Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 54 - 56)

6. Kết cấu của luận án

2.3.3Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

Lý thuyết tín hiệu được đề xuất từ các học giả Akerlof (1976) và Spence (1974), theo đó lý thuyết tín hiệu thường được dùng để giải thích hành vi giữa hai bên (có thể

là cá nhân hoặc tổ chức) khi xuất hiện hiện tượng thông tin bất cân xứng. Thông thường, bên phát tín hiệu phải tìm hiểu và lựa chọn các thông tin và cách thức truyền đạt ra bên ngoài thế nào. Đồng thời, bên nhận thông tin cũng cần phải lựa chọn các thông tin cần thiết và cách tiếp nhận thông tin đó thế nào. Theo đó lý thuyết tín hiệu đóng vai trò là nền tảng quan trọng trong các nhánh nghiên cứu chính về quản trị kinh doanh như quản trị chiến lược, khởi nghiệp và quản trị nhân lực.

Lý thuyết tín hiệu được áp dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về khởi nghiệp, các học giảđã xem xét giá trị tín hiệu của các đặc điểm của hội đồng quản trị (Certo, 2003), đặc điểm của đội ngũ quản lý (Lester và cộng sự, 2006), sự hiện diện của nhà

người sáng lập (Busenitz và cộng sự, 2005). Với nhánh nghiên cứu về tài chính cho khởi nghiệp, lý thuyết đã giải thích hoạt động huy động vốn của các các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên các tín hiệu được cung cấp từ phía doanh nghiệp và cách xử lýđón nhận thông tin đó của nhà đầu tư. Lý thuyết tín hiệu cho rằng các nhà sáng lập và nhân viên bên trọng doanh nghiệp nắm rõ hơn về triển vọng phát triển của doanh nghiệp hơn các nhà đầu tư bên ngoài. Các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng tốt và đội ngũ lãnh

đạo xuất sắc vẫn gặp phải khó khăn khi huy động vốn thành công nếu họ không cung cấp các tín hiệu tốt cho nhà đầu tư. Lý thuyết tín hiệu được cho rằng có thể làm giảm bớt khoảng cách về bất cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp, cụ thể những người ra quyết định đầu tư thường tìm kiếm các chỉ số để dự báo các kết quả trong tương lai (Janney và Folta, 2003; Morris, 1987).

Theo lý thuyết tín hiệu, một tín hiệu tốt để dẫn đến các hành động đầu tư của nhà

đầu tư cần thoả mãn hai yếu tố là quan sát được và biết được (Certo, Daily, và Dalton, 2001; Janney và Folta, 2003). Nhà đầu tư sẽ yêu cầu cung cấp các thông tin xác thực về

các tín hiệu này trong quá trình thực hiện đàm phán vềđầu tư (Wright và Robbie, 1998; Harvey và Lusch, 1995). Mặt khác, nhóm sáng lập có thể báo hiệu về tiềm năng tài chính của doanh nghiệp cho các nhà đầu tư thông qua các khoản đầu tư về tiền và kinh nghiệm của chính nhà sáng lập (Leland và Pyle, 1977). Theo đó cam kết của nhà sáng lập đối với doanh nghiệp là sự phản ánh về kiến thức cá nhân của doanh nghiệp bất kể họ có thẳng thắn chia sẻ hay không.

Trong các nghiên cứu về khởi nghiệp, doanh nghiệp có nhiều tín hiệu tin cậy khác nhau có thể rút ngắn thời gian thẩm định của nhà đầu tư. Ví dụ tài sản trí tuệđược bảo hộ như bằng sáng chế, hay nhãn hiệu là tín hiệu tốt báo hiệu tiềm năng phát triển của doanh nghiệp đối với nàh đầu tư (Block và cộng sự, 2014). Hay trình độ học vấn của đội ngũ sáng lập cũng có khả năng thu hút nhà đầu tư (Hallen, 2008) và cả năng lực của đội ngũ sáng lập ban đầu cũng tương tự (Backes-Gellner và Werner, 2007). Bên cạnh đó, vốn xã hội như mạng lưới xã hội của doanh nhân cũng đóng vai trò như một tín hiệu quan trọng cho nhà đầu tư. Mối quan hệ của một chủ thể với chủ thể khác phần nào có thể giải thích được phẩm chất của chủ thể đó (Podolny, 2005). Theo đó, mạng xã hội là một lăng kính có thể phản ánh được phẩm chất của mootj doanh nhân. Ví dụ, khoản đầu tư hiện có từ một quỹđầu tư mạo hiểm, đặc biệt là từ các quỹđầu tư có danh tiếng tốt là một tín hiệu rất quan trọng để thu hút các nhà đầu tư sau đó.

Có nhiều điểm tương đồng rõ ràng với việc tài trợ cho các dự án kinh doanh, và lý thuyết tín hiệu đã được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng và giải thích (Elitzur và Gavious, 2003; Janney và Folta, 2003; Busenitz và cộng sự, 2005; Higgins và Gulati, 2006; Hsu, 2007; Kleer, 2008). Luận án tiếp cận lý thuyết tín hiệu là một lý thuyết nền tảng chính và quan trọng góp phần giải thích hành vi của doanh nhân khởi nghiệp và nhà đầu tư

trong các quyết định của mình liên quan đến huy động và đầu tư vốn tài chính cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 54 - 56)