6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.3. Mục tiêu phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình
Trên cơ sở quan điểm và định hướng phát triển làng nghề, đến năm 2025 tỉnh Thái Bình cần thực hiện các mục tiêu phát triển sau:
Một là, hoàn thành quy hoạch và đưa vào khai thác 49 cụm, công nghiệp làng
nghề.
Hai là, nâng tổng doanh thu trong làng nghề toàn tỉnh lên 15.000 tỷ đồng vào năm 2025, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 30-35 %.
Ba là, phấn đấu giải quyết việc làm hàng năm cho 60.000 lao động nơng thơn
nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 2.500 đến 2.700 USD / năm vào năm
2025.
Bốn là, hạn chế mức độ gia tăng ơ nhiễm, khắc phục tình trạng suy thối và cải thiện chất lượng môi trường, giải quyết một phần cơ bản tình trạng suy thối mơi trường ở các cụm công nghiệp làng nghề với mục tiêu cụ thể: 80 % làng nghề có mơi
trường trong sạch; 100 % các cụm cơng nghiệp LN có hệ thống xử lý chất thải tập trung; 100 % cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có cơng nghệ sạch và có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chấtthải đạt tiêu chuẩn môi trường.
3.4. Khuyến nghị giải pháp hồn thiệnchính sách hỗ trợ phát triển làng nghề của tỉnh Thái Bình
3.3.1. Giải pháp hồn thiện chính sách tài chính tín dụng cho làng nghề
- Hồn thiện chính sách tín dụng ưu đãi hiệu quả, phù hợp với kinh tế thị trường và các cam kết trong hội nhập kinh tế thế giới.
Chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước cần hỗ trợ đúng đối tượng theo quan
điểm thị trường hoá nguồn cung cấp vốn cho tất cả các dự án đầu tư trong nền kinh tế.
Nhà nước chỉhỗtrợ các đối tượng gặp khó khăn khi tiếp cận thị trường tín dụng chính
thức. Đồng thời đưa ra chỉtiêu về sốngười được hưởng lợi từ vốn vay tín dụng ưu đãi
càng lớn thì càng được tạođiều kiện cho vay ưu dãi nhằm sử dụng đúng hướng nguồn vay theo chính sách ưu đãi. Theo đó chính sách tín dụng cần tập trung hỗ trợ tín dụng
cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh chuyển đổi cơ cấu kinh doanh, các
dự án đầu tư cơ sở hạ tầng... và đặc biệt là các dự án SXKD ở các làng nghề theo đúng ngành nghề chính của làng nghề, các dự án về bảo vệ môi trường làng nghề, cơ sở hạ tầng làng nghề ... Nhà nước cần hoạch định chương trình tổng thể hỗ trợ phát triển các
làng nghề trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chính, lấy tín dụng ưu đãi là
cơng cụ hỗ trợđể từ đó có thể hình thành các quỹ tín dụng phục vụ riêng cho các làng
nghề mang tính chun nghiệp và có một số chính sách đặc thù ưu đãi ngồi lãi suất
như: ưu đãi phí dịch vụ, ưu đãi cung cấp ngoại tệ, ưu đãi theo uy tín của khách hàng, đơn giản hoá thủ tục và cung cấp miễn phí thơng tin đến các đối tượng ưu tiên để họ có điều kiện hưởng thụ tín dụng ưu đãi.
- Tăng cường chính sách cải thiện chất lượng thị trường tín dụng để các nhà đầu
tư ở các làng nghề có được lượng vốn cần thiết và chi phí thấp.
