Cơ sở lập luận về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 57 - 60)

6. Kết cấu của luận án

2.4.1Cơ sở lập luận về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của doanh

nghiệp sáng tạo.

2.4.1 Cơ s lp lun v các yếu tnh hưởng ti hot động huy động vn ca doanh nghip khi nghip sáng to nghip khi nghip sáng to

Dựa vào lý thuyết huy động nguồn lực nhưđã trình bày ở phần trên, có thể thấy rằng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của DNKNST cụ thể là khả năng và mức độ tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài doanh nghiệp đã được các học giả trên thế giới đặc biệt quan tâm và phát triển dưới những góc độ khác nhau như: (i) Vốn tài chính, (ii) Vốn nhân lực, (iii) Vốn xã hội, (iv) Vốn tổ chức của doanh nghiệp đối với hoạt động huy động vốn. Hình 2.1 thể hiện các nhóm nguồn lực của doanh nghiệp khởi nghiệp theo Cough và cộng sự (2018). Khái niệm về vốn tài chính cũng được trình bày ở phần trên của chương này, do đó nội dung này sẽđi phân tích và giới thiệu khái quát về vốn nhân lực, vốn xã hội và một số thuộc về vốn khác của doanh nghiệp, trong đó được gọi là một sốđặc điểm của doanh nghiệp.

Hình 2.1 Các nguồn lực của doanh nghiệp khởi nghiệp

(Nguồn: Cough và cộng sự, 2018) Vốn tài chính •Tài chính cá nhân •Tài chính tổ chức Vốn nhân lực •Vốn nhân lực chung •Vốn nhân lực cụ thể Một sốđặc điểm của DN •Pháp lý •Văn hoá •Tri thức Vốn xã hội •Vốn xã hội của doanh nhân •Vốn xã hội bên trong DN •Vốn xã hội giữa các DN

2.4.1.1 Vốn nhân lực – Human capital

Lý thuyết về vốn nhân lực (Human capital) được phát triển từ quan điểm của Adam (1776) về mối quan hệ giữa sự giàu có và tri thức của một quốc gia. Adam (1776) cho rằng nâng cao vốn nhân lực qua đào tạo và giáo dục sẽ làm gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp từđó dẫn đến sự phát triển của một quốc gia. Phát triển từ quan điểm

đó, Becker (1964) và Schultz (1961) đã đề cập đến vốn nhân lực như là nguồn lực cần thiết để sản xuất hàng hoá cho nền kinh tế và xem nó là một nguồn lực không thể tách rời của tổ chức. Schultz (1961) cho rằng vốn nhân lực cũng giống như các nguồn vốn khác của tổ chức, góp phần nâng cao năng suất và cần được đầu tư vào giáo dục, đào tạo cũng như nâng cao năng lực của nhân viên. Theo Becker (1991), vốn nhân lực chứa

đựng cả yếu tổ chung và cụ thể. Vốn chung của nhân lực bao gồm giới tính, giáo dục, kỹ năng giao tiếp và nền tảng gia đình (Cooper và cộng sự, 1994). Còn vốn nhân lực cụ

thể thường được xem xét đến đó là các phẩm chất của doanh nhân như kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên ngành hay là năng lực kinh doanh (Honig, 1998).

Vốn nhân lực chung bao gồm trình độ giáo dục là yếu tố cốt lõi, năng lực học tập mang đến những kiến thức, kỹ năng cơ bản của một cá nhân. Một số nghiên cứu tho cho thấy, doanh nhân có trình độđại học và sau đại học có khả năng thất bại khi kinh doanh thấp hơn các doanh nhân có trình độ học vấn thấp hơn (Bates, 1985). Tuy nhiên quan

điểm này chưa được ủng hộ rộng rãi, bởi vẫn có các nghiên cứu chỉ ra không có mối quan hệ giữa trình điij học vấn và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp (Davidsson và Honig, 2003, Gimeno và cộng sự, 1997).

Vốn nhân lực cụ thể chính là các năng lực và khả năng của một doanh nhân giúp

điều hành doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Vốn nhân lực cụ thể bao gồm các yếu tố như kỹ năng khởi sự, kinh nghiệm khởi nghiệp, kinh nghiệm làm việc hay kiến thức cụ thể liên quan đến một ngành nghề nhất định (Gimeno và cộng sự, 1997, Cassar, 2004). Kiến thức về ngành cụ thể, có ý nghĩa quan trọng tới sự tồn tại và tăng trưởng của doanh nghiệp. Hay kinh nghiệm làm việc liên quan tới ngành cụ thể có thể giảm rủi ro và sự

không chắc chắn về tính mới của mô hình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp phát triển. Ngoài ra kiến thức cụ thể liên quan đến khách hàng, nhà cung ứng, sản phẩm và dịch cụ cũng là kiến thức giúp cho doanh nghiệp có khả năng tồn tại cao hơn (Ucbasaran và cộng sự, 2006).

