao, tăng trưởng dân số thể hiện mối tương quan dương đối với tăng trưởng, tuy nhiên mức ý nghĩa thống kê tương đối thấp.

Ngược lại, ở nhóm nước có thu nhập bình quân đầu người trung bình thấp, mối quan hệ này lại mang dấu âm với mức ý nghĩa cao. Điều này cho thấy biến động

dân số thực sự có ảnh hưởng đến tăng trưởng. Tuy nhiên tác động này là tích cực

hay tiêu cực còn phụ thuộc vào các đặc điểm nhân khẩu học của dân số như tỷ lệ

sinh - tử, độ tuổi, sự phân bố, trình độ giáo dục… mà biến tăng trưởng dân sốchưa

Strauss và Thomas (1998) cho rằng việc giảm tỷ lệ tỷ vong cùng với việc gia tăng

sức khỏe cho người lao động sẽ đưa đến hiệu quả kinh tế. Bloom và Canning

(2001) và Kalemli-Özcan (2002) cũng tìm thấy bằng chứng ở các nước đang phát

triển rằng giảm tỷ lệ tử vong sẽ góp phần nâng cao trình độ học vấn cũng như tỷ lệ

tiết kiệm và do đó sẽ tăng cường đầu tư cả vốn vật chất lẫn con người. Ngoài giảm tỷ lệ tử vong, Dyson (2010) còn xác định được tốc độtăng trưởng dân số, khảnăng

sinh sản, thay đổi cấu trúc tuổi cũng như mức độđô thị hóa trong dân số cũng ảnh

hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Những luận điểm trên đã giải thích phần nào cho sự

khác biệt vềtác động của tăng trưởng dân sốđến tăng trưởng kinh tế của hai nhóm

nước.

Tiếp theo là sự khác biệt nổi bật về diễn biến mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng. Như thể hiện ở bảng 4.4, đối với các nước có thu nhập trung bình cao, cũng như kết quả của toàn bộ mẫu, FDI thể hiện tương quan dương mạnh mẽ với tăng trưởng ngay từ mô hình cơ bản và dần yếu khi mô hình xuất hiện các biến bất ổn

kinh tếvĩ mô như nợ công và lạm phát. Ngược lại, đối với nhóm nước có thu nhập

trung bình thấp ở bảng 4.5, khi không có tác động của đô thị hoá, trình độ phát triển

cơ sở hạ tầng và tự do kinh tế, FDI hầu như không có tương quan với tăng trưởng. Mối tương quan này chỉ xuất hiện khi biến tự do kinh tếđược đưa vào và dần mạnh mẽ khi mô hình xét đến 2 biến đại diện cho bất ổn kinh tế vĩ mô (nợ công và lạm

phát). Đây là một kết quả thú vị cho thấy tầm quan trọng của chất lượng thể chế và

môi trường kinh tế vĩ mô đối với việc khai thác lợi ích tiềm năng của FDI để góp phần vào tăng trưởng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Đồng thời, quan sát kết quảở mẫu các nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp, chúng ta cũng nhận thấy các biến chất lượng thể chế và kinh tếvĩ mô tác động đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng mạnh mẽhơn mẫu của nhóm nước có thu nhập trung bình cao. Điều này thể hiện rõ rệt ởđộ lớn cũng như mức ý nghĩa

của các biến ecfree, exdeb, infl trong bảng kết quả.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy một điểm thú vị về vai trò của đầu tư trong nước ở kết quả của nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Như đã nhận xét ở kết

quả của toàn bộ mẫu cũng như mẫu các nước có thu nhập trung bình cao, biến đầu

tư trong nước (di) thể hiện tương quan không rõ ràng. Nhưng ở mẫu nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, di lại thể hiện tương quan dương mạnh mẽ ở mô hình cơ

bản cũng như khi có sự bỗ trợ của biến cơ sở hạ tầng (infrast). Lúc này, như đã nói, tương quan của biến fdi là không có ý nghĩa thống kê. Chỉ khi các biến ecfree, exdeb và infl xuất hiện, fdi mới dần thể hiện tương quan mạnh có ý nghĩa nhưng theo sau đó là di dần mất đi ý nghĩa thống kê. Liệu đây có được xem là một dấu

hiệu cho thấy FDI đang lấn áp đầu tư trong nước ở các nước đang phát triển có thu

nhập trung bình thấp không? Muốn trả lời câu hỏi này, những nghiên cứu tiếp theo cần lựa chọn mô hình, các thủ tục kiểm tra, lấy mẫu phù hợp hơn để nghiên cứu cụ

thể về mối quan hệ giữa đầu tư nước ngoài, đầu tư trong nước và tương tác của

chúng đến tăng trưởng kinh tế.

Phần cuối, nghiên cứu tiếp tục đưa vào mô hình biến giả Việt Nam để có những nhận xét khái quát về vấn đề nghiên cứu cho nền kinh tế Việt Nam (Bảng 4.6). Ở mô hình cơ bản (cột 1), biến giả vietnam thể hiện tương quan dương có ý nghĩa với hệ sốtương đối cao 2.329. Mặc dù ý nghĩa thống kê giảm đi hoặc không có ý nghĩa

thống kê ở các cột tiếp theo, hệ số của biến giả vietnam vẫn mang dấu dương không đổi cho thấy kết quả của Việt Nam không mâu thuẫn với kết quả của các quốc gia

đang phát triển có thu nhập trung bình thấp trong cùng khu vực, thậm chí nó còn

cho thấy các tương quan này là mạnh mẽ. Ví dụ như biến giả vietnam tương quan

dương có ý nghĩa ở các cột 4 và 5 cho thấy chất lượng thể chế và tính ổn định kinh tếvĩ mô đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng ở Việt Nam.