Hệ thống ngân hàng cần tiếp tục hiện đại hố mạng lưới cơng nghệ thơng tin nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu tối đa các rủi ro, hạ thấp chi phí dịch vụ ngân hàng và lãi suất. Xây dựng hệ thống đăng ký thế chấp nội mạng toàn quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống hành vi lừa đảo, lạm dụng trong hoạt động thế chấp. Nhà nước cũng cần khuyến khích các hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố các giấy tờ có giá như trái phiếu, chứng chỉ tiến gửi... của các tổ chức tín dụng vì khi đó các tổ chức tín dụng sẽ tiết kiệm thời gian cơng sức quan tâm đến khả năng tài chính của khách hàng mà chỉ cần tập trung đánh giá tình hình tài chính của các đơn vị phát hành. Nhà nước cần khuyến khích các ngân hàng mở rộng hệ thống của mình ở các làng nghề, cho phép các ngân hàng được sử dụng hộ cá thể làm đại lý trong việc cho vay ở cáclàng nghề. Nhà nướccũngcần đa dạng hố các loại hình hoạt động và tổ chức của hệ thống tín dụng, cho phép nhiều thành phần kinh tế
tham gia, đồng thời thể chế hoá các quy định về các loại hình kinh doanh tín dụng. Khuyến khích phát triển các loại quỹ tín dụng, hợp tác xã tín dụng... để đưa vốn về các làng nghề.
- Hồn thiện chính sách hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn cho các hộ SXKD, doanh
nghiệp trong các làng nghề
Do yếu thế về quy mô nên các cơ sở SXKD ở các làng nghề thường khó tiếp cận với vốn, chủ yếu là do không đủ tài sản thế chấp. Nhà nước cần sớm thành lập các quỹ đầu tư phát triển ở các địa phương từ nhiều nguồn vốn khác nhau để giải quyết cho vay đối với các dự án SXKD, đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề và các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên phát triển theo định hướng của địa phương. Tỉnh Thái Bình cần khẩn trương kiện tồn và tăng cường năng lực, đặc biệt là vốn cho Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệpnhỏ và vừa: thơng qua quỹ này các cơ sở SXKD ở các làng
nghề có thể tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng đồng thời cũng chia sẻ rủi ro cho các ngân hàng thương mại. Ngồi việc bảo lãnh tín dụng cịn là nơi cung cấp thông tin, trung gian tổ chức đối thoại để các đối tác hiểu biết lẫn nhau... Bên cạnh đó,Nhà nước cần hồn thiện thể chế nhằm xây dựng và mởrộng hoạt động của các quỹ đầu tưrủi ro,
các công ty kinh doanh và khai thác nợ với các thành phần kinh tế được tham gia quản
lý.
3.3.2. Giải pháp hồn thiện chính sách về đào tạo nguồn nhân lực cho làng nghề
Để khai thác và phát huy cao nhất lao động và năng lực sáng tạo của người lao động trong các làng nghề, các chínhsách cơ chế về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cần tập trung hoàn thiệntheo một số giải pháp cơ bản sau:
- Đổi mới đầu tư nhà nước cho đào tạo người lao động: cần xác định rõ mục tiêu học nghề và hành nghề phù hợp với nhu cầu của các ngành nghề ở các làng nghề. Cấp tỉnh nghiên cứu để thực hiện hệ thống cấp giấy chứng nhận đủ trình độ hành nghề cho người lao động, tách biệt với các chứng chỉ đào tạo trong nhà trường, nhằm đề cao tinh thần lao động chuyên nghiệp trong xã hội nói chung và các làng nghề nói riêng.
Khuyến khích các tổ chức đào tạo trong nước hợp tác đào tạo với tổ chức nước ngoài để nhanh chóng nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà nước cũng cần tài trợ hợp lý cho người đi du học nước ngoài.
- Thành lập và kiện toàn các trung tâm dịch vụ về nguồn nhân lực ở nông thôn để cung cấp thông tin về việc làm cho người lao động giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp với trình độ và khả năng nghề nghiệp của mình, kiểm sốt việc thi hành pháp luật lao động trong các cơ sở SXKD ở làng nghề để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, xây dựng các chương trình và tổ chức đào tạo cho các chủ hộ SXKD, chủ
doanh nghiệp và người lao động. Chính quyền địa phương các cấp cần có sự kết hợptổ chức, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các chủ hộ, chủ doanh nghiệp về văn hoá,
khoa học kỹ thuật, các kiến thức về quản trị doanh nghiệp và thị trường thơng qua các hình thức như: đào tạo tại các trung tâm, mở các lớp tập huấn ngắn hạn, mở các câu lạc bộđể thơng qua đó họ vừa học hỏi kinh nghiệm vừa tìm kiếm bạn hàng, liên doanh
liên kết... Đây là những hình thức cần được tỉnh khuyến khích phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu của các làng nghề trong việc tư vấn, giải quyết những khó khăn ngồi khả năng giải quyết của các doanh nghiệp, thơng qua đó nâng cao kiến thức cho các chủdoanh nghiệp, chủ hộ SXKD ở các làng nghề.
