5. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
5.4. Tăng cường thời gian thực tập, kiến tập cho sinh viên
Theo thông thường các khóa sinh viên đều có thời gian kiến tập là một tháng (đối với sinh viên năm ba) và thời gian thực tập là hai tháng (đối với sinh viên năm tư) tại các nhà xuất bản, đơn vị kiến tập để sinh viên có
thời gian tìm hiểu, trải nghiệm thực tế với nghề nghiệp, đồng thời định hướng được nghề nghiệp tương lai. Tuy nhiên, đối với ngành biên tập xuất bản, nếu thời gian khảo sát nghề chỉ có một, hai tháng thì chưa đủ để sinh viên hiểu hết những vấn đề, công việc của biên tập viên thực tế cần phải làm. Thời gian chỉ đủ để làm quen, chứ chưa thực sự đủ để tự mình trải nghiệm. Vì vậy, theo đánh giá của một vài NXB, đơn vị xuất bản, sinh viên sau đi ra trường đều phải đào tạo lại từ đầu, chưa nắm rõ được quy trình công việc thực tế. Đây có lẽ cúng chính là lý do mà tỉ lệ sinh viên xuất bản ra trường làm đúng chuyên ngành vẫn còn thấp. Vì vậy, tôi muốn đề xuất với Khoa Xuất bản về việc tạo điều kiện cho sinh viên năm thứ ba, thứ tư đại học được trải nghiệm nhiều hơn với nghề biên tập, tăng thời gian kiến tập, thực tập lâu hơn để sinh viên có đủ thời gian trải nghiệm nghề thực tế, chẳng hạn: tối thiểu là hai tháng đối với sinh viên kiến tập năm ba và bốn tháng đối với sinh viên thực tập năm thứ tư. Có thể dàn đều các kỳ hoặc tập trung trong một kỳ. Kiến thức lý thuyết nếu tối giản, lược bớt những môn không thực sự cần thiết và tăng thời gian thực tế nhiều hơn. Nếu xây dựng được chương trình như vậy, sinh viên xuất bản sẽ có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế hơn nữa.
KẾT LUẬN
Gia công biên tập bản thảo dịch cuốn Mặt trời chói sáng của Thương hiệu sách Vibooks là tâm huyết cũng như kết quả học tập cuối cùng của tôi tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Nhờ những kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong bốn năm đại học cùng với sự hỗ trợ từ chị trưởng phòng Vibooks và sự hướng dẫn nhiệt tình từ các anh, chị biên tập viên, các thầy cô trong Khoa Xuất bản, tôi mới có thể hoàn thành sản phẩm tốt nghiệp của mình.
Kế hoạch triển khai cho sinh viên làm sản phẩm tốt nghiệp có giá trị tương đương với khóa luận tốt nghiệp đã được thực hiện từ khóa sinh viên Khóa 35 – Khoa Xuất bản. Vì vậy, nhờ sự đi đầu của các anh, chị khóa trên, khóa sinh viên 36 chúng tôi cũng tiếp bước và phát triển sản phẩm của mình ngày càng phong phú, đa dạng hơn.
Sản phẩm tốt nghiệp gồm 154 trang bản thảo dịch đã biên tập và văn bản yêu cầu vẽ bìa của bản thảo do tôi biên soạn. Sản phẩm này được thực hiện với mong muốn đạt được chất lượng bản thảo cuốn sách Mặt trời chói sáng hoàn thiện nhất, đem đến một cuốn sách có giá trị, được đầu tư biên tập cẩn thận nhằm đáp ứng nhu cầu của độc giả. Tuy có những lúc khó khăn và gặp nhiều vướng mắc trong quá trình làm, nhưng tôi vẫn không nản lòng, cố gắng hết mình vì muốn thực hiện, muốn hoàn thành chương trình học bốn năm bằng chính sức lực của bản thân.
Trong quá trình thực hiện sản phẩm tốt nghiệp, tôi đã rút ra được một số bài học quý báu về tinh thần, thái độ làm việc cũng như kinh nghiệm về phương pháp triển khai sản phẩm tốt nghiệp. Từ đây, tôi cũng đưa ra một số kiến nghị, đề xuất: sinh viên cần sáng tạo hơn trong xây dựng đề tài sản phẩm tốt nghiệp; Khoa Xuất bản cần tăng cường kết nối với các đơn vị xuất bản – truyền thông và xây dựng kênh thông tin phản hồi với các đơn vị hướng dẫn.
khỏi sai sót, tôi rất mong nhận được những góp ý của các thầy cô để hoàn thiện hơn sản phẩm của mình.