Thật vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia đã thực hiện rất nhiều cải cách

cũng như tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong hơn 30 năm qua. Các điểm mốc tiêu biểu như Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực (năm 1988), gia nhập

ASEAN vào tháng 7-1995, ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việ t Nam -

Hoa Kỳ (BTA) vào năm 2000, gia nhập WTO vào tháng 01-2007, tham gia 8 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương . Cụ thể, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN ký các Hiệp định thương mại tự do giữa khối ASEAN với các đối

tác như Trung Quốc vào năm 2004, với Hàn Quốc vào năm 2006, Nhật Bản vào

năm 2008, Ôt-xtrây-lia và Niu Di -lân vào năm 2009, ́n Độ năm 2009. Ngoài ra, ta

đã ký 2 FTA song phương là FTA Việt Nam - Nhật Bản năm 2008 và FTA Việt Nam

- Chi-lê năm 2011. Hiện nay, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia đàm phán 6

FTA khác. Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực chủ động tham gia sâu vào Diễn đàn

Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đã đăng cai năm APEC 2006

và tiến tới sẽ đăng cai APEC năm 2017 với hàng trăm cuộc họp từ cấp chuyên viên đến cấp cao. Quá trình gần 30 năm hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới toàn diện đất nước.

Môi trường đầu tư của Việt Nam cũng tiếp tục được cải thiện. Nhờ chính sách kinh tế linh hoạt cũng như ổn định chính trị, Việt Nam là một trong những nước dẫn

đầu về mức độ hấp dẫn đầu tư trong khối ASEAN. Trong những năm qua, đầu tư

trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn ODA vẫn tiếp tục tăng đều. Số dự án có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được cấp phép tại Việt Nam tính đến tháng 7-2014 lên tới 17.000 dự án với tổng vốn đăng ký là 240 tỷ USD (vốn FDI chỉ tính riêng trong

tháng 9-2014 đã đạt 10 tỷ USD). Khu vực FDI hiện đóng góp trên 18% GDP,

46,3% giá trị sản lượng công nghiệp (ở mức giá hiện hành), và 66,2% giá trị xuất khẩu cảnước, tạo hơn 1,7 triệu việc làm.

Tóm lại, hội nhập quốc tế đã góp phần đào tạo cho Việt Nam có được đội ngũ

nguồn nhân lực có trình độ và năng lực cả về chuyên môn lẫn quản lý , góp phần

thúc đẩy cải cách hành chính, cải cách thể chế kinh tế thị trường, nâng cao vị thế

của Việt Nam trên trường quốc tế. Kết hợp tiến trình hội nhập với việc áp dụng

thành công chính sách ổn định kinh tếvĩ mô, Việt Nam đãđạt được nhiều thành quả

đáng chú ý: Tăng trưởng kinh tế những năm qua được duy trì ở mức tương đối cao và ổn định với mức 5 - 6% trung bình mỗi năm. GDP năm 2013 tăng 5,42%. Tỷ lệ

lạm phát dần bình ổn, giảm từ trên 20% những năm 2010 - 2011 (do áp dụng các

biện pháp kích cầu) xuống còn 6% năm 2013. Năm 2009, Việt Nam đã vượt qua

ngưỡng 1.000 USD thu nhập đầu người để được xếp loại thành “nước có thu nhập

đóng vai trò hết sức quan trọng đối với tăng trưởng nói chung và mối quan hệ giữa

FDI và tăng trưởng nói riêng, không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia

Tóm tắt chương 4

Nhìn chung, FDI thể hiện tương quan mạnh mẽcó ý nghĩa trong hầu hết các hồi

quy. Đối với mẫu 20 quốc gia đang phát triển ở Châu Á, tác động tích cực và quan trọng của FDI tới tăng trưởng vẫn còn khi các yếu tố cấu trúc, thể chế và kinh tế vĩ mô được xem xét trong hồi quy. Điều này phù hợp với ý tưởng vềtác động tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế kém phát triển, nơi mà sự thiếu hụt vốn trong nước có nghĩa là FDI là lựa chọn duy nhất để tăng tỷ lệ của họ tích

lũy vốn. Hơn nữa, sự cải thiện về chất lượng thể chế và sự ổn định kinh tế vĩ mô

trong mẫu này cũng dẫn đến sự gia tăng trong tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua hệ

số tương quan có ý nghĩa của ecfree, exdeb và infl (mô hình 4-7). Mối tương quan

cao giữa lạm phát và nợ nước ngoài (như trong Bảng 4.3) sẽ biện minh cho việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ mối quan hệ giữ FDI và tăng trưởng dưới tác động của các yếu tố chất lượng thể chế và môi trường kinh tế vĩ mô (Trang 59 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)