- Chính sách khuyến khích đa dạng hố các hình thức dạy nghề cho người lao động theo nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau trên cơ sở lập kế hoạch về nhu cầu lao động cần được đào tạo trong từng ngành nghề của các làng nghề. Trước tiên cần phải khuyến khích các chủ cơ sở nghề truyền thống tổ chức, thực hiện đào tạo nghề truyền thống cho người lao động. Phát triển các trung tâm dạy nghề tư nhân để tăng số lượng lao động có tay nghề đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển các làng nghề. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các nghệ nhân, thợ giỏi phát huy tối đa năng lực và truyền bá kinh nghiệm để duy trì và phát triển ngành nghề và làng nghề truyền thống. Khuyến khích các nghệ nhân mở các lớp truyền nghề, dạy nghề cho lao động và được thu tiền học của học viên trên nguyên tắc thoả thuận. Tạo điều kiện cho các nghệ nhân tiếp cận những kiến thức tiên tiến để phát triển làng nghề truyền thống phù hợp với xu thế hội nhập.
3.3.3. Giải pháp hồn thiện chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại
- Các Bộ, ngành liên quan và các địa phương cần tăng thêm kinh phí xúc tiến thương mại sản phẩm làng nghề. Tổ chức thường xuyên các hội chợ, triển lãm sản phẩm làng nghề ở các thành phố lớn như đã làm thời gian gần đây nhưng cịn ít, nhằm kích cầu trong nước tiêu dùng sản phẩm làng nghề, đề nghị cho phép hỗ trợ 70% kinh phí xúc tiến thương mại bao gồm chi phí thuê gian hàng, vận chuyển, ăn nghỉ khi tham
gia hỗ trợcho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tham gia hội chợ triển lãm, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề. Đây cũng chính là tạo ra một kênh thực hiện chủ trương của Nhà nước về khuyến khích người Việt Nam dùng hàng Việt Nam; sớm tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm làng nghề. Đồng thời hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ, cửa hàng trung tâm ở địa phương có làng nghề, các trạm nghỉ ven đường quốc lộ ở các điểm du lịch để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề Việt Nam.
- Hồn thiện chính sách xúc tiến thương mại, thơng tin và tiếp thị: Tỉnh cần chú trọng và tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, kinh phí và con người cho các tổ chức xúc tiến thương mại, các trung tâm giới thiệu, quảng bá hàng hoá ở địa phương để đẩy mạnh xúc tiến thương mại đặc biệt là trung tâm xúc tiến thương mại của Sở Công
thương hiện nay. Quy định các cơ chế phối hợp giữa hệ thống xúc tiến thương mại với các hệ thống khuyến khích xúc tiến tư vấn, đầu tư, hệ thống khuyến nông, khuyến lâm... để cung cấp thơng tin và dự báo thị trường trong và ngồi nước đối với những mặt hàng của các làng nghề, các thơng tin về thị hiếu, chính sách thuế, phí thuế, các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá của khách hàng để định hướng sản xuất
cho các làng nghềlàm ra các sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh cao, tìm kiếm, chắp lối bạn hàng, giới thiệu đối tác, quảng cáo triển lãm cho các sản phẩm làng nghề. Xây
dựng và kết nối mạng thông tin giữa các cơ quan xúc tiến thương mại các cấp và các cơ sở lớn ở các làng nghề. Thành lập các điểm thông tin thị trường tại các chợ đầu mối ở nông thôn, các trung tâm sản xuất ngành nghề ở các làng nghề: tiếp tục thực hiện mở rộng đối tượng, hình thức, nâng cao mức hỗ trợ của các hoạt động hội chợ, triển lãm, hội thảo... trong và ngoài nước, các đơn vị, cá nhân tổ chức cũng như các doanh
nghiệp, cơ sở SXKD có sản phẩm tham gia. Nhà nước cũng cần xây dựng cơ chế hỗ trợ về thông tin, đặc biệt là các thông tin về thị trường xuất khẩu trên các kênh cung cấp thơng tin: sách, báo, truyền thanh, truyền hình, Website... cũng như chế độ thưởng cho các tổ chức, cánhân có cơng khai thác thị trường, quảng bá sản phẩm của các làng
nghề. Đồng thời trong khuôn khổ của WTO cần phải có những hỗ trợ về tài chính trong giai đoạn đầu của việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu hàng hoá của doanh
nghiệp.