Một lần nữa, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của chị Trưởng phòng Thương hiệu sách Vibooks – Biên tập viên hướng dẫn - chị Nguyễn Thị Thùy Linh, giảng viên hướng dẫn của tôi - TS. Vũ Thùy Dương và những nỗ lực tạo điều kiện của phía Khoa Xuất bản để giúp tôi hoàn thiện sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thu Giang (2017), Tìm hiểu công tác biên tập - xuất bản mảng sách văn học dịch tại Công ty cổ phần Văn hóa Đông A, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
2. PGS. TS. Trần Văn Hải (chủ biên) (2007), Lý luận nghiệp vụ xuất bản, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, năm 2007.
3. PGS. TS. Trần Văn Hải (2015), Giáo tình biên tập bản thảo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2015.
4. Nam Hồng (1996), Tiến tới bước đầu nhìn lại nền dịch thuật Việt Nam, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 3-1996, Hà Nội.
5. Nguyễn Thùy Linh (2018), Chương trình phát thanh Sóng trẻ, phát sóng ngày 19/3/2018 trên sóng FM của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Chủ đề “Góc nhìn người trẻ về bà mẹ đơn thân”, Báo cáo tác phẩm tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
6. Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Năng, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội - Đà Nẵng.
7. ThS. Vũ Thị Ngọc Thùy (2015), Giáo trình Biên tập sách dịch, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm 2015.
8. Nguyễn Thị Thùy Trang (2017), Tìm hiểu hoạt động xuất bản sách dịch tại Skybooks - Công ty cổ phẩn văn hóa và truyền thông AZ Việt Nam, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
9. Đào Thanh Tú (2018), Gia công biên tập bản thảo dịch cuốn “Dấn Thân Hành Động” của Công Ty Cổ Phần Sách Alpha, Sản phẩm tốt nghiệp, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội.
PHẦN II
Sản phẩm tốt nghiệp
GỢI Ý THIẾT KẾ BÌA
Bìa 1:
ANTHONY RAY HINTON With LARA LOVE HARDIN
The New York Times Bestseller
THE SUN DOES SHINE
MẶT TRỜI CHÓI SÁNG
Tôi đã tìm thấy cuộc sống và tự do ở khu biệt giam tử tù như thế nào
Bìa 2 (tay gập): Thông tin tác giả
Anthony Ray Hinton đã bị kết án tử hình trong gần 30 năm sau khi bị kết án oan giết hai người ở Birmingham, Alabama 1985. Kháng cáo của ông đã được giúp đỡ bởi Bryan Stevenson và Sáng kiến Tư pháp bình đẳng. Tại đây họ đã dành 16 năm để giúp đỡ cho vụ án của ông. Đến năm 2015, ông được thả tự do sau khi giành chiến thắng trong phiên xử mới khi tòa án không thể chứng minh đầu đạn – vật chứng duy nhất trong phiên tòa đầu tiên – không phải là của ông. Mặt trời chói sáng là cuốn sách đầu tiên của ông.
Bìa 3 (tay gập): Trích dẫn câu nói hay trong sách
“Thế giới không mang đến cho bạn niềm vui, cho nên thế giới không thể mang nó đi được. Bạn có thể để mọi người bước vào cuộc sống của mình thậm chí phá hủy nó, nhưng tôi từ chối để cho bất cứ ai lấy đi niềm an vui của tôi.”
—Anthony Ray Hinton
Bìa 4: Nội dung tóm tắt
Ở tuổi hai mươi chín, Anthony Ray Hinton bị buộc tội cướp của, giết người và bị kết án tử hình vì những tội ác anh không hề gây ra. Điểm chung duy nhất giữa anh và hung thủ thực sự chính là màu da.
Anthony đã dành hai mươi tám năm tiếp theo của cuộc đời chịu cảnh đau đớn giày vò quanh cửa tử, chứng kiến năm mươi tư người đi ngang qua cửa phòng giam của anh đến nơi xử tử, anh biết ngày ấy của mình rồi cũng sẽ đến sớm thôi.
Nhưng câu chuyện đáng kinh ngạc của Anthony là câu chuyện về sự tha thứ, tình bạn và chiến thắng, được đặt giữa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự đói nghèo và một hệ thống tư pháp hình sự không đáng tin cậy. May mắn thay, giống như một phép màu, Hinton chưa bao giờ cho phép mình mất đi hy vọng và đức tin, anh đã đấu tranh, đã chứng minh được mình vô tội và... anh đã sống. Những gì anh từng chứng kiến, cuộc đời và hành trình của anh trở thành nguồn cảm hứng thực sự khó quên. Anthony với sự pha trộn giữa khiếu hài hước bẩm sinh, cảm xúc sâu sắc và cách kể chuyện hấp dẫn lay động lòng người đã trở thành diễn giả đại chúng trác tuyệt, tạo nên ảnh hưởng có thể thay đổi cuộc đời độc giả.
Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN VÀ NHÀ XUẤT BẢN HOẶC DOANH NGHIỆP XUẤT
BẢN PHẨM VỀ KẾT QUẢ, TÍNH KHẢ THI CỦA SẢN PHẨM TỐT NGHIỆP