Lý thuyết mạng lưới xã hội (Social netwwork theory)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 56 - 57)

6. Kết cấu của luận án

2.3.4 Lý thuyết mạng lưới xã hội (Social netwwork theory)

Lý thuyết mạng lưới xã hội là khái niệm thuộc khoa học xã hội để chỉ sự kết nối và mối quan hệ trong một cấu trúc xã hội (Kadushin, 2004). Lý thuyết này xuất hiện từ

cuối thể ký thử 19, với mục đích tìm kiếm nguyên nhân kết nối các chủ thể trong một nhóm hoặc cộng đồng nhất định. Các chủ thể có thể là cá nhân, tổ chức, các nhóm tổ

chức, hay thậm chí là một quốc gia (Norhia và Eccles, 1992). Những mối quan hệ này dựa trên việc trao đổi thông tin, kinh tế hoặc bất cứđiều gì tạo nên cơ sở của mối quan hệ. Lý thuyết này đóng vai trò trong việc truyền tải thông tin, ảnh hưởng của cá nhân kéo theo ảnh hưởng tới hành vi của các chủ thể.

Bên cạnh vai trò là lăng kính để đánh giá phẩm chất của doanh nhân trong tình huống không chắc chắn của môi trường khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp sáng tạo. Mạng xã hội còn đóng vai trò trung gian kết nối các luồng thông tin. Nghiên cứu của Granovetter (1995) phát hiện rằng tỷ lệ thành công rất lớn trong quá trình tìm việc của các nhân viên đó là thông qua mối quan hệ xã hội của họ - “bạn của bạn”. Theo đó, mạng lưới xã hội đóng vai trò là đường dẫn thông tin, chúng hỗ trợ doanh nhân tìm kiếm các nguồn tài nguyên hữu ích cho sự phát triển của doanh nghiệp, và chúng cũng cho phép các chủ nguồn tài nguyên đánh giá các doanh nhân và ra quyết định đầu tư hay không. Bằng cách tương tác này, thông tin đi qua các mạng xã hội giúp làm giảm tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các bên.

Luận án tiếp cận lý thuyết mạng xã hội dưới góc độ trao đổi thông tin giữa các bên trong mạng xã hội. Nhiều nghiên cứu về tài chính cho khởi nghiệp đã phát hiện những phương thức thông tin được lan truyền này có tác động tới kết quả huy động vốn tài chính của doanh nghiệp (Hsu, 2007, Wuebker và cộng sự, 2015). Nghiên cứu của Shane và Cable (2002) nhận thấy rằng các nhà đầu tư có xu hướng ửng hộ nhiều hơn

mỗi quan hệ này tạo điều kiện cho việc tiếp nhận các thông tin cá nhân. Shane và Stuart (2002) nhận thấy rằng các trường đại học định hướng khởi nghiệp có khả năng thương mại hoá công nghệ nếu nhà sáng lập có mối quan hệ sẵn có với các nhà đầu tư thiên thần hoặc quỹđầu tư mạo hiểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)