3.3.4. Giải pháp hồn thiện chính sách bảo vệ mơi trường làng nghề
Chính sách bảo vệ mơi trường ở các làng nghề là một bộ phận cấu thành không thể tách rời hỗ trợ phát triển làng nghề. Một số giải pháp cần được tiếp tục hoàn thiện và triển khai:
- Xây dựng và hồn thiện chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đồng bộ. Ở những nơi sản xuất có chất thải độc hại, nhất thiết phải tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư. Đầu tư chiều sâu để đổi mới công nghệ và xây dựng hệ thống cấp thoát nước trong làng nghề. Cải tạo nhà xưởng, cải tạo môi trường nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả SXKD. Có kế hoạch khai thác sử dụng nguyên liệu tại chỗ. Các làng nghề truyền thống cần có phương án bảo vệ môi trường bằng cách dựa vào nguồn kinh phí địa phương hay sự đóng góp của nhân dân và các cơ sở sản xuất để xâydựng hệ thống xử lý chất thải cho làng mình.
- Tăng cường công tác kiểm tra, bảo vệ mơi trường; khuyến khích các làng nghề, cơ sở sản xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Quy hoạch các khu, cụm làng nghề; đưa các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư…Các cấp, các ngành ở địa phương và Trung ương cần có những bộ phận chuyên trách để theo dõi, giám sát thực thi về mơi trường cho làng nghề. Đồng thời có các biện pháp xử lý thích đáng những cơ sở sản xuất và cá nhân vi phạm luật bảo vệ môi trường. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp nâng cao chất lượng bảo vệ môi trường trong làng nghề. Nhà nước cần cho áp dụng các loại phí và lệ phí theo pháp lệnh nêu trên. Trước hết các văn bản pháp lý hướng dẫn thi hành cần được khẩn trương soạn thảo và đưa ra thực thi đồng bộ để hạn chế, ngăn ngừa các hành vi gây ô nhiễm hay bù đắp chi phí Nhà nước đã bỏ ra để bảo vệ mơi trường.Đó là phí nước thải, rác thải, phí gây ơ nhiễm khơng khí, phí gây tiếng ồn..., phí đánh vào đối tượng thụ hưởng, phí đánh vào sản phẩm trong quá trình sản xuất, sử dụng và sau khi sử dụng có thể gây ơ nhiễm. Số thu được từ phí cần quy định là nguồn thu của quỹ môi trường để hỗ trợ các hoạt động cải thiện môi trường.
3.5. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, em đã cơ bản giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra song bên cạnh kết quả đạt được, em nhận thấy vẫn còn một số nội dung cần được hoàn thiện hơn. Đây cũng là những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu đó là:
Thứ nhất, tổng hợp và rà sốt lại tồn bộ nội dung của từng văn bản chính sách
bộ phận có liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và phát triển ngành nghề nông thôn trên phạm vi toàn quốc và cụ thể tại tỉnh Thái Bình.
Thứ hai, đi sâu vào nghiên cứu một nhóm chính sách cụ thể để đánh giá chính
sách theo các tiêu chí đánh giá chính sách cơng nói chung đồng thời đánh giá chính