Nhìn chung, vốn nhân lực có ảnh hưởng tích cực tới quá trình kinh doanh của doanh nghiệp (Bates, 1990, Dimov và Shepard, 2005, Lee và Jones, 2008). Nghiên cứu của Chandler và Hanks (1998) cho rằng doanh nhân có vốn nhân lực cao hơn có nhu cầu vốn tài chính ít hơn so với doanh nhân có vốn nhân lực thấp hơn. Ngoài ra nghiên cứu của Honjo (2020) cho rằng doanh nhân có kinh nghiệm khửi nghiệp trước đó có khả

năng huy động vốn tốt hơn các doanh nhân chưa từng khởi nghiệp. Do đó, có thể thấy rằng có mối quan hệ nhất định giữa vốn nhân lực và khả năng thu hút vốn tài chính của doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

2.4.1.2 Vốn xã hội – Social capital

Vốn xã hội đã được nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học xã hội khác nhau như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học, và khái niệm và quan điểm khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Khái niệm vốn xã hội bắt nguồn từ các nghiên cứu về cộng đồng và đều được đánh giá là có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được tiếng nói chung về khái niệm của vốn xã hội. Theo Coleman (1988), vốn xã hội là kết quả kế thừa từ các mối quan hệ giữa các đối tượng, giống như

vốn vật chất và vốn nhân lực, vốn xã hội có khả năng sản xuất và đạt được mục đích nhất định (Putnam, 1993). Vì thế vốn xã hội còn được xem là nguồn lực xã hội gắn liền với mạng lưới các mối quan hệ của cá nhân hoặc tổ chức (Bourdieu, 1986; Nahapiet và Ghoshal, 1998). Nghiên cứu của Nahapiet và Ghoshal (1998) cho rằng vốn xã hội là tổng hợp các nguồn lực thực có và tiềm năng xuất phát từ mạng lưới các mối quan hệ

mà cá nhân hoặc tổ chức sở hữu.

Theo đó, vốn xã hội được chia làm ba khía cạnh, đó là về cấu trúc, các mối quan hệ và sự nhận thức của xã hội. Cụ thể, vốn xã hội có cấu trúc đề cập đến mô hình tổng thể của các kết nối (tie-knots) như sự quen biết của các đối tượng (Burt, 1992). Tiếp theo, vốn xã hội mối quan hệ liên quan đến một số liên kết cá nhân đặc biệt, ví dụ như

tình bạn. Cuối cùng, vốn xã hội nhận thức là tập hợp các nguồn lực mà có thểđược nhận thức chung nhưđại diện, diễn giải và hệ thống, ví dụ như thương hiệu hoặc một tín hiệu nào đó được xã hội biết đến (Nahapiet và Ghoshal, 1998). Theo Nahapiet và Ghoshal (1998), mặc dù vốn xã hội không phải là một nguồn tài nguyên mang lại lơi ích trực tiếp, nhưng vốn xã hội giúp làm tăng hiệu quả thông qua việc truyền tải thông tin, tăng cơ

kiện cho việc thúc đẩy hợp tác và hình thành tổ chức sáng tạo (Putnam, 1993). Do đó, vốn xã hội được xem là một tài sản có giá trị của doanh nghiệp.

2.4.1.2 Vốn tổ chức khác – đặc điểm chung của doanh nghiệp

Ngoài ba hình thức vốn chính được nhắc đến ở trên, các nhà nghiên cứu còn chỉ

ra một nhóm nguồn lực còn lại bao gồm hình thức pháp lý của tổ chức, vị trí địa lý và tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh và kết quả huy

động nguồn lực của doanh nghiệp (Hsu và Ziedonis, 2013, Delmar và Shane, 2004). Trong đó tài sản trí tuệđược xem là yếu tố rất mạnh ảnh hưởng tới quyết định đầu tư

của các quỹđầu tư mạo hiểm cũng như các hình thức đầu tư khác. Điều này được xem là một bằng chứng cho tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, mặc dù hiệu quả của nó vẫn tuỳ thuộc vào quy mô mà tài sản trí tuệđó được bảo vệ. Có thể thấy rằng, các đặc điểm của doanh nghiệp vẫn có ý nghĩa quan trọng tới khả năng thu hút các nguồn lực từ bên ngoài của doanh nghiệp.

Luận án dựa trên cơ sở lập luận của lý thuyết dựa trên nguồn lực (Jekins, 1983) và nghiên cứu của Clough và cộng sự (2018) để làm nền tảng phân chia các nhóm yếu tố nguồn lực khác nhau. Từđó đặt nền móng cho các lý thuyết tiếp theo vềảnh hưởng của các nhóm yếu tố nguồn lực về vốn nhân lực, vốn xã hội và vốn tổ chức tới khả năng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam. (Trang 57 - 60)